Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh hà tĩnh thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 58 - 90)

2.3.2.1. Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh

Với chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng. Trong 10 năm trở lại đây mặc dù chiếm tỉ trọng không lớn, nhưng tổng sản lượng và GTSX ngành nông nghiệp liên tục tăng lên cho thấy đây vẫn là ngành có vai trò quan trọng trong việc sử dụng đất, cung cấp lương thực thực

phẩm và tạo ra thu nhập cho đại bộ phận dân cư ở khu vực nông thôn.

Từ năm 2000 đến nay, ngành nông – lâm – thủy sản luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá 8,2%/năm. Tổng GTSX khu vực I theo giá thực tế của tỉnh đạt 53.555,27 triệu đồng – năm 2010, gấp 3 lần so với năm 2000. CCKT khu vực I đã chuyển dịch đúng hướng chiến lược phát triển nền kinh tế quốc dân của Đảng và Nhà nước, đó là: giảm tỉ trọng ngành nông - lâm nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản.

- Trong nông nghiệp: Thời kì từ 2001 – 2010, toàn lĩnh vực nông nghiệp tăng 2,4%/năm; trong đó chăn nuôi có tốc độ tăng bình quân đáng kể 4,6%/năm, trồng trọt tăng 1,8%/năm và cuối cùng là lĩnh vực dịch vụ tăng 1%/năm.

- Lĩnh vực lâm nghiệp: Do qui mô diện tích đất rừng giảm, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng chiếm trên 53% diện tích đất lâm nghiệp nên GTSX không thể tăng nhanh mà chỉ ở mức 3,2%/năm. GTSX ngành lâm nghiệp tăng từ 16.308,0 triệu đồng – năm 2001 lên 21.043,1 triệu đồng – năm 2010.

- Thủy sản: Tốc độ tăng trung bình trong thời kì 2001 – 2010 đạt mức khá cao 8,6%/năm và tỉ trọng ngành này trong CCKT khu vực I tăng liên tục qua các năm chiếm 13,4% (đạt 37.196,3 triệu đồng – năm 2010), tăng gấp 1,8 lần so với năm 2001. Đây là kết quả của phong trào chuyển đổi CCCTVN và ứng dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ trong sản xuất.

Hà Tĩnh đã có bước tiến đáng kể trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp. Theo giá cố định GDP trong khu vực này tăng 4,2% giai đoạn 2001 – 2005, từ 1.746 tỷ đồng năm 2000 lên 4.035 tỷ đồng năm 2005 và 0,2% giai đoạn 2006 – 2010, đạt giá trị 5.356 tỷ đồng. Điều này cho thấy năng suất của khu vực đã tăng đáng kể trong thập niên qua. Sự gia tăng nhanh về cả GTSX và năng suất của ngành nông nghiệp đã làm cho bộ mặt nông thôn của tỉnh có nhiều khởi sắc.

Phát triển nông nghiệp là vấn đề có tầm chiến lược quan trọng đối với tỉnh Hà Tĩnh, do đó tỉnh đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển nông – lâm – thủy sản và mở rộng phát triển công nghiệp chế biến nông sản, xây dựng mới các tuyến giao thông nội đồng, các đường dây và trạm điện ba pha phục vụ SXNN.

Bên cạnh đó ngành nông nghiệp cũng chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất hàng hóa đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

2.3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành

a. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung *Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông – lâm – thủy sản tỉnh Hà Tĩnh trong 10 năm qua chuyển dịch tích cực, gắn với nhu cầu thị trường, theo xu hướng: tăng tỉ trọng ngành thủy sản; giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp; lâm nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng lại có xu hướng giảm. Năm 2001, tỉ trọng các ngành nông – lâm – thủy sản tương ứng là: 82,6% - 7,7% - 9,7% thì đến năm 2010 là: 79,1% - 7,5% - 13,4%.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu GTSX nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh năm 2001 và 2010

Đối với toàn khu vực I, lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất năm 2010 là 79,1% giảm 3,5% so với năm 2001; lĩnh vực thủy sản ngày càng tăng, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế và đời sống xã hội, năm 2010 tỉ trọng lĩnh vực thủy sản là 13,4% tăng 3,7% so với năm 2001; lĩnh vực lâm nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất năm 2010 là 7,5% giảm 0,2% so với năm 2001.

*Cơ cấu sử dụng đất

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Hà Tĩnh là 602.650 ha trong đó đất nông nghiệp là 498.816 ha chiếm 82,77% diện tích đất tự nhiên (năm 2010). Cơ cấu sử

dụng đất của các ngành trong thời gian qua biến động mạnh theo cả ba hướng là mở rộng diện tích canh tác, tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu loại hình sử dụng đất.

Bảng 2.5: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất ở Hà Tĩnh, giai đoạn 2006 – 2010

Hạng mục 2006 2010 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích tự nhiên 602.650 100,00 602.650 100,00 A- Ðất nông nghiệp 461.558 76,59 498.816 82,77

I- Ðất sản xuất nông nghiệp 116.685 19,36 124.514 20,66

1- Ðất trồng cây hàng năm 85.891 14,25 84.631 14,04

+ Ðất trồng lúa 64.427 10,69 59.430 9,86

+ Ðất trồng cây hàng năm khác 20.934 3,47 22.493 3,73

+ Ðất cỏ dùng vào chăn nuôi 530 0,09 2.708 0,45

2- Ðất trồng cây lâu năm 30.794 5,11 39.884 6,62

+ Ðất trồng cây CN lâu năm 6.182 1,03 9.123 1,51

+ Ðất trồng cây ăn quả 8.052 1,34 11.354 1,88

+ Ðất trồng cây lâu năm khác 16.560 2,75 19.407 3,22

II- Ðất sản xuất lâm nghiệp 340.350 56,48 365.577 60,66

1- Ðất rừng sản xuất 150.953 25,05 170.546 28,30 2- Ðất rừng phòng hộ 115.298 19,13 120.390 19,98 3 - Ðất rừng đặc dụng 74.098 12,30 74.640 12,39

III- Ðất nuôi trồng thuỷ sản 3.887 0,65 8.084 1,34

IV- Ðất làm muối 435 0,07 440 0,07

V- Ðất nông nghiệp khác 201 0,03 201 0,03

B- Ðất phi nông nghiệp 75.510 12,53 92.482 15,35 C- Ðất chưa sử dụng 65.582 10,88 11.352 1,88

Theo quy hoạch tổng thể KT - XH tỉnh Hà Tĩnh, định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh là cần phải “duy trì, bảo vệ đất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản”.

Đất nông nghiệp: trong giai đoạn 2006 – 2010 tăng 6,2% (từ 76,59% lên 82,77%), tăng 37.258 ha (từ 461.558 ha lên 498.816 ha), trung bình tăng 7.452 ha/năm. Đất nông nghiệp tăng phần lớn do tăng diện tích cây lâu năm từ 30.794 ha lên 39.884 ha và tăng diện tích một số cây hàng năm khác.

Đất lâm nghiệp: Trong giai đoạn 2006 – 2010 tăng nhanh 4,2% (từ 56,48% lên 60,66%), đất lâm nghiệp chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp (60,66% - năm 2010). Năm 2010 diện tích đất có rừng của toàn tỉnh đạt 365.557 ha, trong đó diện tích đất rừng sản xuất 170.546 ha, rừng phòng hộ 120.390 ha, rừng đặc dụng 74.640 ha. Hà Tĩnh là địa phương được đánh giá khai thác hiệu quả qũi đất cho phát triển vốn rừng.

Đất nuôi thủy sản: Mặc dù chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp (1,34% - năm 2010), nhưng không ngừng tăng lên từ năm 2006 – 2010 tăng 0,7% (4.197 ha). Đất có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng do chuyển từ một số diện tích đất lúa một vụ bấp bênh và cải tạo mặt nước chưa sử dụng, đất cát ven biển sang nuôi trồng thủy sản. Đến năm 2020, duy trì diện tích mặt nước nuôi thủy sản trong nội địa khoảng 9.069 ha. Hướng sử dụng đất cho nuôi thủy sản chủ yếu là nuôi quảng canh cải tiến bậc cao đúng kỹ thuật, hạn chế đào phá mặt đất bằng.

Trong giai đoạn 2010 - 2020, dự kiến đất trồng lúa sẽ giảm 4.183 ha chuyển dịch cơ cấu sang đất chuyên dùng và xây dựng cơ bản khác như (nâng cấp 2.518 km và làm mới 506 km đường nội đồng đảm bảo xe vận tải nhỏ và máy công tác đi lại dễ dàng, xây dựng giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi công cộng…).

*Cơ cấu lao động trong nông nghiệp

Bảng 2.6: Chuyển dịch cơ cấu lao động Tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2000 – 2010

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 SL (người) Cơ cấu (%) SL (người) Cơ cấu (%) SL (người) Cơ cấu (%) Tổng số 577.447 100 638.515 100 638.752 100 Lao động N – L - TS 494.274 85,6 511.484 80,1 379.635 59,4 Lao động CN - XD 30.418 5,3 43.083 6,8 97.720 15,3 Lao động DV 52.755 9,1 83.948 13,1 161.397 25,3

Nguồn: Số liệu và tính toán từ Niên giám thống kê Tỉnh Hà Tĩnh 2000, 2005, 2010

Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp đang được coi là xu hướng tất yếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các địa phương. Trong 10 năm gần đây, lao động Hà Tĩnh đã có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp. Năm 2000, lao động nông nghiệp chiếm 85,6% số lượng lao động toàn tỉnh, đến năm 2010 giảm còn 59,4 %. Lao động ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 5,3% lên 15,3% và Dịch vụ tăng từ 9,1% lên 25,3% trong thời kỳ tương ứng.

Lao động nông – lâm nghiệp – thủy sản có xu thế giảm 4,1%/năm. Lao động nông – lâm nghiệp giảm nhanh, năm 2005: 491.605 người (chiếm 77%) đến năm 2010 còn 351.218 (chiếm 55% so với tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế), giảm 140.387 người. Riêng lao động trong lĩnh vực thủy sản tăng 8.548 người trong giai đoạn 2005 – 2010 và hiện chiếm 4,4% trong tổng số lao động.

Biểu đồ 2.2: Chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2000 – 2010

Đây là một xu hướng tốt nhằm phấn đấu đạt tiêu chí giảm tỉ lệ lao động nông – lâm – thủy sản xuống dưới 20%. Tuy nhiên, một điều đáng lo ngại là những lao động giảm trong nông nghiệp thường là lao động trẻ nên lao động còn lại trong nông nghiệp đã ít lại đang có xu thế “già hóa” và thiếu lao động chất lượng cao.

Bảng 2.7: Lao động và cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh

Hạng mục 2005 2010 Số lao động (người) Tỉ lệ (%) Số lao động (người) Tỉ lệ (%) Tổng số 638515 100 638752 100

Nông – lâm nghiệp 491605 77,0 351218 55,0

Thủy sản 19879 3,1 28427 4,4

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tĩnh năm 2005, 2010

Giảm và sử dụng hiệu quả lao động nông nghiệp bằng cách chuyển từ lao động thuần nông, giản đơn cho năng suất thấp sang các công việc, ngành nghề, loại hình sản xuất có giá trị kinh tế cao như phát triển kinh tế trang trại.

Phát triển loại hình lao động phi nông nghiệp bằng cách đẩy mạnh đầu tư khuyến khích các hộ dân chuyển sang làm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Trong đó, đặc biệt chú trọng tới việc bảo tồn duy trì và mở

rộng các làng nghề truyền thống tại nông thôn - đây chính là khu vực thu hút và giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

Đẩy mạnh nâng cao chất lượng lao động nông thôn thông qua công tác bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho nông dân, trang bị học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, hiểu biết thị trường cho lực lượng lao động nông thôn, đặc biệt là lao động chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

Khuyến khích và giúp đỡ các hộ nông dân, chủ yếu là nông dân nghèo, thiếu điều kiện để kinh doanh nông nghiệp, chuyển sang công nghiệp và dịch vụ ở đô thị hay ở nông thôn, nhường lại đất cho các hộ có năng lực và điều kiện phát triển nông nghiệp. Để làm được công việc này, Nhà nước phải có chính sách giống như trước kia đã làm với việc di dân đi các vùng kinh tế mới, không để cho dân di cư một cách tự phát như hiện nay. Phải có chính sách để chuyển đổi ruộng đất: đất nông nghiệp lấy đất phi nông nghiệp hay chuyển cho các hộ kinh doanh nông nghiệp. Cần có một tổ chức và cơ chế thu hồi lại đất của những người muốn bỏ nông nghiệp, đền bù thích đáng và bảo đảm không thất thoát quỹ đất.

Khuyến khích phát triển doanh nhân nông thôn cũng là chìa khóa để phát triển kinh tế nông thôn. Hiện nay, ở nước ta có nhiều hộ nông dân trở thành chủ trang trại, nhưng hiện tượng này chưa phổ biến, vì chưa có các thể chế thích hợp để giúp nông dân làm tốt việc này. Kinh nghiệm cho thấy, các hợp tác xã kiểu mới hay hiệp hội nông dân có thể giúp các hộ nông dân trung bình trở thành các chủ trang trại sau một thời gian ngắn nhờ các dịch vụ có chất lượng cao về kỹ thuật, tín dụng, đầu vào, đầu ra trong xã hội, trong đó lao động qua đào tạo đạt trên 50%.

Về lao động nông nghiệp, phần lớn là có trình độ thấp và lệ thuộc nặng vào mùa vụ nên năng suất lao động trong nông nghiệp thấp. Do đó, mặc dù đã có những cải thiện, nhưng đời sống của người nông dân còn gặp nhiều khó khăn. Điều này cũng làm giảm sức mua lớn của nền kinh tế vì phần đông dân cư sống ở nông thôn.

Tóm lại, cơ cấu lao động trong nông nghiệp những năm qua chuyển dịch đúng hướng nhưng tốc độ chuyển dịch còn rất chậm và chủ yếu diễn ra giữa các ngành trong nông nghiệp (từ nông, lâm nghiệp chuyển dịch cơ cấu sang thủy sản).

b. Chuyển dịch CCKT trong nội bộ ngành nông nghiệp

Cơ cấu các lĩnh vực trong nội bộ ngành nông nghiệp đang có sự chuyển biến khá rõ nét; nếu năm 2001, tỉ trọng các lĩnh vực trồng trọt – chăn nuôi – dịch vụ nông nghiệp là: 67,3% - 29,7% - 3% thì đến năm 2010 là: 61,6% - 36,4% - 2,0% (trồng trọt giảm 6,3%, chăn nuôi tăng: 6,7%).

Trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, tỉ trọng giá trị ngành trồng trọt luôn giữ vai trò then chốt (chiếm 61,6% GTSX – năm 2010), ngành chăn nuôi đã có bước phát triển khá nhưng vẫn chiếm tỉ trọng khiêm tốn (chiếm 36,4% GTSX – năm 2010), làm cho quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi ở trạng thái mất cân đối, tỉ trọng ngành trồng trọt cao và kéo dài là biểu hiện đặc trưng của nền nông nghiệp độc canh.

Chênh lệch GTSX giữa trồng trọt và chăn nuôi năm 2001 là 2,3 lần, năm 2005 là 2,1 lần, năm 2010 là 1,7 lần. Mặc dù ngành chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng cao gấp 2,5 lần so với ngành trồng trọt (thời kì 2001 – 2010), nhưng ngành chăn nuôi có xuất phát điểm thấp nên đến nay đây vẫn là ngành chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.

Bảng 2.8: Chuyển dịch cơ cấu GTSX nội bộ ngành nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, thời kì 2001 – 2010 Nông nghiệp Trong đó Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Cơ cấu (%) 2001 2005 2010 100 100 100 67,3 65,6 61,6 29,7 31,4 36,4 3,0 3,0 2,0

Tỉ lệ chuyển dịch cơ cấu (%) - - 5,7 + 6,7 - 1,0 Tốc độ tăng trưởng trung bình

(%/năm) 2001 – 2005 2005 – 2010 2001 – 2010 3,0 2,0 2,4 2,9 0,7 1,8 3,7 5,5 4,6 1,1 0,9 1,0

Thời kì 2001 – 2010, dịch vụ nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng trung bình là 1%/năm do qui mô của dịch vụ không lớn nên giá trị thực tế còn nhỏ, tỉ trọng của ngành năm 2010 chỉ chiếm 2,0% (giảm 1% so với năm 2001).

Tóm lại, chuyển dịch cơ cấu GTSX nội bộ ngành nông nghiệp là đúng hướng, phù hợp với xu thế phát triển nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế là sản xuất các sản phẩm hàng hóa chủ lực phù hợp với nền kinh tế thị trường ở Hà Tĩnh.

Trong ngành trồng trọt:

Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất chính trong nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh (chiếm trên 60% GTSX ngành nông nghiệp), tạo ra nguồn thu nhập chính cho hơn 50% số hộ nông nghiệp, sử dụng nhiều tài nguyên đất, nước và lao động...đồng thời còn góp phần đảm bảo độ che phủ, cân bằng sinh thái. Cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh đang từng bước giảm bớt tính độc canh chuyển dần sang đa canh, thâm canh theo hướng sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Bảng 2.9: Hiệu quả kinh tế một số loại cây trồng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh hà tĩnh thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 58 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)