Những giải pháp thực hiện nâng cấp chuỗi giá trị thát lát cò mở Hậu Giang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá thát lát còm ở tỉnh hậu giang (Trang 67 - 85)

Giang

Để thực hiện được chiến lược “Giảm chi phí và đầu tư công nghệ” nhằm nâng cấp chuỗi giá trị cá thát lát còm tỉnh Hậu Giang, các giải pháp cần được quan tâm:

Người cung cấp đầu vào

- Lựa chọn cá bố mẹ tốt để chọn tạo ra đàn giống tốt, khoẻ mạnh và thực kiểm tra chất lượng con giống trước khi cung cấp cho người nuôi.

- Thực hiện đăng ký chất lượng giống để đảm bảo cung cấp con giống tốt cho người nuôi cá

Sản xuất

- Lựa chọn con giống đã được chuyển mồi, kích cở lớn để góp phần giảm hao hụt trong quá trình nuôi.

- Nuôi cá với mật độ thưa để đảm bảo việc cung cấp mồi cho cá trong quá trình nuôi.

- Liên kết sản xuất đối với những hộ có quy mô nuôi nhỏ lẻ để giảm chi phí về đê bao, chi phí cải tạo, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình thu hoạch và bán sản phẩm (tránh sự ép giá do bán với số lượng ít)

- Phát triển các mô hình đa dạng hoá: nuôi cá thát lát còm kết hợp với các loại cá khác: sặc rằng… để giảm chi phí sản xuất và tăng nguồn doanh thu.

- Hỗ trợ, tập huấn kỹ thuật và trình diễn mô hình nuôi cá thát lát còm có hiệu quả cho những hộ nuôi cá trên địa bàn tỉnh để người nuôi cá học hỏi và nâng cao kỹ thuật sản xuất.

Thị trường

- Khai thác thị trường nội địa (chú ý đến các vai trò phân phối của các siêu thị) và phát triển thị trường xuất khẩu cần chu ý đến thị trường Mỹ và Trung Quốc

- Cung cấp thông tin về thị trường ngành hàng cá thát lát còm, giúp người nuôi định hướng trong sản xuất

Hoạt động hỗ trợ và thúc đẩy chuỗi giá trị

- Việc cạnh tranh giữa các trại giống có thể làm phát sinh tiêu cực trong quá trình sản xuất giống (chỉ quan tâm số lượng để hạ giá bán, không quan tâm đến chất lượng). Do đó, Chi cục thuỷ sản nên tăng cường công tác quản lý chất lượng con giống tại các cơ sở sản xuất con giống;

- Thành lập, kêu gọi đầu tư nhà máy chế biến xuất khẩu cá thát lát còm để tạo nơi tiêu thụ ổn định cho người nuôi cá, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ và ổn định giá bán cá thát lát còm cho người nuôi cá tại Hậu Giang;

- Xúc tiến xây dựng thương hiệu cá thát lát còm Hậu Giang; hỗ trợ nông dân hay các doanh nghiệp tiếp cận với các công ty chế biến xuất khẩu trên địa bàn tỉnh;

- Quy hoạch vùng nuôi cá thát lát còm, trong quá trình quy hoạch cần chú ý đến yếu tố cung cầu để đảm bảo lượng cá nguyên liệu sản xuất ra không vượt nhu cầu tiêu thụ;

- Tăng cường công tác chuyển giao kỹ thuật sản xuất theo quy trình GAP để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu;

- Bên cạnh việc thành lập nhà máy chế biến xuất khẩu và quy hoạch vùng nguyên liệu, việc nghiên cứu xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản, trong đó có chế biến thức ăn cho cá thát lát còm là rất cần thiết khi nguồn cá tự nhiên đang ngày càng giảm;

- Phát triển các mô hình kinh tế hợp tác: Chi cục Hợp tác xã phối hợp với các ngành có liên quan như: Hội nông dân, CLB Thuỷ sản… thành lập nên

nhóm cộng đồng cùng mục tiêu để việc sản xuất mang lại hiệu quả hơn, trong đó cần chú ý đến sự tham gia của người nghèo, ít đất.

- Tranh thủ nhiều nguồn vốn tín dụng của các tổ chức Nhà nước, Ngân hàng và từ các chương trình dự án trung ương và địa phương để hỗ trợ người nuôi cá, đặc biệt trong khâu mua con giống và thức ăn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

- Mô hình nuôi cá thát lát còm thích hợp phát triển trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Những hộ nuôi cá có thể tận dụng nguồn lao động gia đình, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên.

- Nuôi cá thát lát còm là mô hình mới đã thu hút được nhiều đối tượng tham gia (kể cả đối tượng hộ nghèo, ít đất) với mô hình sản xuất đa dạng (nuôi ao, nuôi ruộng, nuôi vèo) đã góp phần làm tăng doanh thu của nông hộ;

- Nuôi cá thát lát còm ít rủi ro, dễ nuôi và giá bán cao hơn so với các loại các đồng khác

- Đối với 2 chuỗi giá trị trị cá thịt nguyên con và chả cá, lợi nhuận của nông dân/1kg sản phẩm chiếm tỷ trọng cao, nhưng do sản xuất nhỏ lẻ, chưa ứng dụng kỹ thuật và liên kết nên lợi nhuận chưa cao, chưa góp phần đáng kể vào việc cải thiện doanh thu của nông hộ. Trong 2 chuỗi sản phẩm trên, cần đẩy mạnh phát triển chuỗi giá trị chả cá tạo cơ hội mở rộng sản xuất. Đồng thời việc cắt giảm chi phí và đầu tư công nghệ gắn liền với phát triển thị trường là vấn đề quan trọng cần giải quyết để phát triển chuỗi giá trị cá thát lát còm.

- Kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị thát lát còm cũng cho thấy, mô hình nuôi cá thát lát còm là mô hình mới nên chưa hình thành nên thị trường tiêu thụ như các loại sản phẩm nông nghiệp khác hiện nay. Việc tiêu thụ cá thát lát còm chủ yếu thông qua người bán sỉ tại chợ đầu mối, chưa có công ty chế biến để xuất khẩu sản phẩm này. Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng mô hình nuôi thát lát còm tại Hậu Giang.

- Chiến lược giảm chi phí và đầu tư công nghệ (nhà máy chế biến) là chiến lược phù hợp để phát triển mô hình nuôi cá thát lát còm tại Hậu Giang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để chiến lược “Giảm chi phí và đầu tư công nghệ” và mô hình nuôi cá thát lát còm được phát triển, nhóm nghiên cứu có một số kiến nghị sau:

- Chi cục Thuỷ sản và các ban ngành có liên quan hỗ trợ kỹ thuật sản xuất cho người nuôi cá để người nuôi cá đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật, gia tăng sản lượng; thí nghiệm và mở rộng trình diễn những mô nuôi ghép với những loại cá khác để giảm chi phí nhằm để cạnh tranh với cá đánh bắt từ Biển Hồ và những nơi khác;

- Quy hoạch vùng sản xuất cá thát lát còm và việc quy hoạch mở rộng diện tích nên thực hiện đồng bộ với việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến xuất khẩu và nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản nhằm đảm bảo có nguyên liệu để sản xuất và sản phẩm có nơi tiêu thụ. Bên cạnh đó cần chú ý đến yếu tố cung cầu thị trường;

- Xây dựng thương hiệu cá thát còm, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức, câu lạc bộ tiếp cận với các siêu thị, công ty chế biến và các tổ chức thu mua khác để nhiều người tiêu dùng biết đến thương hiệu thát lát còm, đồng thời giúp người nuôi cá chủ động hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm;

- Thực hiện liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi thông qua hợp đồng mua bán thuỷ sản dưới hỗ trợ của các nhà hỗ trợ để nâng cấp chuỗi giá trị;

- Các ban ngành có liên quan chỉ đạo, khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản tham gia vào việc chế biến, tìm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước để ngành hàng cá thát lát còm phát triển trong thời gian tới.

1. Chi cục Thủy Sản Hậu Giang,2007. Báo cáo tổng kết năm 2007 và kế hoạch hoạt động năm 2008.

2. Cục thống kê tỉnh Hậu Giang,2006- 2007. Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang. 3. Dương Ngọc Thành, Nguyễn Phú Son,...2007. Quản lý chuỗi cung ứng ngành

hàng hoa cắt cành tại Việt Nam và Philippines

4. Lê Ngọc Diện, Mai Văn Thành, Lê Bá Trường Sơn, Trịnh Thu Phương, 2004. Nghiên cứu ương giống và nuôi cá thát lát thương phẩm

5. Lê Xuân Sinh, 2005. Giáo trình môn học kinh tế thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ (Lưu hành nội bộ).

6. Nguyễn Phú Son, Nguyễn Mỹ Hằng, Nguyễn Thị Thu An, 2007. Thị trường heo và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường của người nghèo vùng nông thôn và vùng ngoại thành thành phố Cần Thơ

7. Phòng Nông Nghiệp các huyện, thị xã trong tỉnh, 2007. Báo cáo tổng kết năm 2007 và kế hoạch hoạt động năm 2008.

8. Quy hoạch Phát triển Nông nghiệp & PTNT giai đoạn 2006-2010, định hướng 2020 tỉnh Hậu Giang.

9. Sở Nông Nghiệp Hậu Giang, 2007. Báo cáo tổng kết năm 2007 và kế hoạch hoạt động năm 2008.

10. Trung tâm khuyến nông Hậu Giang, 2007. Báo cáo tổng kết năm 2007 và kế hoạch hoạt động năm 2008.

11. Võ Thị Thanh Lộc, 2008. Phân tích chuỗi giá trị tôm ở đồng bằng sông Cửu Long và so sánh với Thái Lan

12. Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Phú Son, Phạm Hải Bửu, 2008. Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng bò ở Trà Vinh

PHỤ LỤC

CỦA 3 MÔ HÌNH NUÔI CÁ THÁT LÁT CÒM

1. HIỆU QUẢ KINH TẾ

Kết quả phân tích bảng 1 cho thấy:

- Tổng sản lượng của 95 hộ là 96.820 kg/vụ, trong đó nuôi ao 84.410 kg/vụ, nuôi ruộng 5.600 kg/vụ và nuôi vèo 6.700 kg/vụ.

- Tổng doanh thu của 95 hộ là 3.766.371.000 đ/vụ, trong đó doanh thu cao nhất là nuôi ao 3.293.015.000 đ/vụ, kế đến là nuôi vèo 266.486.000 đ/vụ và thấp nhất là nuôi ruộng 206.870.000 đ/vụ.

- Tổng chi phí của 95 hộ là 2.671.284.500 đ/vụ, trong đó chi phí nuôi cao nhất là mô hình nuôi ao 2.415.777.500 đ/vụ, kế đến là mô hình nuôi vèo 194.317.000 đ/vụ và thấp nhất là mô hình nuôi ruộng 61.190.000 đ/vụ.

- Tổng lợi nhuận của 95 hộ là 1.095.086.500 đ/vụ, trong đó lợi nhuận nuôi ao là 877.237.500 đ/vụ, nuôi ruộng là 145.680.000 đ/vụ và nuôi vèo 72.169.000 đ/vụ. - Tổng doanh thu/ha của 95 hộ là 268.126.360 đ/ha, trong đó nuôi ao là 551.852.620 đ/ha, nuôi ruộng là 25.698.130 đ/ha và nuôi vèo là 8.942.483.220 đ/ha.

- Tổng chi phí/ha của 95 hộ là 190.167.610 đ/ha, trong đó nuôi ao là 404.842.720 đ/ha, nuôi ruộng là 7.601.240 đ/ha và nuôi vèo là 6.520.704.690đ/ha.

- Lợi nhuận/ha của 95 hộ là 77.958.750 đ/ha; trong đó cao nhất là mô hình nuôi vèo 2.421.778.530 đ/ha, kế dến là nuôi ao 147.009.900 đ/ha và thấp nhất là nuôi ruộng 18.096.890 đ/ha.

- Tỷ suất đầu tư của 95 hộ nuôi thát lát còm/vụ là 1,41; nhìn chung 3 mô hình nuôi cá đều có tỷ suất đầu tư lớn hơn 1, cao nhất là mô hình nuôi ruộng (1 đồng đầu tư thu về 3,38 đồng doanh thu/vụ), kế đến là mô hình nuôi vèo (1 đồng đầu tư thu về 1,37 đồng doanh thu/vụ) và thấp nhất là mô hình nuôi ao (1 đồng đầu tư thu về 1,36 đồng doanh thu/vụ). Tỷ suất đầu tư của mô hình nuôi ruộng cao nhất, cao gấp 2,48 lần nuôi ao và cao gấp 2,46 lần nuôi vèo.

Bảng 1: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận và tỷ suất đầu tư của 3 mô hình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ số Đvt 95 hộ Nuôi ao Nuôi ruộng Nuôi vèo

Tổng diện tích Ha 14.0470 5.9672 8.0500 0.0298 Tổng sản lượng kg/vụ 96.820 84.410 5.600 6.700 Tổng doanh thu 1.000 đ/vụ 3.766.371,00 3.293.015,00 206.870,00 266.486,00 Tổng chi phí 1.000 đ/vụ 2.671.284,50 2.415.777,50 61.190,00 194.317,00 Tổng lợi nhuận 1.000 đ/vụ 1.095.086,50 877.237,50 145.680,00 72.169,00 Tổng DT/Ha 1.000 đ/ha 268.126,36 551.852,62 25.698,13 8.942.483,22 Tổng CP/Ha 1.000 đ/ha 190.167,61 404.842,72 7.601,24 6.520.704,69

Lợi nhuận/ha 1.000 đ/ha 77.958,75 147.009,90 18.096,89 2.421.778,53

Tỷ suất đầu tư 1,41 1,36 3,38 1,37

Nguồn: kết quả khảo sát năm 2008

So sánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận của 3 mô hình qua phép thử Duncan (So sánh/m2)

Kết quả phân tích bảng 2 cho thấy:

- Doanh thu trung bình của mô hình nuôi ao, nuôi ruộng và nuôi vèo có sự khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 1% qua kiểm định F. Cụ thể, doanh thu trung bình của nuôi ao 68.720 đ/m2, nuôi ruộng là 5.390 đ/m2, tuy nhiên doanh thu của 2 mô hình này qua phép thử Duncan ở mức ý nghĩa 1% thì không có sự khác biệt. Doanh thu nuôi vèo là 1.059.050 đ/m2 cao gấp 15,41 lần so với nuôi ao và cao gấp 196,48 lần so với nuôi ruộng (khác biệt ở mức ý nghĩa 1% qua phép thử Duncan). Doanh thu nuôi vèo cao nhất.

- Chi phí trung bình của mô hình nuôi ao, nuôi ruộng và nuôi vèo có sự khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 1% qua kiểm định F. Cụ thể, chi phí trung bình của nuôi ao 53.040 đ/m2, nuôi ruộng là 1.500 đ/m2 ; tuy nhiên, chi phí của 2 mô hình này qua phép thử Duncan ở

mức ý nghĩa 1% thì không có sự khác biệt. Chi phí nuôi vèo là 829.360 đ/m2 cao gấp 15,64 lần so với nuôi ao và cao gấp 552,90 lần so với nuôi ruộng (khác biệt ở mức ý nghĩa 1% qua phép thử Duncan). Cho thấy chi phí nuôi ruộng thấp nhất.

- Lợi nhuận trung bình của mô hình nuôi ao, nuôi ruộng và nuôi vèo có sự khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 1% qua kiểm định F. Cụ thể, lợi nhuận trung bình của nuôi ao 15.580 đ/m2, nuôi ruộng là 3.880 đ/m2 ; tuy nhiên, lợi nhuận của 2 mô hình này qua phép thử Duncan ở mức ý nghĩa 1% thì không có sự khác biệt. Lợi nhuận nuôi vèo là 229.680 đ/m2

cao gấp 14,74 lần so với nuôi ao và cao gấp 59,19 lần so với nuôi ruộng (khác biệt ở mức ý nghĩa 1% qua phép thử Duncan). Lợi nhuận nuôi vèo cao nhất.

- Lợi nhuận/doanh thu của mô hình nuôi ao, nuôi ruộng và nuôi vèo có sự khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 5% qua kiểm định F. Cụ thể, lợi nhuận/doanh thu của nuôi ao 0,12 ; nuôi vèo là 0,10; tuy nhiên, lợi nhuận/doanh thu của 2 mô hình này qua phép thử Duncan ở mức ý nghĩa 5% thì không có sự khác biệt. Lợi nhuận/doanh thu nuôi ruộng là 0,62 cao gấp 5,16 lần so với nuôi ao và cao gấp 6,20 lần so với nuôi vèo (khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan). Lợi nhuận/doanh thu nuôi ruộng cao nhất.

Bảng 2: So sánh chi phí, doanh thu, lợi nhuận của 3 mô hình

Khoản mục Đvt Nuôi ao Nuôi ruộng Nuôi

vèo

Kiểm định F

Số hộ Hộ 75 9 11

Doanh thu 1.000/m2 68.72b 5.39b 1059.05a 61.95***

Chi phí không tính LĐGĐ 1.000/m2 53.04b 1.50b 829.36a 81.66***

Lợi nhuận 1.000/m2 15.68b 3.88b 229.68a 10.76***

Lợi nhuận/doanh thu 0.12b 0.62a 0.10b 6.15**

Lợi nhuận/chi phí 0.50b 2.70a 0.26b 6.71**

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2008

Chú thích :

Trong cùng một hàng, những số có cùng chữ số kèm theo giống nhau không khác biệt ý nghĩa ở mức độ 1% và 5 % qua phép thử Duncan, ns = không khác biệt;

- Lợi nhuận/chi phí của mô hình nuôi ao, nuôi ruộng và nuôi vèo có sự khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 5% qua kiểm định F. Cụ thể, lợi nhuận/chi phí của nuôi ao 0,5; nuôi vèo là 0,26; tuy nhiên, lợi nhuận/chi phí của 2 mô hình này qua phép thử Duncan ở mức ý nghĩa 5% thì không có sự khác biệt. Lợi nhuận/chi phí nuôi ruộng là 2,70 cao gấp 5,4 lần so với nuôi ao và cao gấp 10,38 lần so với nuôi vèo (khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan). Lợi nhuận/chi phí nuôi ruộng cao nhất.

Tóm lại, qua phân tích hiệu quả tài chính của các mô hình cho thấy:

- Lợi nhuận của mô hình nuôi ruộng là 3.880 đ/m2 (nhưng do diện tích bình quân/hộ là 8.944,44 m2, do đó lợi nhuận của mô hình nuôi ruộng là 16.186.660 đ/hộ/vụ). Nên nhân

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá thát lát còm ở tỉnh hậu giang (Trang 67 - 85)