TTBCTC được thể hiện qua BCTC của doanh nghiệp. Hệ thống BCTC của doanh nghiệp trong khuôn mẫu kế toán hoặc chuẩn mực kế toán mà các tổ chức hay mỗi quốc gia quy định có thể có các yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, theo xu hướng hội tụ kế toán về bản
chất, đa phần có quan điểm với IASB, nghĩa là hệ thống BCTC của doanh nghiệp gồm các báo cáo: Bảng cần đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh BCTC.
a. Tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu là các yếu tố trực tiếp phản ánh tình hình tài chính của tổ chức/doanh nghiệp báo cáo, trong đó:
+ Tài sản: là nguồn lực được kiểm soát bởi tổ chức/doanh nghiệp báo cáo. Nguồn lực này là kết quả của các giao dịch hoặc sự kiện trong quá khứ và từ nó tổ chức/doanh nghiệp báo cáo được kỳ vọng là sẽ có lợi ích kinh tế trong tương lai.
+ Nợ phải trả: là nghĩa vụ hiện tại của tổ chức/doanh nghiệp báo cáo phát sinh từ các giao dịch hoặc sự kiện trong quá khứ. Việc thanh toán các nghĩa vụ này được cho là sẽ làm giảm các lợi ích kinh tế trong tương lai của tổ chức/doanh nghiệp.
+ Vốn chủ sở hữu: là lợi ích còn lại trong tổng tài sản của tổ chức/doanh nghiệp báo cáo sau khi trừ đi tất cả nợ phải trả của nó.
b. Lợi nhuận thường sử dụng như là thước đo hiệu quả hoạt động. Các yếu tố trực tiếp liên quan đến việc đo lường lợi nhuận là doanh thu/thu nhập khác và chi phí/chi phí khác: + Doanh thu/thu nhập khác: là các gia tăng lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới dạng các dòng tiền vào hoặc sự tăng thêm tài sản hoặc giảm bớt nợ phải trả. Các gia tăng lợi ích kinh tế này dẫn đến sự tăng trong vốn của các chủ sở hữu, không tính đến sự tăng lên trong vốn chủ sở hữu có liên quan đến việc góp vốn của các chủ sở hữu. Doanh thu phát sinh từ các hoạt động kinh doanh thông thường của tổ chức/doanh nghiệp. Thu nhập khác có thể có hoặc có thể không phát sinh trong các hoạt động thông thường của tổ chức/doanh nghiệp. + Chi phí/chi phí khác là các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong thời kỳ kế toán dưới dạng các dòng tiền ra hoặc sự hao tổn tài sản hoặc sự gia tăng nợ phải trả. Các khoản làm giảm liên quan đến việc phân phối cho chủ sở hữu. Chi phí phát sinh từ các hoạt động thông thường của các tổ chức/doanh nghiệp báo cáo. Chi phí khác có thể không phát sinh từ các hoạt động thông thường của các tổ chức/doanh nghiệp báo cáo.
Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong Bản thuyết minh BCTC giúp người sử dụng dự đoán được các luồng tiền trong tương lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các khoản tương đương tiền.
Ngoài BCTC, doanh nghiệp có thể lập báo cáo quản lý trong đó mô tả và diễn giải những đặc điểm chính về tình hình kinh doanh và tài chính, cũng như những sự kiện không chắc chắn chủ yếu mà doanh nghiệp phải đối phó nếu ban giám đốc xét thấy chúng hữu ích cho những người sử dụng trong quá trình ra các quyết định kinh tế.
Đối với các CTNY, TTBCTC được công bố qua BCTC năm thông thường phải kèm theo Báo cáo kiểm toán về BCTC năm.