- GV: “Em hãy chỉnh cho cái thước
b. Ý kiến tổ chuyên môn
CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC BÀI TẬP THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN
THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN
4.1. Mô tả tiến trình
Bước 1. Nghiên cứu thực trạng, định hướng và mục tiêu DH.
4.1.1. Thực trạng và định hướng dạy học
(i) Hiện tại, phân phối CT của Sở GD & ĐT Nghệ An cho bài học về thể tích khối đa diện như sau: Lớp 12 (chuẩn) gồm 2 tiết lí thuyết và 2 tiết bài tập (6 bài tập SGK); lớp 12 (nâng cao) gồm 2 tiết lí thuyết và 1 tiết bài tập (11 bài tập SGK). Nếu tính cả ôn tập chương thì có thêm 1 tiết luyện tập về thể tích khối đa diện cho lớp 12 nâng cao và thêm 2 tiết tương ứng cho lớp 12 chuẩn. Như vậy, HS chỉ được học trên lớp 4 đến 6 tiết nội dung thể tích khối đa diện. Trong khi đó, đây là nội dung quan trọng cho bồi dưỡng và phát triển NL HS, là chủ đề chưa hề vắng mặt trong các đề thi Tốt nghiệp 12 và Đại học, Cao đẳng. Do đó, cần thiết đầu tư, nghiên cứu thiết kế THDH tối ưu cho mỗi đối tượng HS (trung bình trở xuống và khá – giỏi) sao cho trong mỗi tiết học GV có thể điều khiển được tất cả HS HĐ tích cực, nắm bắt được kiến thức, kĩ năng cơ bản. Sau tiết học, với sự định hướng của GV, các HS khá – giỏi tiếp tục tự học, tự nghiên cứu một cách tự giác, tích cực. Có như thế mới đảm bảo CT, nâng cao được chất lượng DH nội dung thể tích khối đa diện, phát huy hiệu quả của DH chuyên đề này trong việc phát triển NL cho HS.
(ii) Nội dung thể tích khối đa diện thuộc về lĩnh vực hình học không gian tổng hợp rất trừu tượng, khó đối với đa số HS. Đối tượng HS trung bình và dưới trung bình thường chưa nắm chắc kiến thức cơ bản của hình học phẳng, do đó, việc tự giải được một bài toán thể tích khối đa diện là khá khó khăn. Trong quá trình DH, GV cần phải có nhiệm vụ gợi tái hiện các kiến thức cơ bản lớp dưới liên quan bài học để trợ giúp HS chưa khá giỏi, vừa phải đảm bảo kiến thức kĩ năng cơ bản của bài học, lại còn cả nhiệm vụ định hướng mở rộng và phát triển
đối với HS khá giỏi bởi dù lớp nâng cao hay lớp chuẩn thì chất lượng HS không thể đồng đều tuyệt đối.
(iii) Trong tiết DH bài tập, do liên quan kiến thức cũ, NL của HS và phương pháp giải nên GV thường gặp khó khăn trong việc phân phối thời gian. Do đó, để đảm bảo kiến thức, kĩ năng cho HS được luyện tập thì GV cần dự đoán tối đa các tình huống xảy ra và giải pháp xử lí chuẩn xác. Trong đó, GV cần nắm hết các phương pháp giải khác nhau của bài toán đưa ra là vấn đề đầu tiên để điều khiển đối tượng HS khá – giỏi tích cực HĐ, không để thời gian chết; tiếp nữa là giảm tải độ trừu tượng của các bài toán đối với đối tượng HS yếu – kém để các em theo kịp và không chán nản.