Kế hoạch nhóm hoạt động

Một phần của tài liệu Thiết kế tình huống dạy học hình học ở trường Trung học phổ thông theo định hưởng phát triển năng lực cho học sinh (Trang 98 - 102)

- HĐ nhóm: giải bài tập số 3, trang 25, SGK Hình học 12.

4.3.3. Kế hoạch nhóm hoạt động

PHIẾU THEO DÕI HOẠT ĐỘNG NHÓM

Tên nhóm: ………. Thứ tự Họ và tên Nhiệm vụ trong nhóm

1 2 3

4.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm và lấy ý kiến tổ chuyên môn a. Thực nghiệm sư phạm a. Thực nghiệm sư phạm

• Địa điểm: Trường THPT Đông Hiếu. Năm học 2014 - 2015

•Tiến hành lựa chọn cặp lớp thực nghiệm - đối chứng với yêu cầu có học lực môn Toán tương đương nhau.

• Cùng GV đứng lớp thực nghiệm THDH lần 1 tại lớp 12c3, lên lớp, sau đó lấy ý kiến GV trong tổ chuyên môn, kết hợp kết quả khảo sát HS lớp đã thực nghiệm với lớp đối chứng 12c4 để rút kinh nghiệm, chỉnh sửa, hoàn thiện THDH. Học lực Lớp Trung bình Khá Thực nghiệm 12c3 12c1 Đối chứng 12c4 12c2

•Tiếp tục thực nghiệm lần 2 tại lớp 12c1, đối chứng với lớp 12c2 về kết quả khảo sát HS để kiểm chứng tính hiệu quả, thiết thực của THDH.

• Nội dung khảo sát, điều tra:

TT Nội dung Kí hiệu 1 Thể tích khối tứ diện đều cạnh a là bao nhiêu? ND1 2 Khi tính thể tích khối tứ diện cần lưu ý điều gì? ND2 3 Có thể tính thể tích khối tứ diện thông qua khối

hộp không? Nếu có, cho ví dụ?

ND3 4 Nêu quy trình tính thể tích khối chóp? ND4

• Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũng như nắm bắt phương pháp giải toán thể tích khối đa diện.

TT Trả lời ND1 V = 12 2 3 a ND2

1) Lựa chọn đỉnh và đáy tương ứng sao cho việc xác định chiều cao và diện tích đáy đơn giản nhất.

2) Nếu tính trực tiếp khó khăn thì có thể dùng tỉ số thể tích qua đa diện trung gian.

ND3

Có V = V

ND4

1) Cách 1:

Bước 1: Xác định chiều cao h; Bước 2: Xác định diện tích đáy S;

Bước 3: Áp dụng công thức tính thể tích V S.h

31 1

=

2) Cách 2:

Bước 1: Thiết kế khối đa diện trung gian có liên hệ về thể tích với khối đa diện cần tính;

Bước 2: Tính thể tích khối đa diện trung gian; Bước 3: Suy ra thể tích khối đa diện cần tính.

• Thống kê kết quả khảo sát

Chú thích: A: Xuất sắc (mức trả lời tối đa)

B: Đạt (trả lời 50% cho câu có trên một phương án) C: Chưa đạt (các trường hợp còn lại)

Lưu ý kết quả trên, lớp thực nghiệm dạy theo THDH đã thiết kế còn lớp đối chứng dạy theo giáo án truyền thống, thứ tự các bài tập theo SGK.

Kết quả ĐG NL trong quá trình thực nghiệm THDH

NL Lớp Cao (8-10 điểm) Trung bình (5-7 điểm) Thấp (< 5 điểm) 12c3 22% 67% 11% 12c1 42,5% 52.5% 5% Lưu ý:

ĐG NL dựa trên kết quả của phiếu ĐG HĐ cá nhân và ĐG của GV về cá nhân đó; tự ĐG cá nhân chỉ sử dụng để làm xúc tác cho cá nhân đó ở các HĐ tiếp theo. Căn cứ xếp loại NL: Tính điểm ở các phiếu ĐG HĐ cá nhân và ĐG của GV về cá nhân đó (nếu có).

•Phân tích

Trong quá trình DH, HS được thực nghiệm giáo án mới tỏ ra tích cực, hiểu bài hơn, lượng bài tập truyền tải được nhiều hơn. ĐG kết quả khảo sát cho thấy HS được thực nghiệm THDH giải toán thể tích KĐD nắm kiến thức, phương pháp giải toán thể tích KĐD tốt hơn lớp đối chứng, ngoài ra các NL

Nội ND1 (%) ND2 (%) ND3 (%) ND4 (%) A ( B A ( B ( C A ( B ( C A ( B ( C 12c3 (35HS) 100 56 30 14 83 11 6 64 33 3 12c4 (36HS) 94 6 22 61 17 36 36 28 14 80 6 12c1 (36HS) 100 64 31 5 82 15 3 72 25 3 12c2 (40HS) 100 48 42 10 45 35 20 33 62 5

chung, cốt lõi; đặc biệt NL giải quyết vấn đề thực tiễn cũng thể hiện cao hơn rõ nét. Chứng tỏ THDH này có cơ sở khoa học và tực tiễn.

b. Ý kiến tổ chuyên môn

Sau khi thiết kế hoàn thiện kịch bản và dạy thực nghiệm tại trường THPT Đông Hiếu, họp rút kinh nghiệm và lấy ý kiến của tổ chuyên môn. Kết quả có trên 90% ý kiến xác nhận THDH có ý tưởng, quy trình và tính thực tiễn hiệu quả từ mức khá trở lên như sau:

Nội dung Mức độ Ý tưởng cho các hoạt động Quy trình DH bài tập Tính hiệu quả, thực tiễn Tốt 60% 60% 46% Khá 40% 33% 47% Chưa đạt 0% 7% 7% 4.5. Kết luận chương 4

THDH trên được thiết kế cho thời lượng 90 phút lên lớp DH giải bài tập khối đa diện, gồm 6 bài tập SGK CT chuẩn và một bài toán vận dụng Toán học vào thực tiễn. Thiết kế có chủ ý phân dạng toán về phương pháp, vừa tổng hợp được hết các dạng toán cơ bản SGK đề ra, vừa nâng cao mặt phương pháp để vận dụng nhiều cách giải cho mỗi bài, linh hoạt trong bài toán thực tiễn cuộc sống. Chính vì vậy, bài giải tăng lên cả chất lượng và số lượng. HS được luyện kĩ, sâu; có cách giải giảm tải trừu tượng cho đối tượng HS trung bình và nâng cao cho HS khá giỏi. HS được điều động bằng nhiều tình huống, khi HĐ độc lập, khi HĐ cặp đôi, có khi HĐ nhóm lớn hay theo bàn; tránh sự nhàm chán, chây lười của một số HS.

Mặt khác, do phải tiết kiệm thời gian nên đề bài, các hỗ trợ gợi ý từ GV,... được in sẵn vào phiếu học tập, kể cả các hình vẽ cơ bản. Riêng bài toán thứ 3, cần rèn luyện kĩ năng vẽ hình nên HĐ vẽ hình phân tích cấu trúc tỉ mỉ.

Trong mỗi bài toán, HĐ của HS cơ bản gồm 4 bước theo phương pháp chung để giải toán (hiểu theo Nguyễn Bá Kim (2004) [19, tr. 416]):

Bước 1: Tìm hiểu nội dung đề bài; Bước 2: Tìm cách giải;

Bước 3: Trình bày lời giải; Bước 4: Nghiên cứu sâu lời giải.

Đặc biệt bước 4 của mỗi bài được thiết kế có chủ ý ngoài nghiên cứu sâu lời giải còn chuyển nhiệm vụ sang bài toán mới, là cơ sở cho định hướng giải bài toán mới. Cụ thể là sự thay đổi thứ tự giải bài tập của SGK theo hướng liên kết hệ thống:

Ở hình trên, các mũi tên nét liền thể hiện thứ tự bài giải cùng dạng từ đơn giản đến phức tạp hoặc bài sau có thể có sử dụng kết quả hay phương pháp của bài trước; các mũi tên nét đứt chỉ sự áp dụng kết quả bài toán sau cho bài giải trước với vai trò là cách giải mới. Cách lật lại vấn đề này đã khắc sâu cho HS về kiến thức và rèn luyện kĩ năng hiệu quả. Chính vì thế, ghi nhớ kết quả cũng như phương pháp giải của HS lớp thực nghiệm luôn tốt hơn lớp đối chứng. Điều này thể hiện trong tiết lên lớp cũng như kết quả khảo sát sau dạy.

Tóm lại, để DH giải bài tập toán có hiệu quả, góp phần phát triển NL cho HS, GV cần nghiên cứu kĩ các bài toán và liên kết chúng theo trình tự logic, làm nổi bật trọng tâm kiến thức cũng như phương pháp. Biết cách tổ chức HĐ cho HS hợp lí, có sự chuẩn bị đầy đủ các hỗ trợ HĐ cần thiết của HS, tùy tình thế cần huy động tập thể nhóm hay cá nhân, cần chi tiết hay chỉ dàn ý,... để vừa huy động HS tích cực HĐ, vừa tiết kiệm thời gian. Qua đó phát triển các NL đã đề ra cho HS.

Một phần của tài liệu Thiết kế tình huống dạy học hình học ở trường Trung học phổ thông theo định hưởng phát triển năng lực cho học sinh (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w