Ảnh hưởng của cơng nghiệp hĩa hiện đại hĩa đến vấn đề lao động và việc

Một phần của tài liệu lao động và việc làm ở huyện nhà bè (thành phố hồ chí minh) trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa (Trang 39 - 41)

việc làm

1.4.3.1. Tác động tích cực

Quá trình CNH - HĐH đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa tất yếu phải phân cơng lại xã hội thích hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Làm cho tỉ trọng và số lượng lao động trong nơng nghiệp giảm dần, tỉ trọng và số lượng lao động cơng nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên.

Sự nghiệp cơng nghiệp hĩa – hiện đại hĩa là sự nghiệp cách mạng của quần chúng, trong đĩ lực lượng cán bộ khoa học và cơng nghệ, khoa học quản lí và cơng nhân lành nghề đĩng vai trị đặc biệt quan trọng. Trong quá trình phát triển địi hỏi phải cĩ đầy đủ nguồn nhân lực về số lượng, đảm bảo về chất lượng và cĩ trình độ cao. Chính vì thế tỉ trọng lao động cĩ trình độ khoa học kĩ thuật cao ngày một tăng và chiếm ưu thế so với lao động giản đơn trong tổng số lao động xã hội.

Bên cạnh đĩ, tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất phi vật chất (dịch vụ) tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất vật chất.

Sự phân cơng lại lao động xã hội hiện nay khơng chỉ được diễn ra theo quy mơ chiều rộng mà cịn phát triển cả theo chiều sâu.

Thực hiện quá trình CNH – HĐH thì việc sử dụng cơng nghệ mới ngày càng mạnh mẽ nĩ sẽ gắn liền với yêu cầu tạo nhiều việc làm và nâng cao chất lượng nhân lực cho lao động của Việt Nam. Việt Nam thực hiện quá trình CNH - HĐH nơng nghiệp nơng thơn, sẽ cĩ một lượng lớn lao động nơng nghiệp, nơng thơn nhàn rỗi, thiếu việc làm tham gia vào hoạt động kinh tế trong các doanh nghiệp, các hộ gia đình, đơn vị kinh doanh cá thể… Điều này đồng nghĩa với mang lại nhiều cơ hội thay đổi cơng việc và tăng thu nhập cho một bộ phận lớn lao động nơng nghiệp hiện nay. Hơn nữa, sự phát triển nhanh chĩng về cơng nghệ và thiết bị sản xuất và các hoạt động trao đổi chuyên gia giữa các nước với Việt Nam sẽ gĩp phần nâng cao trình độ chuyên mơn kĩ thuật của người lao động, tăng tốc độ phát triển kinh tế cả

chiều rộng và chiều sâu từ đĩ gĩp phần nâng cao chất lượng nhân lực, để cĩ thể làm chủ các cơng nghệ và thiết bị tiên tiến.

Việc cơng nghiệp hĩa - hiện đại hĩa sẽ tạo điều kiện và thúc đẩy việc thiết lập cơ cấu lao động theo định hướng thị trường. Đĩ là những lao động cĩ trình độ chuyên mơn kĩ thuật cao. Trong khi những lao động khơng cĩ chuyên mơn kĩ thuật phải được cắt giảm. Đặt nền mĩng cho việc tạo việc làm một cách ổn định và bền vững.

1.4.3.2.Tác động tiêu cực

Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế kém phát triển nên tiềm lực về khoa học và cơng nghệ cịn yếu; trình độ, tay nghề chuyên mơn người lao động chưa cao. Do cơ cấu lại nguồn nhân lực cộng với lao động dơi dư từ các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hố, sẽ tạo ra các áp lực lớn về việc làm cho người lao động. Một bộ phận người lao động trong các doanh nghiệp sẽ mất việc làm do trình độ chuyên mơn khơng đáp ứng được yêu cầu mới đặt ra. Điều này gây tác động xấu về mặt xã hội, làm cho tỉ lệ thất nghiệp tăng lên, người lao động mất việc làm, giảm thu nhập…

Như vậy, để giải quyết vấn đề lao động việc làm thì phải coi con người và đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển giáo dục và đào tạo phải thật sự trở thành quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Phải cĩ quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên nguồn nhân lực, đồng thời phải bố trí sử dụng hợp lí nguồn nhân lực đã được đào tạo...

Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên mơn kĩ thuật, mức độ lành nghề thì các yêu cầu khác về chất lượng nguồn nhân lực đang được đặt ra như những thách thức mới. Đĩ là yêu cầu về ngoại ngữ, tin học, tác phong và văn hố ứng xử cơng nghiệp, hiểu biết về luật pháp và thơng lệ quốc tế… Điều này địi hỏi lao động phải nhanh chĩng học tập những cái mới, cái ưu việt, nhưng cũng cần phải loại bỏ những yếu tố khơng phù hợp và đi ngược lại với đạo đức và văn hố Việt.

Một phần của tài liệu lao động và việc làm ở huyện nhà bè (thành phố hồ chí minh) trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa (Trang 39 - 41)