Xác định mật độ tế bào bằng phương pháp đếm KL [22] [29] [32]

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng vi sinh vật chế biến xương cá tra thành nguyên liệu thực phẩm giàu calcium và protein (Trang 55 - 56)

Nguyên tắc

Cấy một thể tích xác định mẫu huyền phù VSV lên MT thạch trong đĩa Petri. Sau một khoảng thời gian nuôi cấy, trên bề mặt thạch sẽ xuất hiện các KL có thể quan sát được bằng mắt thường. Đếm số KL mọc trên môi trường (trên cơ sở xem mỗi KL hình thành từ một TB). Dựa vào số khuẩn lạc đếm được, thể tích mẫu đã lấy và hệ số pha loãng ta có thể suy ra số khuẩn lạc trong 1ml mẫu khảo sát ban đầu.

Cách tiến hành

Pha loãng mẫu bằng dung dịch nước muối sinh lý với các độ pha loãng khác nhau: 10-1, 10-2, 10-3, … lắc đều mẫu và dùng pipetman lấy 0,1ml dịch huyền phù cho lên bề mặt thạch trong đĩa Petri. Dùng que gạt vô trùng dàn đều dịch huyền phù trên bề mặt thạch cho đến khi bề mặt thạch khô. Lật úp đĩa thạch vừa cấy và đặt vào tủ ấm. Nuôi cấy ở nhiệt độ phòng trong thời gian từ 48 - 72 giờ.

Với mỗi độ pha loãng tiến hành gieo cấy 3 đĩa Petri, sử dụng 1 pipet vô trùng và 1 que gạt cho mỗi độ pha loãng. Thực hiện cho 3 dung dịch mẫu với các độ pha loãng liên tiếp nhau.

Tính kết quả

Đếm tổng số các KL trên các đĩa Petri. Chọn tất cả các đĩa Petri có từ 25 đến 250 KL. KL đếm trên các đĩa Petri có độ pha loãng khác nhau cần phải tuân theo một quy luật hợp lý: độ pha loãng càng cao thì số KL đếm được trên đĩa Petri phải càng ít. Nếu không hợp lý, cần thực hiện lại các thí nghiệm.

Mật độ tế bào được tính theo công thức:

Trong đó:

M: mật độ tế bào ở các độ pha loãng khác nhau. A: Số khuẩn lạc trung bình/đĩa.

D: Độ pha loãng.

V : Thể tích dịch huyền phù cho vào mỗi đĩa.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng vi sinh vật chế biến xương cá tra thành nguyên liệu thực phẩm giàu calcium và protein (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)