Giải pháp về tổ chức và quản lý

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh hà tĩnh thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 113 - 114)

- Kiện toàn bộ máy quản lý, chỉ đạo sản xuất Nông nghiệp & PTNT từ tỉnh đến cơ sở. Cần phải có sự thống nhất, đồng bộ giữa các cấp về quản lý lâm nghiệp.

- Tiếp tục sắp xếp, đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp theo hướng cổ phần hoá, kinh doanh lợi dụng tổng hợp; tạo cơ chế thuận lợi cho các Ban quản lý rừng phát huy được tối đa tiềm năng, lợi thế của từng đơn vị để tham

gia phát triển sản xuất; đổi mới hình thức và cơ chế quản lý đối với các doanh nghiệp thuỷ nông đảm bảo tính chủ động, phục vụ có hiệu quả cho sản xuất.

- Củng cố và tăng cường năng lực cho mạng lưới Thú y, Bảo vệ thực vật, Khuyến nông khuyến lâm, các cơ sở sản xuất giống đảm bảo đủ mạnh, phục vụ kịp thời, có chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất.

- Thành lập các hiệp hội ngành hàng để có điều kiện tương trợ lẫn nhau, giải quyết các vấn đề khó khăn mang tính tổng thể trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đồng thời làm đầu mối liên kết "4 nhà": Nhà nước - Nhà doanh nghiệp - Nhà khoa học - Nhà nông trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Củng cố tổ chức, năng lực và phương thức hoạt động của các Hợp tác xã đã được thành lập đảm bảo hoạt động như một doanh nghiệp; đẩy mạnh thành lập mới các loại hình HTX hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ tổng hợp.

- Tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá, kiểm soát giống cây trồng vật nuôi, vật tư phân bón, thuốc thú y, thuốc BVTV để tránh tình trạng hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường; tập trung giải quyết các tranh chấp về đất đai, xử lý dứt điểm các chồng chéo trong giao đất lâm nghiệp trước đây.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh hà tĩnh thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)