3.4.3.1. Đối với chuỗi giá trị cá thịt
Doanh thu bình quân của người nuôi cá trung bình 38,57 triệu đồng/hộ, nhưng giá trị này chỉ chiếm 1,1% so với tổng doanh thu của chuỗi và thấp hơn rất nhiều so với thương lái (1.285,83 triệu đồng – chiếm 37,09% tổng doanh thu chuỗi) và bán sỉ (2.142 triệu đồng – chiếm 61,79% tổng doanh thu chuỗi)
Giá trị gia tăng thuần/kg của người nuôi cá chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng lợi nhuận của chuỗi (2.409 đồng – chiếm 59,79%) và người bán sỉ có lợi nhuận/kg thấp nhất (805 đồng/kg – chiếm 19,98%). Tuy nhiên, tổng lợi nhuận của hộ nuôi cá đạt được 2,46 triệu đồng (5,63% tổng lợi nhuận của chuỗi) thấp hơn so với thương lái (26,30 triệu đồng, chiếm 29,86% tổng lợi nhuận) và người bán sỉ (38,97 triệu đồng, chiếm 64,53% tổng lợi nhuận chuỗi)
Bảng 3.14: Phân tích tổng hợp toàn chuỗi cá thịt
1. Sản lượng TLC phân phối theo chuỗi
(tấn) 96,82 96,82 96,82
2. Giá bán (đ/kg) 37.842 39.842 44.247
3. Tổng doanh thu (triệu đồng/hộ) 38,57 1.285,83 2.142,00 3.466,40
4. % Tổng doanh thu 1,11 37,09 61,79 100
5. Giá trị gia tăng thuần (đ/kg) 2.409 815 805 4.029
6. % Giá trị gia tăng thuần/kg 59,79 20,23 19,98 100,00 7. Tổng lợi nhuận (triệu đồng/hộ) 2,46 26,30 38,97
8. Giá trị lao động (đ/kg) 5.445 500 500 6.445
9. % Giá trị lao động 84,48 7,76 7,76 100
Để nuôi trồng được 1 kg cá thịt, người nuôi cá phải bỏ ra lượng công lao động có giá trị 5.445 đồng (chiếm 84,48% tổng giá trị lao động đầu tư của chuỗi) cao hơn rất nhiều so với lao động đầu tư của thương lái và người bán sỉ (500 đồng – 7,76% tổng giá trị lao động đầu tư
3.4.3.2. Đối với chuỗi giá trị chả cá
Kết quả phân tích tổng hợp của chuỗi giá trị chả cá được trình bày trong bảng 3.15. Qua bảng 3.15 ta thấy, về giá trị gia tăng, lợi nhuận và giá trị lao động của sản phẩm chả cá đều cao hơn so với chuỗi cá thịt.
Bảng 3.15: Phân tích tổng hợp toàn chuỗi chả cá Tác nhân
Chỉ tiêu Nông dân Thương lái Bán sỉ Tổng cộng
1. Tổng sản lượng phân phối theo
chuỗi (tấn) 42,1 42,1 21,05
2. Giá bán (đ/kg) 87.037 91.637 110.000
3. Tổng thu (triệu đồng/hộ) 38,57 1.285,97 2.315,50 3.640,04
4. % Tổng thu 1,06 35,33 63,61 100
5. Giá trị gia tăng thuần (đ/kg) 5.541 1.955 9.003 16.499,00
6. % Giá trị gia tăng thuần/kg 33,58 11,85 54,57 100
7. Tổng lợi nhuận (triệu đồng/hộ) 2,46 27,44 94,76
8. Giá trị lao động (đ/kg) 12.523,50 1.150 1.150 14.823,50
9. % Giá trị lao động 84,48 7,76 7,76 100
Nguồn: Kết quả điều tra năm 2008
Riêng về tổng doanh thu được tạo ra từ kênh chả cá là 3.640 triệu đồng. Trong đó, doanh thu của nông dân và thương lái không thay đổi so với kênh cá thịt nhưng tỷ lệ doanh thu của 2 tác nhân này chiếm tỷ lệ lần lượt là 1,06% và 35,33%; riêng đối với người bán sỉ/lẻ, tổng doanh thu là 2.315,5 triệu đồng chiếm 63,61% tổng doanh thu toàn chuỗi.
Tóm lại, qua kết quả phân tích kinh tế chuỗi giá trị thát lát còm ở Hậu Giang ta thấy:
- Thát lát còm là loại thuỷ sản mới phát triển gần đây nên thị trường của thát lát còm chỉ dừng lại ở việc tiêu dùng nội địa với 2 dạng sản phẩm: chả cá và cá nguyên con thông qua người bán sỉ. Do đó, hoạt động thị trường phụ thuộc nhiều vào người bán sỉ và hiện tại chưa có thị trường xuất khẩu đối với loại thuỷ sản này nên vấn đề mở rộng sản xuất cần phải cân nhắc đến hoạt động thị trường;
- Tuy tỷ lệ lợi nhuận của nông dân cao nhất so với các tác nhân khác (tính trên 1kg sản phẩm) nhưng do sản xuất nhỏ lẻ, kỹ thuật hạn chế… nên doanh thu bình quân/hộ thấp, do đó vấn đề cải thiện doanh thu của nông dân chậm và gặp nhiều khó khăn và cần có giải pháp để cải thiện tình trạng này;
- Hoạt động nuôi cá thu hút được lao động nhàn rỗi trong gia đình, người nuôi cá có thể tận dụng được lao động gia đình để tạo thêm doanh thu. Bên cạnh đó, đối với thương lái và người bán sỉ tham gia vào chuỗi giá trị và tạo cơ hội cho nhiều người lao động tham gia vào chuỗi.
- Đối với 2 loại sản phẩm là cá thịt nguyên con và chả cá, giá trị gia tăng, lợi nhuận đối với sản phẩm chả cá cao hơn và nếu thị trường của sản phẩm này được mở rộng thì càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đầu ra của người nông dân. Do đó, vấn đề chế biến để tạo giá trị gia tăng cho cá thát lát còm là một trong những vấn đề quan trọng cần thực hiện để nâng cấp chuỗi giá trị cá thát lát còm.