Cơ sở triết học, tâm lý học

Một phần của tài liệu Thiết kế tình huống dạy học hình học ở trường Trung học phổ thông theo định hưởng phát triển năng lực cho học sinh (Trang 25 - 26)

HĐ có ở hai dạng, thể tĩnh, nó là tồn tại có tính vật thể, là tiềm năng; ở thể động nó là tác động của cá nhân đến đối tượng, và với nghĩa chung nhất, đối với con người.

Vận dụng trong DH, có thể nói rằng HĐ học một cách tích cực, chủ động, sáng tạo là cách thức, con đường duy nhất mà GV có thể và cần thiết phải tổ chức cho HS thực hiện để kiến tạo tri thức, vận dụng tri thức trong quá trình học tập và trong đời sống. Nói một cách ngắn gọn, việc học tập phải được bắt đầu từ HĐ tích cực, chủ động và sáng tạo của NH.

Quan điểm HĐ có thể được hình thành cơ bản dựa trên lý thuyết lịch sử - văn hoá về các chức năng tâm lý văn hoá của L. X. Vygotsky, lý thuyết hoạt động tâm lý của A. N. Leonchev và lý thuyết của P. Ia. Galperin về các bước hình thành hành động trí tuệ. A. N. Leonchev (1903-1979) là nhà tâm lý học Nga, người đã giải thích được bản chất của HĐ và cơ sở tâm lý của việc hình thành nó trong DH, là người kế tục và phát triển tâm lý học của L. X. Vygotsky.Vận dụng lý luận của A. N. Leonchev về HĐ tâm lý có thể giải quyết hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn DH. Trong đó chủ yếu là việc hình

thành HĐ học cho NH.

Thứ nhất, trong cấu trúc của HĐ, giữa HĐ và hành động có mối quan hệ

đặc biệt, chuyển hoá cho nhau. Động cơ có thể chuyển thành mục đích, do đó, HĐ chuyển thành hành động. Ngược lại, mục đích có thể phát triển thành động cơ, khi đó hành động là HĐ. Sự chuyển hoá này là yếu tố cực kì quan trọng. Chỉ có bằng con đường chuyển hoá này, mới làm nảy sinh HĐ mới, từ hành động có trước. Có thể vận dụng cơ chế chuyển hoá này vào việc hình thành HĐ học cho HS từ hành động học trước đó, bằng cách chuyển hoá mục đích học thành động cơ học.

Thứ hai, việc hình thành hành động học tập là chìa khoá dẫn đến thành

công trong DH.

Thứ ba, việc hình thành thao tác học được thực hiện theo cơ chế chuyển

hoá hành động học thành thao tác học. Quá trình này phải được tiến hành trên

cả hai phương diện: luyện tập và rút gọn hành động học tập tới mức thành thạo, mức kĩ xảo; sau đó phải đưa (sử dụng) thao tác đó vào trong hành động học khác. Quy luật này chính là cơ sở tâm lý của nguyên lý học là hành, học lý thuyết phải đi liền với thực hành để củng cố và phát triển tri thức đã học, biến chúng trở thành phương tiện để tiếp thu tri thức mới.

Từ lý luận của A. N. Leonchev ta có thể rút ra hai kết luận sau:

+) Việc DH trong nhà trường phải bắt đầu bằng hành động thực tiễn, bằng HĐ.

+) Những HĐ trí tuệ được hình thành theo một quá trình qua nhiều giai đoạn đi từ HĐ thực tiễn bên ngoài vào HĐ trí tuệ bên trong.

Một phần của tài liệu Thiết kế tình huống dạy học hình học ở trường Trung học phổ thông theo định hưởng phát triển năng lực cho học sinh (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w