Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh hà tĩnh thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 115 - 133)

- Phòng chống sạt lở, thiên tai, lũ lụt do triều cường, nước biển dâng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất và dân sinh.

- Gắn phát triển hệ thống công trình thủy lợi với phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hệ thống đường sá, cầu cống và giao thông thủy, tạo thuận lợi cho bố trí lại dân cư và củng cố quốc phòng - an ninh.

- Cấp nước cho nhu cầu dân sinh và một số ngành kinh tế khác.

- Bên cạnh giành một phần nguồn vốn vào việc tu bổ, nâng cấp các công trình thuỷ lợi hiện có cần đầu tư xây mới các công trình thuỷ lợi ở một số vùng còn gặp khó khăn về nguồn nước tưới, xây dựng hệ thống đê bao ngăn mặn, chương trình kiên cố hoá kênh mương nhằm chủ động trong việc tưới tiêu và ngăn mặn.

- Kết hợp từ nhiều nguồn vốn khác nhau xây dựng mới, tu bổ, nâng cấp hệ thống đường giao thông không những phục vụ cho việc đi lại của người dân thuận lợi hơn mà còn tạo được sự chủ động trong việc trao đổi sản phẩm hàng hoá giữa các vùng, các huyện và với các tỉnh bạn.

(1) Thủy lợi

Tưới nước là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Cần đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây mới các công trình thủy lợi để đảm bảo chủ động tưới cho hầu hết diện tích lúa nước; từng bước mở rộng diện tích tưới cho cây trồng cạn, nhất là các cây hàng hóa chính như chè, cây ăn quả, lạc, và cung cấp đủ nước ngọt cho nuôi trồng thủy sản. Dự kiến đầu tư bổ sung hệ thống thuỷ lợi cho các vùng như sau:

Vùng tưới của hệ thống Ngàn Trươi - Cẩm Trang - Sông Nghèn:

Bao gồm toàn bộ huyện Ðức Thọ, thị xã Hồng Lĩnh, huyện Can Lộc và bắc Thạch Hà. Diện tích canh tác cần tưới vùng này khoảng 38.600 ha, trong đó đất cây hàng năm 33.600 ha, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên 1.200 ha, cây ăn quả và cây khác 3.800 ha. Phương án quy hoạch như sau:

- Xây dựng công trình thuỷ lợi đa chức năng Ngàn Trươi - Cẩm Trang để cấp nước cho huyện Vũ Quang, Hương Sơn, hoàn kênh dẫn dòng nối Bara Cẩm Trang với kênh Linh Cảm để khai thác nguồn nước của hệ thống Ngàn Trươi - Cẩm Trang cho vùng Ðức Thọ, Can Lộc, Hồng Lĩnh và Nghi Xuân, tiến tới sẽ chuyển trạm bơm Linh Cảm sang phục vụ mục đích tiêu úng cho vùng trủng của huyện Ðức Thọ và Can Lộc.

- Nâng cấp, tu sửa các công trình hiện có đảm bảo chủ động tưới hết diện tích canh tác.

- Làm mới đầu mối và kênh mương hồ Khe Trạm tại Ðức Ðồng tưới cho 100 ha đất canh tác.

- Làm mới đầu mối và kênh mương hồ Văn Bang tại Ðức Giang tưới 210 ha. - Ngoài ra cần làm mới 143 km và nâng cấp 560 km kênh tưới nội đồng.

Vùng Nghi Xuân:

Diện tích canh tác cần tưới khoảng 5.600 ha, trong đó Lúa 2.400 ha, màu và cây CN khác 3.200 ha; nuôi trồng thuỷ sản trên 1.000 ha. Dự kiến như sau:

- Nâng cấp và tu sửa hệ thống kênh mương và cống lấy nước của hệ thống trạm bơm Nghi Xuân 1.

- Xây dựng hệ thống kênh chuyển nước để đưa trạm bơm Nghi Xuân 2 vào hoạt động, tưới cho diện tích 2.000 ha theo thiết kế.

- Nâng cấp 7 trạm bơm còn lại để tưới đủ năng thiết kế 1.305 ha.

- Nâng cấp toàn bộ hệ thống hồ đập để đảm bảo tưới theo thiết kế l.075 ha. - Hoàn chỉnh hồ Xuân Hoa cấp nước tưới cho cho 300 ha đất canh tác và nước sinh hoạt cho thị trấn Nghi Xuân.

- Xây dựng đầu mối và kênh mương đập tràn Chuồi Vực để tưới cho 100 ha. - Xây dựng đầu mối và kênh mương hồ Nhà thờ tại Xuân Lam tưới cho 50ha. - Xây dựng đầu mối và kênh mương hồ Mỹ Dương cấp nước đa mục tiêu. - Xây dựng đầu mối và kênh mương hồ Chính Vực tưới cho 500 ha màu. - Ngoài ra cần làm mới 30 km và nâng cấp 20 km kênh tưới nội đồng.

Vùng tưới của hệ thống Kẻ Gỗ - Thượng Tuy:

Bao gồm các xã còn lại của huyện Thạch Hà, huyện Cẩm Xuyên (trừ các xã phía nam sử dụng nước Sông Rác) và TP Hà Tĩnh. Diện tích canh tác cần tưới vùng này khoảng 22.000 ha, trong đó đất cây hàng năm 20.000 ha, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên 2.000 ha. Phương án quy hoạch như sau:

- Hệ thống đầu mối và kênh mương Kẻ Gỗ sau khi nâng cấp sẽ tưới được 15.000 ha.

- Nâng cấp, sữa chữa các công trình còn lại để tưới cho khoảng 6.000 ha, đảm bảo năng lực tưới của các công trình đã có khoảng 21.000 ha.

- Làm mới đầu mối và kênh mương hồ Ðè Đẹ xã Cẩm Thịnh, tưới 120 ha. - Làm mới đầu mối và kênh mương hồ Eo Bù tại xã Cẩm Hưng, tưới 80 ha. - Làm mới đầu mối và kênh mương hồ Ðá Hàn Cẩm Quan, tưới cho 80 ha. - Ngoài ra cần làm mới 118 km và nâng cấp 540 km kênh tưới nội đồng.

Vùng tưới của hệ thống Sông Rác và các công trình phụ cận:

Bao gồm huyện Kỳ Anh và 3 xã của huyện Cẩm Xuyên. Diện tích canh tác cần tưới khoảng 16.500 ha, trong đó đất cây hàng năm 12.000 ha, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên 1.200 ha, chè 600 ha, cao su 2.200 ha, cây ăn quả 500 ha. Hệ thống thuỷ lợi vùng này còn có nhiệm vụ cung cấp nước cho Khu công nghiệp Vũng Áng và Thành phố Nam Hà Tĩnh trong tương lai. Dự kiến quy hoạch như sau:

- Nâng cấp đầu mối và kênh mương hồ Sông Rác đủ công suất thiết kế.

- Nâng cấp đầu mối và kênh mương các công trình hiện có (Tàu Voi, Mộc Hương) để tưới 1.632 ha.

- Làm mới đầu mối và kênh mương hồ thượng nguồn Sông Trí (hiện nay đang thi công).

- Làm mới hồ Kỳ Trung (12/9) để tưới cho 500 ha màu và chè công nghiệp. - Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đầu tư xây dựng hồ Rào Trổ phục vụ tưới cho cây hàng năm (lúa, lạc, sắn), cây lâu năm (cao su, cây ăn quả) của các xã vùng thượng Kỳ Anh và cung cấp nước cho Khu công nghiệp Vũng Áng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sữa chữa nâng cấp cống Tây Yên đảm bảo ngăn mặn, tiêu thoát nước vào mùa mưa được kịp thời.

- Ngoài ra cần làm mới 50 km và nâng cấp 170 km kênh tưới nội đồng.

Vùng Hương Sơn:

Diện tích canh tác cần tưới vùng này khoảng 7.500 ha, trong đó đất 2 lúa 3.400 ha, lúa màu trên 1.200 ha, màu và CCN khác 1.200 ha, cây ăn quả 2.000 ha. Dự kiến như sau:

- Làm mới đầu mối và kênh mương hồ Ðộng Tròn tại Sơn Tiến tưới 400 ha. - Làm mới đầu mối và kênh mương hồ Khe Môi tại Sơn Kim tưới 150 ha. - Làm mới đầu mối và kênh mương các hồ Cây Thị (Sơn Tiến) tưới cho 30 ha, Cầu Kè tại Sơn Diệm tưới cho 30 ha, hồ Miếu Thờ tại Sơn Thuỷ tưới cho 100 ha, hồ Tràng Sim tưới cho 70 ha tại Sơn Trường, hồ Ðá nhảy tại Sơn Hồng tưới cho 70 ha, hồ Ðồng Pheo tại Sơn Thịnh tưới cho 50 ha.

- Làm mới đầu mối và kênh mương trạm bơm Ðại Lãnh tại Sơn Kim tưới cho 50 ha, trạm bơm Voi Bổ tại Sơn Kim tưới 50 ha, hồ Tây tại Sơn Tây tưới 70 ha.

- Nâng cấp, hiện đại hoá đầu mối và kênh mương các hồ chứa: Khe cò, Cơn Trường, Cao Thắng, Khe Dẻ, Vực Rồng đảm bảo tưới đủ diện tích thiết kế.

- Nâng cấp đầu mối và kênh mương các trạm bơm: Sơn Hà, Sơn Long 1, Nghềnh, Sơn Ninh, Sơn Trung 2, Sơn Phúc, đập dâng Ðá Dựng tưới cho diện tích lúa và màu theo thiết kế.

- Ngoài ra cần làm mới 62 km và nâng cấp 185 km kênh tưới nội đồng.

Vùng Hương Khê:

Diện tích canh tác cần tưới vùng này khoảng 8.100 ha, trong đó đất Lúa nước 3.300 ha, còn lại là đất màu, cây ăn quả và cây công nghiệp khác 3.200 ha. Dự kiến như sau:

- Nâng cấp tu sửa các công trình hiện có, gồm: Ðập Họ Võ, hồ Khe con; đập dâng đá Bạc, Sông Tiêm; trạm bơm Phúc Trạch, Hương Xuân.

- Làm mới đầu mối và kênh mương đập dâng Ðá Hàn tại Hoà Hải tưới cho 2.612 ha, trong đó 1.324 ha lúa, 286 ha màu và 979 ha cây công nghiệp và cây ăn quả, cấp nước sinh hoạt cho dân cư trong vùng.

- Làm mới đầu mối và kênh mương đập Khe Táy tại Lộc Yên tưới cho 520ha. - Làm mới đầu mối và kênh mương đập Ðá tại Hương Trạch tưới cho 200ha. - Làm mới đầu mối và kênh mương đập Rào Rồng tại Phúc Trạch tưới cho 400 ha cây ăn quả.

- Làm mới đầu mối và kênh mương hệ thống thuỷ lợi Hương Trạch tưới cho 450 ha đất canh tác.

- Làm mới hệ thống Ðập Trạng tại Phúc Trạch, tưới cho 250 ha đất canh tác. - Làm mới hệ thống đập Ðô Khê tưới cho Hương Ðô và Hương Trà. - Ngoài ra cần làm mới 65 km và nâng cấp 120 km kênh tưới nội đồng.

(2) Giao thông, điện:

Các công trình giao thông chính và công trình điện do các ngành chức năng xây dựng phương án đầu tư và tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong phạm vi quy hoạch này chỉ dự kiến đầu tư giao thông nội đồng và giao thông cho các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung để phục vụ sản xuất. Dự kiến như sau:

- Nâng cấp 2.518 km và làm mới 506 km đường nội đồng đảm bảo xe vận tải nhỏ và máy công tác đi lại dễ dàng, từng bước kiên cố hoá để phục vụ được lâu dài, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

- Nâng cấp và làm mới khoảng 1.000 km đường vào các vùng sản xuất tập trung như vùng trồng Cao su, gỗ nguyên liệu, Chè, Dó trầm…

(3) Hệ thống trạm trại giống cây trồng, vật nuôi:

Mở rộng, nâng cấp Trung tâm giống lúa Thiên Lộc đạt tiêu chuẩn quốc gia, khảo sát lựa chọn địa điểm để xây dựng Trạm giống màu và cây công nghiệp ngắn ngày thuộc Trung tâm giống cây trồng Hà Tĩnh để đáp ứng việc nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất giống lúa, màu và cây công nghiệp ngắn ngày cung ứng cho nhu

cầu sản xuất; xây dựng trại nhân giống lúa (giống nguyên chủng, giống cấp 1) ở các huyện trọng điểm với tổng năng lực sản xuất 2.000 tấn/năm.

Hình thành Trại giống cây ăn quả sạch bệnh ở Hương Sơn; duy trì, củng cố trại giống Bưởi Phúc Trạch, Trại giống cây ăn quả Truông Bát để lưu giữ nguồn gen và sản xuất giống cây ăn quả sạch bệnh.

Tiếp tục đầu tư nâng cấp Trại lợn Ðức Long và 1 - 2 trạm trực thuộc để hàng năm có thể sản xuất 70 nghìn liều tinh ngoại. Củng cố và mở rộng Trại giống lợn của Tổng công ty KSTM Hà Tĩnh và các Trại giống của các tổ chức, cá nhân khác để cung cấp giống bố mẹ cho các cơ sở chăn nuôi trong tỉnh.

Tiếp tục đầu tư củng cố và phát triển Trại giống bò chất lượng cao tại Hương Khê đạt quy mô 350 nái nền vào năm 2015.

Nghiên cứu, khảo sát, kêu gọi đầu tư để hình thành Trại sản xuất giống gia cầm sạch bệnh cung cấp giống cho địa bàn toàn tỉnh.

Củng cố, nâng cấp, từng bước hiện đại hoá các vườn ươm giống cây lâm nghiệp hiện có; mở thêm một số vườn ươm công nghiệp ở Hương Khê, Vũ Quang, lựa chọn địa điểm để xây dựng một trạm sản xuất giống gốc sạch bệnh, có năng suất, chất lượng cao nhằm cung ứng cho các vườn ươm trên địa bàn tỉnh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Cơ cấu kinh tế và CDCCKT nông nghiệp là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, là một nội dung của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng miền, lãnh thổ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CDCCKT nông nghiệp là yêu cầu cần thiết và khách quan phù hợp với quy luật phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian qua cơ cấu kinh tế và CDCCKT nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh bước đầu được định hình, đã có sự chuyển dịch đúng hướng song còn chậm và chưa thật sự vững chắc, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá mặc dù Hà Tĩnh là tỉnh có nhiều điều kiện để CDCCKT nông nghiệp theo hướng hiện đại. Vì vậy việc nghiên cứu cơ cấu và CDCCKT nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

Bám sát mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã đạt được các kết quả nghiên cứu chính bao gồm:

- Hệ thống hoá, tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế và CDCCKT nông nghiệp: các khái niệm về ơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu kinh tế, CDCCKT nông nghiệp...để xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu cơ cấu và CDCCKT nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.

- Tổng hợp một số bài học kinh nghiệm về CDCCKT nông nghiệp của một số nước trên thế giới để vận dụng vào thực tiễn. Đây là những điểm quan trọng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng, cùng các giải pháp đẩy nhanh quá trình CDCCKT nông nghiệp ở tỉnh Hà Tĩnh.

- Phân tích các nguồn lực ảnh hưởng đến cơ cấu và CDCCKT nông nghiệp ở Hà Tĩnh.

- Phân tích thực trạng về cơ cấu và CDCCKT nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2000 - 2010 trên cả 3 phương diện ngành, lãnh thổ và thành phần kinh tế. Trên cơ sở đó đã rút ra được những thành công, hạn chế và những nguyên nhân.

tích một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy quá trình CDCCKT NN tỉnh Hà Tĩnh theo hướng CNH - HĐH.

Tuy nhiên điểm hạn chế của luận văn là: chưa đi sâu phân tích thực trạng về cơ cấu và CDCCKT NN theo lãnh thổ, một số thông tin còn thiếu. Trong thời gian tới cần có những đề tài nghiên cứu chi tiết cụ thể hơn về từng khía cạnh của vấn đề, đặc biệt tập trung nghiên cứu CDCCKT NN về mặt lãnh thổ nhằm làm cho luận văn hoàn thiện hơn.

2. KIẾN NGHỊ

Để thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh theo hướng CNH, HĐH tác giả có một số kiến nghị cụ thể:

Đối với Nhà nuớc:

Cần tăng cường hỗ trợ về vốn nhằm giúp đỡ tỉnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật và đẩy nhanh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tiếp tục tăng cường đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trong đó, đặc biệt chú trọng xây dựng hệ thống thủy lợi, phù hợp với định hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất và phương án thoát lũ, ngăn mặn chung của vùng, nhất là các huyện ven biển. Các cơ quan quản lý và các viện, trường tích cực hỗ trợ tỉnh thực hiện có hiệu quả chương trình ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất

Đề nghị nhà nước cần có những biện pháp quản lý và rà soát lại các vùng kinh tế ở các địa phương, hoạch định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp cho từng vùng. Để từ đó các địa phương có điều kiện xác định

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh hà tĩnh thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 115 - 133)