Định hướng về sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh hà tĩnh thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 28 - 29)

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nước ta theo hướng CNH, HĐH cần thực hiện cụ thể những nội dung sau:

Phát triển nông nghiệp, hình thành các vùng tập trung chuyên canh có cơ cấu hợp lí về cây trồng vật nuôi, tăng sản phẩm hàng hoá về số lượng, tốt về chất lượng; đảm bảo vấn đề an toàn về lương thực của xã hội, đáp ứng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao, cần kết hợp với ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - ngư nghiệp để tạo ra sản phẩm đa dạng về mẫu mã, với chất lượng cao, giá thành hạ và tăng cường sức cạnh tranh thị trường, tăng cường hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp gắn với CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn: áp dụng KHKT, sử dụng giống cây trồng vật với năng suất chất lượng cao. Sử dụng kỹ thuật tiên tiến: thủy lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, hoá học hoá.

Phát triển đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp: phát triển các ngành nghề truyền thống và các ngành nghề mới góp phần đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và các loại hình sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống dân cư nông thôn.

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa qui mô lớn trên cơ sở tận dụng các lợi thế của từng vùng, đẩy nhanh tiến độ ứng dụng các thành tựu KHKT vào sản xuất, tạo ra nhiều loại nông sản chất lượng cao đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Phát triển tạo tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái hướng tới phát triển bền vững.

Để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH cần xây dựng nâng cấp CSHT như: xây dựng, mở rộng mạng lưới giao thông vận tải, hoàn thiện mạng lưới điện nhằm góp phần đắc lực phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt HĐH

ngành thông tin liên lạc để cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt đa dạng của nhân dân.

Như vậy, bước vào thế kỉ XXI sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phải tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hoá với cơ cấu ngành đa dạng, vừa để xuất khẩu với sức cạnh tranh cao, vừa khai thác các lợi thế tiềm năng của từng vùng sinh thái và nâng cao hiệu quả. Trong sản xuất nông nghiệp không những chỉ coi trọng tính hiệu quả về mặt kinh tế mà còn phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường sinh thái để tiến dần tới một nền nông nghiệp theo hướng bền vững.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh hà tĩnh thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)