2.2.1.1. Vị trí địa lý
Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp tỉnh Bôlikhămxay và Khăm muộn của Lào với 145 km đường biên giới quốc gia và phía Ðông giáp Biển Ðông với bờ biển có chiều dài hơn 137 km.
Là cầu nối giao thông của hai miền nam - bắc, giao thương thuận lợi với nước bạn Lào và Thái Lan với các tuyến giao thông huyết mạch đi qua như: Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh (trục Bắc - Nam), Quốc lộ 8A và Quốc lộ 12 (trục Ðông - Tây); Giao thông đường biển với cảng nước sâu Vũng Áng có tầm cỡ Quốc gia và khu vực.
2.2.1.2. Địa hình
Hà Tĩnh là tỉnh có địa hình đa dạng, đủ các vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và biển. Địa hình đồi núi chiếm gần 80% diện tích tự nhiên. Đồng bằng có diện tích nhỏ, bị chia cắt bởi các dãy núi, sông suối. Phía Tây là dãy Trường Sơn nằm dọc biên giới Việt Lào, bao gồm các núi cao từ 1000m trở lên, trong đó có một vài đỉnh cao trên 2000m như Pulaleng (2711m), Rào Cỏ (2.335m).
Địa hình của Hà Tĩnh hẹp và dốc, nghiêng dần từ Tây sang Đông. Phía Tây là núi cao (độ cao trung bình là 1500m, kế tiếp là miền đồi bát úp, rồi đến dải đồng bằng nhỏ hẹp (độ cao trung bình 5m) và cuối cùng là các bãi cát ven biển.
Phần lớn diện tích của tỉnh là núi có độ cao dưới 1000m, cấu trúc địa chất tương đối phức tạp. Một phần diện tích nhỏ là các thung lũng có độ cao chủ yếu dưới 300m, bao gồm các thung lũng sông Ngàn Sâu, nằm theo hướng song song với các dãy núi, cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích vụn bở, dễ bị xâm thực.
Vùng đồng bằng Hà Tĩnh nằm dọc theo ven biển có địa hình trung bình trên dưới 5m, bị uốn lượn theo mức độ thấp ra cửa biển từ vùng đồi núi phía Tây, càng về phía Nam càng hẹp. Nhìn chung, địa hình tương đối bằng phẳng nhất là vùng
hình thành bởi phù sa các sông suối lớn trong tỉnh, đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nhẹ.
Địa hình bờ biển Hà Tĩnh với Vũng Áng, vũng Sơn Dương có điều kiện để thiết lập cảng do diện tích mặt nước rộng, độ sâu trung bình từ 8 -12m từ bờ vào, thuận tiện cho việc xây dựng cầu tàu.
Nhìn chung địa hình Hà Tĩnh là một mái nghiêng từ Tây sang Ðông, bị chia cắt mạnh bởi nhiều sông, suối. Ðây là yếu tố bất lợi, gây nên sự manh mún trong sản xuất nông, lâm nghiệp, làm tăng chi phí đầu tư.
2.2.1.3. Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền bắc có mùa nóng và mùa lạnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa Ðông Bắc bị suy yếu nên mùa Ðông đã bớt lạnh và ngắn hơn so với các tỉnh miền bắc. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình trên 290C, kèm theo mưa rào và dông; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình dưới 180C và kèm theo mưa phùn kéo dài. Ðặc trưng của khí hậu, thời tiết như sau:
- Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao, tại Thành phố Hà Tĩnh là 23,80C; tại Kỳ Anh là 24,10C; tại Hương Khê là 23,60C. Nhiệt độ tối thấp thường rơi vào tháng 1; Nhiệt độ tối cao thường rơi vào tháng 7.
- Chế độ mưa:
Là tỉnh có lượng mưa lớn, trung bình từ 2.300 - 3.000 mm/năm. Những vùng mưa lớn như Kỳ Lạc (Kỳ Anh) 3.220 mm, vùng thượng nguồn các sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Rào Trổ có năm đo được lượng mưa tới 4.300 - 4.586 mm (năm 1978). Số ngày mưa trung bình/năm cũng khá cao, từ 150 - 160 ngày. Tuy nhiên, nhìn chung lượng mưa phân bố không đều, tập trung vào các tháng 8, 9 và 10. Tổng lượng mưa 5 tháng mùa Ðông chỉ chiếm 26% lượng mưa cả năm, tháng 9 và 10 có lượng mưa lớn nhất, tháng 2 và 3 có lượng mưa ít nhất.
- Lượng bốc hơi:
Về mùa nóng, do nhiệt độ không khí cao, ẩm độ thấp, gió lớn, áp lực không khí giảm nên cường độ bay hơi lớn. Mùa Ðông do nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm tương đối cao, ít gió, áp lực không khí lớn nên lượng bốc hơi nhỏ nhất trong năm. Lượng bốc hơi của 7 tháng mùa nóng có thể lớn gấp 3 - 4 lần 5 tháng mùa lạnh, nhưng nhìn chung trong toàn mùa mưa, lượng mưa vẫn lớn gấp 3 lần lượng bốc hơi, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp.
- Ðộ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình 84 đến 86%/năm, ngay trong những tháng khô hạn nhất của mùa hè, độ ẩm trung bình vẫn thường trên 70%. Ðộ ẩm cao nhất thường xảy ra vào những tháng cuối mùa Ðông, do ảnh hưởng của gió mùa Ðông Bắc gây ra mưa phùn, từ tháng 1 đến tháng 3 có độ ẩm lớn nhất. Tháng 6, 7 do gió Tây Nam hoạt động mạnh nên độ ẩm không khí xuống thấp nhất.
- Chế độ nắng:
Số giờ nắng trung bình 1.500 - 1.700 giờ/năm, các tháng mùa Ðông trung bình 70 - 80 giờ/tháng, mùa hè trung bình 180 - 190 giờ/tháng. Mùa Ðông nắng ít, rất thuận lợi cho cây trồng trong việc tích lũy chất khô; mùa hè thường có những ngày nắng gay gắt ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của một số loại cây trồng. Vì vậy, việc bố trí loại cây trồng, mùa vụ và mật độ thích hợp trong từng mùa có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng năng suất.
- Bão và Áp thấp nhiệt đới:
Vùng bị ảnh hưởng của Bão và Áp thấp nhiệt đới, bình quân mỗi năm có trên 3 cơn Bão và ATNÐ đi qua và thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11. Do ảnh hưởng của Bão và ATNÐ thường có mưa lớn, vì vậy dễ gây lũ lụt. Vùng đồng bằng ven biển thường bị ảnh hưởng của nước dâng trong Bão, đồng ruộng bị nhiễm mặn. Bão thường gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
- Chế độ gió:Chịu ảnh hưởng của hai chế độ gió chính là:
+ Gió mùa Ðông Bắc: Hoạt động từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình trong các tháng này dưới 200C.
+ Gió mùa Tây Nam: Hoạt động từ tháng 4 đến tháng 8, cao điểm nhất là tháng 7. Nhiệt độ trung bình các tháng này trên 250C, có tháng nhiệt độ trên 300
C, những đợt xuất hiện gió Tây Nam khô nóng, nhiệt độ có ngày lên đến 39 - 400C, độ ẩm xuống dưới 55%.
Bảng 2.1: Một số yếu tố khí hậu đặc trưng của các vùng trong tỉnh Hà Tĩnh
Yếu tố khí hậu TP Hà Tĩnh Kỳ Anh Hương Khê Hương Sơn
Nhiệt độ trung bình/năm (oC) 23,8 24,1 24,0 23,5 Nhiệt độ TB tháng cao nhất (oC) 29,4 29,9 29,3 29,1 Nhiệt độ TB tháng thấp nhất (o
C) 17,5 17,6 18,3 18,3
Biên độ nhiệt ngày - đêm TB/năm (oC) 10 -11 11-12 11-12 11-12 Tổng tích ôn TB/năm (o
C) > 8000 > 8000 > 8000 > 8000 Lượng mưa trung bình/năm (mm) 2.670 2.890 2.607 2.206
Số ngày mưa TB/năm (ngày) 156 155 163 160
Ðộ ẩm trung bình/năm (%) 86 84 85 85
Số ngày gió Tây khô nóng (ngày) 34,6 31,5 52,2 45,3
Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Hà Tĩnh – Đài Khí tượng – Thủy văn khu vực Trung Bộ
2.2.1.4. Thủy văn
Với lượng mưa hàng năm khá lớn cùng với nguồn nước từ 13 con sông lớn nhỏ (tổng chiều dài trên 400 km, quanh năm có nước) đã tạo cho Hà Tĩnh nguồn tài nguyên nước khoảng 13,5 -18 tỷ m3/năm. Trung bình cứ một ha đất tự nhiên có trên 23 - 32 ngàn m3 nước/năm. Nước mặt có trữ lượng lớn nhưng phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm, gây một số khó khăn cho sản xuất. Ðặc điểm của Hà Tĩnh là thừa nước về mùa mưa và thiếu nước trong những tháng gió Tây Nam hoạt động mạnh. Trong tỉnh có một số hồ lớn như: Kẻ Gỗ, Thượng Tuy, Sông Rác... nhưng khả năng giữ nước của hồ bị hạn chế. Các con sông của Hà Tĩnh đều xuất phát từ Ðông Trường Sơn chảy ra biển, sông ngắn, độ dốc lớn, do đó dòng chảy về mùa mưa và các tháng nước kiệt rất khác nhau.
Nước ngầm có ở hầu hết các nơi trong tỉnh, có trữ lượng khá và độ nông, sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình, địa mạo và lượng mưa từng mùa. Việc khai thác nước ngầm ở Hà Tĩnh chỉ mới phục vụ cho một phần sinh hoạt ở nông thôn bằng hình thức giếng khoan hoặc giếng khơi.
2.2.1.5. Đất đai
Căn cứ vào các tài liệu điều tra cơ bản về thổ nhưỡng ở Hà Tĩnh có các nhóm đất chính sau:
- Ðất phù sa: Ðất phù sa được hình thành trên các trầm tích sông suối, diện tích 94.723 ha, chiếm 15,73% diện tích tự nhiên, phân bố ven các sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Sông La, Sông Nghèn, Sông Cầu Cày, Sông Rác tập trung nhiều ở các huyện Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Ðức Thọ. Đất phù sa ở Hà Tĩnh có các loại sau:
+ Ðất Phù sa chua: Diện tích 92.491 ha phân bố ở các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Ðức Thọ. Ðất phù sa chua chiếm 15,36% diện tích đất tự nhiên và 84% đất nông nghiệp của tỉnh.
+ Ðất phù sa glây: Diện tích 2.232 ha, chiếm 0,37% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các huyện Can Lộc, Ðức Thọ, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà.
- Ðất Glây: Diện tích 15.715 ha, chiếm 2,61% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở các huyện Can Lộc, Vũ Quang. Ðất Glây có độ phì tự nhiên khá, nhưng ở địa hình thấp trũng, thời gian ngập nước kéo dài nên đất khá chua, chặt, bí, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của cây trồng.
- Ðất có tầng sét loang lỗ: Diện tích 2.855 ha, chiếm 0,59% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở huyện Can Lộc. Là loại đất có tầng tích tụ sắt, có màu loang lỗ, đất chua, hoạt tính thấp, chủ yếu do khai hoang sử dụng đất nông nghiệp lâu năm làm cho hình thái tự nhiên ban đầu của đất bị biến đổi đến mức tầng loang lỗ.
- Ðất cát: Diện tích loại đất này có 35.923 ha, bao gồm:
+ Cồn cát vàng điển hình: Diện tích 13.896 ha, chiếm 2,3% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo bờ biển các huyện: Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.
+ Cồn cát trắng vàng chua: Diện tích 2.343 ha, chiếm 0,38% diện tích tự nhiên, phân bố ở xã Việt Xuyên (Thạch Hà), Kỳ Thịnh (Kỳ Anh) và xã Cẩm Thăng (Cẩm Xuyên).
+ Ðất cát biển chua: Diện tích 16.429 ha chiếm 2,72% diện tích tự nhiên, chiếm 43,14% diện tích đất cát, phân bố trên các huyện ven biển từ Nghi Xuân đến Kỳ Anh.
+ Ðất cát glây: Diện tích 3.235 ha, chiếm 0,5% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện: Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.
- Ðất mặn:Có diện tích 6.079 ha, bao gồm:
+ Ðất mặn nhiều: Diện tích 1.089 ha, chiếm 0,18% diện tích tự nhiên, phân bố ở các cửa sông, bãi bồi thuộc xã Thạch Kim (Lộc Hà), Thạch Bàn (Thạch Hà).
+ Ðất mặn trung bình và ít: Diện tích 4.990 ha, chiếm 0,83% diện tích tự nhiên, phân bố tiếp giáp với đất phù sa bên trong vùng đất mặn nhiều, ít chịu ảnh hưởng của thuỷ triều.
- Ðất phèn: Chủ yếu là đất phèn mặn trung bình và ít với diện tích 13.478 ha, chiếm 2,24% diện tích tự nhiên, phân bố ở xã Cẩm Long, Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên), Kỳ Phú, Kỳ Long, Kỳ Nam, Kỳ Minh (Kỳ Anh) và Ðại Nài (Tp. Hà Tĩnh).
- Ðất xám: Phần lớn diện tích đất đồi núi ở Hà Tĩnh được xếp vào nhóm đất xám. Diện tích đất này là 410.909 ha chiếm 68,26% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở khắp các huyện trong tỉnh. Ðất được hình thành, phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau như: Ðá phiến sét, đá cát, đá macma axít và trên phù sa cổ. Tất cả đất đều chua, độ bảo hoà bazơ nhỏ, hoạt tính thấp. Có các loại đất xám như sau:
+ Ðất xám điển hình: Diện tích 4.769 ha, chiếm 0,79% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê. Ðây là đất phát triển trên đá mẹ macma axít và phù sa cổ, ở những nơi có độ dốc thấp và đã được sử dụng vào mục đích nông nghiệp từ lâu.
+ Ðất xám Feralit: Diện tích 354.070 ha, chiếm 58,82% diện tích tự nhiên, phân bố hầu hết các huyện thị trong tỉnh, đặc biệt là các huyện miền núi.
+ Ðất xám mùn: Diện tích 52.043 ha, chiếm 8,64% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu các huyện vùng núi phía tây của tỉnh.
- Ðất đá tơi: Ðất đá tơi thuộc nhóm đất phát triển rất yếu, giai đoạn đầu sinh trầm tích hiện đại. Ðất đá tơi chua có diện tích 5.203 ha chiếm 0,86% diện tích tự nhiên, phần lớn tập trung ở thị xã Hồng Lĩnh, Nghi Xuân và Kỳ Anh.
- Ðất tầng mỏng: Ðất tầng mỏng có diện tích 32.764 ha, chiếm 5,44% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở huyện Hương Khê, Vũ Quang, Thạch Hà, Nghi Xuân, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Ðức Thọ và thị xã Hồng Lĩnh.
2.2.1.6. Sinh vật
Theo kết quả rà soát đất lâm nghiệp đến hết năm 2007, cả tỉnh có 302.567,9 ha rừng, độ che phủ đạt 48%. Rừng Hà Tĩnh khá phong phú về loài, mang nhiều nét đặc trưng của thảm thực vật Việt Nam, có đến 143 họ, 380 chi, 761 loài thực vật, có 265 loài cung cấp gỗ, 37 loài cây cảnh, 69 loài thực vật làm thuốc và nhiều loài gỗ quý hiếm như: Pơ mu, Gụ mật, Sến mật, Lim xanh, Dó trầm...ngoài ra còn có các loại lâm sản phi gỗ có giá trị khác. Tổng trữ lượng gỗ khoảng 26.040.100 m3, gồm: 2.546580 m3 gỗ rừng trồng và 23.494.420 m3
gỗ rừng tự nhiên và 32.443 ngàn cây nứa. Tuy vậy rừng Hà Tĩnh đã trãi qua nhiều thời kỳ khai thác lợi dụng rừng đang có diễn thế theo chiều hướng xấu, diện tích rừng nghèo và nghèo kiệt phục hồi chậm, tổ thành cây mục đích đang giảm dần, tái sinh dưới tán rừng chủ yếu là cây ưa sáng, mọc nhanh giá trị kinh tế thấp.
Ðộng vật rừng ở Hà Tĩnh khá phong phú, tuy chưa được điều tra đánh giá chính xác, nhưng theo tài liệu điều tra thống kê được ở Vườn Quốc gia Vũ Quang và Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ thì lớp động vật có xương sống bước đầu điều tra thống kê được 364 loài thuộc 99 họ, 28 bộ của hầu hết các lớp (trừ cá); lớp thú có 65 loài (gồm 8 bộ, 23 họ), trong đó có các loài đặc hữu như Sao La, Hổ, Voi, Bò Tót; lớp chim đã phát hiện được 322 loài, thuộc 62 họ, 17 bộ, có 17 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, trong đó có các loài đặc hữu như Gà Lôi Lam mào đen, Gà Lôi Lam đuôi trắng, Trĩ Sao...
Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có tính đa dạng sinh học cao, đặc biệt là vùng Bắc Trường Sơn. Ngoài những loài đặc hữu về động thực vật thì các loại lâm sản ngoài gỗ cũng hết sức phong phú và đa dạng, nhưng từ trước đến nay vẫn chưa được quan tâm tổ chức điều tra đánh giá một cách có hệ thống, mà mới thống kê đánh giá qua việc khai thác, hái lượm và kinh nghiệm thực tế từ người dân bản địa. Những loài cây thuộc nhóm dược liệu quý hiếm như: Hoằng Đằng, Sa Nhân, Mộc hoa vàng.., Hoài Sơn, Thiên niên kiện, Ngũ gia bì, Chỉ xác...Nhóm cây đặc sản làm nguyên liệu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như: Song, Mây, Tre, Trúc các loại, lá nón...Những loại có giá trị thực phẩm dược liệu như: nhung Hươu, mật Ong. Loại lấy tinh dầu như: Dó trầm, Tràm biển, Bạc hà, Sả chanh....loại lấy nhựa và mủ như: Thông nhựa, Cao su...Nhưng đến nay vẫn chưa có tài liệu nào đánh giá một cách