Các nhân tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh hà tĩnh thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 47 - 54)

2.2.2.1. Dân cư, nguồn lao động

Theo số liệu niên giám thống kê 2010 Hà Tĩnh có 1.227.673 ngàn người, trong đó khu vực nông thôn chiếm 87,8%. Mật độ dân số trung bình là 205 người/ km2. Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung cao ở khu vực đồng bằng, vùng miền núi dân cư thưa thớt, Thành phố Hà Tĩnh có mật độ dân số 1.625 người/ km2

, trong khi huyện Vũ Quang mật độ dân số chỉ có 49 người/ km2.

Bảng 2.2: Phân bố dân số tỉnh Hà Tĩnh theo huyện, thành phố năm 2010

Đơn vị hành chính Hiện trạng năm 2010

Tổng số dân (người) Diện tích tự nhiên (km2 ) Mật độ (người/ km2 ) Tỉnh Hà Tĩnh 1.227.673 5.997 205 Tp. Hà Tĩnh 92.612 57 1.625 Thị xã Hồng Lĩnh 36.312 59 615

Huyện Hương Sơn 115.693 1.104 105

Huyện Đức Thọ 104.564 202 518

Huyện Vũ Quang 31.064 638 49

Huyện Nghi Xuân 95.811 220 436

Huyện Can Lộc 128.884 302 427

Huyện Hương Khê 100.169 1.264 79

Huyện Thạch Hà 129.136 355 364

Huyện Cẩm Xuyên 140.569 636 221

Huyện Kỳ Anh 173.316 1.042 166

Huyện Lộc Hà 79.543 118 674

Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Hà Tĩnh,2010

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 642,7 ngàn người, trong đó Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 69,6% (435,4 ngàn người), Công nghiệp - Xây dựng 11,6% (72,3 ngàn người), còn lại khoảng 18,8% làm việc trong khu vực dịch vụ.

Lực lượng lao động phần lớn có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, số được đào tạo chính quy còn ít, cơ cấu lao động so với cơ cấu kinh tế có sự chênh lệch lớn. Mặc dù tỷ trọng lao động Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 60% trong tổng số lao động cả tỉnh, nhưng GDP chỉ chiếm 36,83%. Nhìn chung lực lượng lao động Hà Tĩnh khá dồi dào, song còn thiếu việc làm và thiếu lao động qua đào tạo cơ bản.

2.2.2.2. Cơ sở hạ tầng

Giao thông vận tải

Hà Tĩnh có 3 trục đường giao thông quốc gia song song chạy theo hướng Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh đó là đường sắt Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh, đường quốc lộ 1A, ngoài ra còn có trục đường quốc lộ số 8 và đường 12 từ Hà Tĩnh đi qua các nước Lào, Căm Pu Chia và Thái Lan. Hà Tĩnh còn có cảng nước sâu Vũng Áng, Sơn Dương đã tạo nên một hệ thống giao thông hết sức thuận lợi.

Hệ thống giao thông nông thôn đã phát triển nhưng nhìn chung còn khó khăn, chất lượng đường xấu, nhất là miền núi, vùng sâu vùng xa và những vùng sản xuất nguyên liệu tập trung.

Thủy lợi

Ðến nay toàn tỉnh có 345 hồ, đập chứa nước lớn nhỏ, với tổng dung tích chứa trên 767 triệu m3 nước; 48 đập dâng và 352 trạm bơm điện; hơn 5.320 km kênh mương các loại và hàng ngàn công trình trên kênh. Nhìn chung các công trình đã phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất dân sinh.

Hàng năm các công trình thuỷ nông đã tưới nước cho 49.900 ha lúa Ðông xuân, 40.000 ha lúa Hè thu và 6.000 ha lúa Mùa; cấp nước cho nuôi trồng thủy sản nước lợ hơn 5.000 ha. Tổng diện tích tưới thiết kế của toàn bộ hồ đập và trạm bơm là 105.481 ha, diện tích thực tưới là 53.627,7 ha (cho lúa 49.700, màu và cây công nghiệp khác 3.930 ha) đạt 62,23% diện tích thiết kế. Diện tích canh tác chưa được tưới toàn tỉnh là 32.544 ha.

Hệ thống kênh tiêu của tỉnh chủ yếu lợi dụng các sông, suối, các trục tiêu tự nhiên để tiêu úng là chính. Mấy năm gần đây do việc xây dựng các cơ sở hạ tầng đã lấn chiếm các trục tiêu, lòng dẫn, hành lang tiêu thoát lũ trên các dòng sông làm tắc nghẽn các hệ thống trục tiêu chính gây cản trở dòng chảy thoát lũ khi gặp mưa lớn. Mặt khác từ trước lại nay công tác quy hoạch tiêu, quản lý quy hoạch tiêu và đầu tư xây dựng các hệ thống tiêu úng nội đồng chưa thực sự quan tâm đúng mức nên có một số vùng thường bị ngập úng cục bộ nhiều ngày, làm ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt và sức khoẻ của nhân dân.

Hà Tĩnh có 32 tuyến đê với chiều dài 318,7 km, trong đó đê sông 102,8 km; đê biển, đê cửa sông 207,8 km, đê bối và đê bao 8,1 km; cống thoát lũ dưới đê 220 cái. Những năm qua tỉnh đã tập trung huy động nhiều nguồn vốn để tu bổ, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng đê điều, nhiều tuyến đê quan trọng đã được nâng cấp sửa chữa như: Hội Thống - Nghi Xuân; Tả Nghèn - Thạch Hà; Đồng Môn, Hữu Phủ - Thạch Đỉnh, TP Hà Tĩnh; Cẩm Nhượng - Cẩm Xuyên; La Giang - Đức Thọ, TX Hồng Lĩnh… nâng tổng số các tuyến đê được nâng cấp sửa chữa lên 99,2 km/318,7 km chiếm 31,1% (riêng giai đoạn 2006 - 2010 nâng cấp sửa chữa được 81,2 km).

Thông tin liên lạc

Về thông tin - truyền thông, đến nay đã có 92,3% số xã, phường, thị trấn phủ sóng truyền hình (đài tỉnh); 86,81% số xã, phường, thị trấn có hệ thống truyền thanh cơ sở. Mạng truyền dẫn cáp quang nội tỉnh đã kết nối đến 262/262 xã, phường, thị trấn; đã có 100% số xã có điện thoại, 99% hộ có điện thoại cố định và di động; 100% số xã có máy vi tính tại trụ sở, trong đó 73,19% số xã kết nối internet, 86% số thôn có internet; 92% xã có điểm bưu điện văn hóa xã; 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn đã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông. Dự án Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng cho nhân dân vùng nông thôn Việt Nam” đang được triển khai đã tổ chức nâng cấp được 44 điểm bưu điện văn hóa xã. Ngành Thông tin và Truyền thông tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông. Hiện tại trên địa bàn tỉnh, 100% xã đã có hạ tầng đảm bảo điều kiện kết nối Internet; 100% xã điểm nông thôn mới của tỉnh sẽ phủ sóng 3G, cáp quang, Internet tốc độ cao.

Lưới điện quốc gia và mức độ điện khí hóa

Toàn tỉnh có một trạm biến áp trung gian, 8 trạm trung gian vùng, 507 trạm hạ thế. Ngoài ra còn có một trạm bù của đường dây siêu cao áp 500 KV, đây là một thuận lợi để hoàn chỉnh hệ thống điện của tỉnh. Ðến nay 100% số xã đã có điện lưới quốc gia, tuy nhiên ở vùng sâu vùng xa vẫn còn một số nơi chưa có điện dùng vì đường dây quá dài dân không có điều kiện đầu tư. Về bưu chính viễn thông hiện nay cơ bản đã được phủ sóng hầu khắp cả tỉnh.

Hệ thống dịch vụ thương mại

Trong những năm qua, thương mại đã có bước tăng trưởng đáng kể, số cơ sở và lao động tham gia làm dịch vụ ngày một tăng, đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên sản xuất hàng hoá còn chậm phát triển, sức mua của nhân dân thấp nên chỉ mới phát triển ở các thị xã, thị trấn và vùng ven đô thị.

Các trung tâm thương mại của tỉnh đang hình thành, mạng lưới chợ nông thôn khá phát triển, đảm bảo được nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân. Song trong lưu thông, tiêu thụ hàng hoá nông lâm sản còn thiếu các chợ đầu mối để thu hút hàng hoá, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy thương mại phát triển.

2.2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật

- Hệ thống cơ sở chế biến nông sản:

Chủ yếu phát triển mạnh ở khâu chế biến thóc gạo, ngô (máy xay xát, đập bột, máy nghiền bột nước, máy đùn ép sợi để chế biến lương thực...). Toàn tỉnh hiện có 5.290 máy chế biến lương thực, 1.308 máy chế biến thức ăn gia súc, 63 máy chế biến thức ăn thuỷ sản. Ngoài ra, trên địa bàn nông thôn của tỉnh đã có 62 lò sấy và một số máy móc, thiết bị khác dùng cho chế biến các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản.

Ở khâu chế biến lâm sản, các cơ sở chế biến đã trang bị nhiều loại máy móc, như: máy cưa xẻ, máy bào, máy khoan...và một số dây chuyền công nghệ sản xuất băm dăm gỗ xuất khẩu, sản xuất đồ mộc tinh chế. Tỷ lệ cơ giới hóa trong chế biến lâm sản đạt 70,6%.

Đối với khâu chế biến muối, tỉnh đã có 1 cơ sở chế biến muối (Công ty Cổ phần muối Hà Tĩnh) được trang bị các loại máy, như: máy khâu bao, máy trộn Iốt, máy đóng nhãn hiệu, máy nghiền, máy trộn, máy ép nilon...Đến nay, tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu chế biến muối đạt khoảng 75%.

- Hệ thống cơ sở giống và bảo vệ thực vật:

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ sở nghiên cứu giống cây trồng, trại ươm giống và các cơ sở bảo vệ thực vật đã đảm bảo cung ứng khá ổn định các loại giống cây trồng, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y...đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu đầu vào của sản xuất ở địa phương. Tuy nhiên, việc kiểm tra để

đảm bảo chất lượng các dịch vụ còn thiếu thường xuyên, vẫn còn tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng được đưa vào lưu thông, đặc biệt là giống cây trồng không rõ xuất xứ làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

2.2.2.4. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Tổng đầu tư giai đoạn 2001 - 2010 là 3.285 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho Nông nghiệp - Nông thôn 1.707 tỷ đồng, bình quân cho cả giai đoạn đạt 341 tỷ đồng/năm. Trong những năm qua, nguồn vốn trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh huy động chưa cao do chưa có chính sách khuyến khích đầu tư kịp thời và đồng bộ.

2.2.3. Đánh giá chung về tác động của các nhân tố chủ yếu đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh

Nhìn chung, với các nguồn lực vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên và KT - XH; tỉnh Hà Tĩnh có nhiều lợi thế để thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều bất cập; vì vậy để góp phần thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đạt hiệu quả cao tỉnh cần có những giải pháp đồng bộ để tận dụng những lợi thế và khắc phục những hạn chế.

2.2.3.1. Những lợi thế

Tài nguyên sinh vật khá đa dạng là điều kiện thuận lợi góp phần đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp.

Lực lượng lao động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư dồi dào, có kinh nghiệm thâm canh, có truyền thống sản xuất và có khả năng tiếp thu kỹ thuật, công nghệ mới.

CSVCKT&CSHT mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện bước đầu hình thành và phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng nông sản, quảng bá và cung ứng kịp thời cho thị trường trong và ngoài nước.

Thị trường tiêu thụ rộng lớn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, góp phần cải tạo giống cây trồng vật nuôi nâng cao năng lực và chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Đảng và nhà nước có những chủ trương đúng đắn trong việc định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với qui mô lớn, nâng cao mức cạnh tranh, ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất, tạo cơ hội tích cực cho sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Từ đó, tỉnh đã cụ thể hóa bằng những chính sách phù hợp về đất, vốn, tài chính ngân sách, thu hút vốn đầu tư, ứng dụng KHKT và mở rộng thị trường.

Công tác khuyến nông được chú trọng tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận được kỹ thuật canh tác tiên tiến, giống mới năng suất chất lượng cao hoặc tìm hiểu một số mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao vừa đáp ứng khả năng xuất khẩu hàng hóa vừa bảo vệ môi trường góp phần nâng cao nhận thức của người sản xuất.

Lợi thế cạnh tranh của một số sản phẩm cao, đặc biệt có nhiều sản phẩm truyền thống có sẵn hoặc đang hình thành thương hiệu và tiếp cận thương hiệu, có khả năng sản xuất tập trung từ qui mô nhỏ, vừa đến lớn điển hình như lúa, gạo, hoa kiểng, cây ăn quả. Sự xuất hiện của các làng nghề truyền thống và các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp góp phần kích thích sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Trong các nhân tố trên, đường lối, chính sách đóng vai trò quyết định; nhân tố KT - XH khác như nguồn nhân lực, vốn, thị trường, CSVCKT&CSHT giữ vai trò quan trọng; nhân tố vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên là cơ sở, nền tảng cho sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh theo hướng CNH, HĐH.

2.2.3.2. Hạn chế

Tài nguyên sinh vật có nguy cơ bị thu hẹp do quá trình sản xuất nông - ngư nghiệp tạo nên các chất thải ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt tại các khu rừng ngập nước, các bãi bồi ven sông và ven các đô thị.

Trình độ dân trí còn thấp, chưa đáp ứng được nền kinh tế thị trường, sản xuất nông nghiệp còn manh mún nhỏ lẻ làm hạn chế sức cạnh tranh chung trên thị trường.

Hà Tĩnh và ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Mật độ giao thông đường bộ chưa cân đối mật độ đường thấp, chất lượng kém nên hạn chế đến sự vận chuyển hàng hóa.

Mức thu hút đầu tư vốn trên địa bàn tỉnh còn thấp, đặc biệt là trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp nên việc phát triển sản xuất, tiến hành HĐH nông nghiệp tỉnh còn nhiều hạn chế.

Đây chính là những khó khăn cơ bản mà chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh cần phải thực hiện các giải pháp khả thi để vừa khai thác có hiệu quả tiềm năng sẵn có ở địa phương, vừa góp phần đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp với chất lượng cao, giá thành hạ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh hà tĩnh thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)