4.1.4.1 Phân tích Anova
Bảng 4.1: Phân tích về độ phù hợp của mô hình
Model Sum of Squares Df Mean
Square F Sig. Regression 47.891 3 15.694 42.875 .000 Residual 86.752 282 0.374 1 Total 134.463 285
(Nguồn: Phân tích dữ liệu nghiên cứu từ phần mềm SPSS) Bảng cho thấy giá trị thống kê F = 42.875 có giá trị Sign = 0.000 là rất nhỏ, điều này cho phép tác giả bác bỏ giả thuyết H0 với độ tin cậy 99%, có nghĩa là kết hợp của các biến hiện có trong mô hình có thể giải thích được thay đổi của biến phụ thuộc, mô hình của tác giả xây dựng là phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.
4.1.4.2 Kiểm định sự vi phạm các giả thuyết trong mô hình hồi quy
Để kiểm định sự vi phạm các giả thuyết trong mô hình hồi quy, bài nghiên cứu thực hiện kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư thông qua việc xem xét biểu đồ tần số his- togram và biểu đồ tần số Q – Q plot. Cuối cùng, sử dụng độ chấp nhận của biến (Toler-
ance) và hệ số phóng đại phương sai ( Variance Inflation Factor – VIF) để đo lường hiện tượng đa cộng tuyến.
Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư Standardized Residual
Qua biểu đồ phân tích, ta thấy các giá trị phần dư phân tán một cách ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0, chứng tỏ rằng giả định liên hệ tuyến tính không bị vi phạm và phân phối phần dư có thể xem như là chuẩn.
Kiểm định đa cộng tuyến
Với độ chấp nhận (Tolerance gần bằng 1.000) lớn và hệ số phóng đại phương sai của các biến nhỏ hơn 10, nên chưa thấy dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến.
Qua kiểm định vi phạm các giả thuyết trong mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy kết quả mô hình hồi quy là đáng tin cậy và sử dụng được. Để xác định cụ thể yếu tố nào có ảnh hưởng mạnh đến mức độ minh bạch TTBCTC tại các doanh nghiệp niêm yết, ta quan sát hệ số hồi quy của các yếu tố trong mô hình.
4.2 Phân tích hồi quy đa biến 4.2.1 Mô hình hồi quy 4.2.1 Mô hình hồi quy
Bằng kỹ thuật hồi quy đa biến, phân tích này nhằm xây dựng mô hình, xác định mối
quan hệ giữa tính minh bạch thông tin tài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến nó, khẳng định tầm quan trọng cũng như chứng minh được tính đúng đắn của mô hình trong điều kiện nghiên cứu cụ thể, để từ đó đưa ra những gợi ý, giải pháp cụ thể trong việc công bố thông tin tài chính.
Phương pháp sử dụng để hồi quy trong nghiên cứu này là phương pháp Enter. Kết quả phân tích hồi quy cho ta thấy hệ số R2 hiệu chỉnh = 67.5%, kiểm định F = 74.46% có mức ý
Std. Dev = ,29 Mean = 3,84 N = 192,00
nghĩa Sign = 0 .000 < 0.05 điều này chứng tỏ 8 biến độc lập trên sử dụng trong mô hình là hoàn toàn phù hợp và phần nào giải thích được tính minh bạch TTTC bị tác động bởi các yếu tố như quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời, doanh nghiệp kiểm toán,…
Kết quả phân tích hệ số Beta đều dương, nghĩa là khi doanh nghiệp tiến hành công bố thông tin BCTC, 7 yếu tố trên có tác động đến sự minh bạch của thông tin được công bố (giả sử những yếu tố khác không đổi trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu này).
Kết quả mô hình hồi quy nghiên cứu là:
TRANS= 2.675 + 0.175*SIZE+ 0.164*LEV+ 0.217*PROFIT + 0.126*EASSET + 0.204*LIQ + 0.086*TIME + 0.39*AUDIT (4.1)
4.2.2 Phân tích kết quả hồi quy
Qua kết quả phân tích mối tương quan từ mô hình hồi quy tuyến tính giữa các yếu tố
ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin tài chính và tính minh bạch thông tin BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên sở GDCK TP.HCM, ta thấy các yếu tố quy mô, lợi nhuận, đòn bẩy tài chính, hiệu quả sử dụng tài sản, thời gian niêm yết, khả năng thanh toán và do- anh nghiệp kiểm toán có ảnh hưởng theo chiều thuận đối với tính minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết. Cụ thể như sau:
¾ Yếu tố quy mô doanh nghiệp có hệ số tương quan cao với tính minh bạch thông tin tài chính của doanh nghiệp là 0.175 và có giá trị Sig. = 0.028. Kết quả này cho thấy biến quy mô doanh nghiệp có tương quan dương với tính minh bạch thông tin tài chính và tác động này có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Chavent & các cộng sự (2006). Để giải thích hiện tượng này tại thị trường Việt Nam, ta nhận thấy mỗi lĩnh vực ngành nghề đều có yêu cầu về vốn và tài sản rất cao, nên khi thực hiện phân tích định lượng, hệ số hồi quy không cao. Tuy nhiên, yếu tố quy mô là yếu tố dễ nhận thấy là có ảnh hưởng trực tiếp đối với tính minh bạch do các yếu tố như sau: doanh nghiệp có quy mô lớn thường có lợi thế về quy mô trong sản xuất và chịu áp lực cạnh tranh cao, vì thế minh bạch thông tin là điều kiện tiên quyết để thu hút khách hàng, đối tác và nhà đầu tư. Mặt khác, các doanh nghiệp có quy mô lớn cũng là tiêu điểm chú ý của các cơ quan hành chính nhà nước nên việc minh bạch thông tin sẽ giảm thiểu những chi phí cũng như những rủi ro ngoài ý muốn cho các doanh nghiệp này.
¾ Kết quả hồi quy đa biến cho thấy yếu tố đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng theo chiều thuận đối với tính minh bạch thông tin tài chính của các doanh nghiệp niêm yết với hệ số là 0.164 và giá trị Sig = 0.043. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Chavents và cộng sự
(2006), khi ở thị trường Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp cổ phần sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, mà các khoản nợ chủ yếu vay mượn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Doanh nghiệp sẽ công bố thông tin một cách minh bạch để đáp ứng yêu cầu của chủ nợ và giảm thiểu hành vi kiểm soát của chủ nợ, nâng cao vị thế của mình trong mắt chủ nợ và tiềm năng trong việc thay đổi nhà cung cấp tín dụng để tìm được nguồn vốn tối ưu với chi phí thấp nhất.
¾ Tỷ suất sinh lời có mối quan hệ theo chiều thuận đối với tính minh bạch thông tin tài chính của các doanh nghiệp niêm yết – khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, nhà quản trị sẽ chủ động công bố thông tin một cách minh bạch hơn để thỏa thuận về mức thưởng cho họ và nâng cao giá trị của họ trên thị trường lao động. Mặt khác, mức sinh lợi cao có tác động tích cực đến giá trị cổ phiếu trên thị trường, là một cách thu hút các nhà đầu tư quan tâm và đầu tư nhiều hơn vào doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đây của Singvi & Deasi (1971) và Barako (2007).
¾ Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp có tương quan dương đối với tính minh bạch thông tin tài chính của các doanh nghiệp này, có hệ số là 0.204 và hệ số Sig. = 0.02 Khả năng thanh toán càng cao, doanh nghiệp càng tích cực công bố thông tin để chứng minh tình trạng hoạt động tốt của công ty mình để thu hút các kênh đầu tư. Kết quả này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Singhvi (1968).
¾ Yếu tố thời gian hoạt động có tương quan với tính minh bạch thông tin tài chính là 0.086 và giá trị Sig. = 0.072. Như vậy, biến thời gian hoạt động có tương quan dương đến tính minh bạch thông tin tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Galani & cộng sự (2011). Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam, các công ty hoạt động lâu năm có cơ hội cải thiện các điều kiện thực tế cho các quá trình báo cáo, công nghệ và chi phí BCTC. Các công ty có thời gian hoạt động lâu năm cũng có nhiều thành tựu để gia tăng danh tiếng cho công ty mình. Và minh bạch thông tin tài chính là một giải pháp hữu hiệu để gia tăng vị thế cạnh tranh của mình trên thương trường.
¾ Hiệu quả sử dụng tài sản đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản. Hệ số hồi quy bằng 0.126 với giá trị Sig. = 0.054. Theo kết quả này, doanh nghiệp có hiệu quả sử dụng tài sản càng cao thì càng minh bạch thông tin báo cáo tài chính.
¾ Kết quả hồi quy cho thấy tương quan thuận chiều giữa yếu tố công ty kiểm toán và tính minh bạch thông tin tài chính của các doanh nghiệp niêm yết. Kết quả nghiên cứu cho thấy
quy mô công ty kiểm toán hay mức độ uy tín của công ty kiểm toán ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin. Việc nâng cao chất lượng các công ty kiểm toán là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng các báo cáo tài chính. Theo DeAngelo (1981), các công ty kiểm toán lớn quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ danh tiếng của mình, chính vì thế mà họ sẽ đầu tư nhiều hơn vào công tác kiểm toán, qua đó nâng cao chất lượng và tính minh bạch các thông tin báo cáo tài chính mà các doanh nghiệp công bố.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong chương này, tác giả đã khắc họa một cách tổng quan mức độ minh bạch thông
tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mức độ minh bạch thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này chỉ đạt ở mức tương đối. Thang đo tính minh bạch thông tin BCTC được xây dựng theo 3 tiêu chí: chỉ số công bố TTTC, chỉ số công bố TTTC bắt buộc, chỉ số công bố TTTC tự nguyện.
Kết quả nghiên cứu hồi quy cho thấy các yếu tố: quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng thanh toán và yếu tố công ty kiểm toán có ảnh hưởng thuận chiều đến tính minh bạch thông tin BCTC của các doanh nghiệp niêm yết.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã giải thích, thảo luận ý nghĩa của kết quả phân tích hồi quy thu được cũng như đưa ra một số bàn luận và hàm ý nhằm khai thác tiềm năng đầu tư vào Việt Nam. Các bàn luận, hàm ý của tác giả ở chương này là cơ sở để tác giả tiến hành đưa ra kết luận và những gợi ý chính sách trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
Thị trường chứng khoán Việt Nam mặc dù đã trải qua hơn 15 năm hoạt động nhưng vẫn có khá nhiều biến động. Để có được tính ổn định của thị trường, ngoài rất nhiều điều kiện cần thiết thì rất cần sự minh bạch của các thông tin báo cáo tài chính, đây là một trong những nhân tố rất quan trọng nhằm phát triển một thị trường chứng khoán bền vững lâu dài.
Với nỗ lực tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết, thông qua phân tích các đặc điểm tài chính qua các báo cáo thường niên, tính minh bạch thông tin tài chính của các CTNY trên sàn HOSE hay mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp này chỉ đạt mức trung bình khá. Kết quả hồi quy cũng chỉ ra rằng các yếu tố thuộc về đặc điểm tài chính doanh nghiệp như chỉ số lợi nhuận, quy mô doanh nghiệp, chỉ số đòn bẩy tài chính, hiệu quả sử dụng tài sản, thời gian hoạt động trên thị trường chứng khoán và tính thanh khoản tác động thuận chiều đến tính minh bạch. Kết quả trên cũng khẳng định hoạt động giám sát nhà quản lý và chủ nợ có sự tương tác nhau và tăng cường giám sát sẽ làm cho quá trình công bố thông tin trở nên tốt hơn và mức độ minh bạch thông tin sẽ gia tăng. Các công ty kiểm toán cũng là yếu tố tích cực trong việc gia tăng mức độ minh bạch thông tin tài chính của các CTNY, do vậy việc kiểm soát chất lượng kiểm toán là yếu tố khá quan trọng trong quá trình tìm lời giải đáp cho việc thúc đẩy sự minh bạch từ phía CTNY.
Trên cơ sở phân tích và kết luận ở trên, luận văn kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết. Ở đây, không chỉ vai trò của cơ quan chức năng được đề cao, mà ngay cả bản thân các doanh nghiệp, phải tự thân làm minh bạch thông tin BCTC của doanh nghiệp mình. Một khi các nhà đầu tư hiểu rõ và làm chủ được thị trường, họ sẽ có kênh đầu tư hiệu quả, góp phần vào sự phát triển chung của toàn ngành chứng khoán.
5.2 Kiến nghị
Để nâng cao tính minh bạch thông tin BCTC chúng ta cần phải cải thiện những yếu tố sau:
- Về kiểm toán: Công ty phải gia tăng việc kiểm toán, như công ty phải tăng cường hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ; bộ phận này phải thường xuyên cập nhật các quy định và chuẩn mực của kiểm toán để làm cho đúng, nên tách biệt giữa Ban kiểm soát và Ban
giám đốc để tăng tính độc lập khi kiểm tra, giám sát. Kiểm toán độc lập nên mời những công ty lớn như Big 4 hoặc gần tương đương vào kiểm tra, thì chất lượng báo cáo mới cao. - Về lợi nhuận: Công ty phải hoạt động hiệu quả hơn để gia tăng lợi nhuận, hạn chế việc dùng vốn tự bỏ ra mà dùng vốn xoay vòng từ hoạt động sản xuất kinh doanh; bằng cách tăng doanh thu bán hàng và đồng thời giảm chi phí (giá thành sản phẩm, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp...).
- Về khả năng thanh toán: tăng khả năng thanh toán bằng cách tăng tài sản ngắn hạn, đặc biệt bằng tiền và tài sản tương đương tiền, đồng thời giảm nợ ngắn hạn. Điều quan trọng là quản trị tốt tiền, các khoản tương đương tiền và khoản phải thu, điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm lượng vốn bị ứ đọng và giảm nguồn vốn bị chiếm dụng. Mặt khác có thể tận dụng được các khoản vốn này một cách hiệu quả vào sản xuất hoặc dùng để thanh toán cho các khoản nợ đến hạn.
- Về quy mô doanh nghiệp: tăng quy mô doanh nghiệp bằng cách tăng tài sản đặc biệt là tài sản ngắn hạn hoặc tăng nợ phải trả tức chiếm dụng vốn của đối tác, ngoài ra doanh nghiệp còn phải tăng doanh thu thuần bằng cách tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hay tăng giá trị thị trường của công ty như phát hành thêm cổ phiếu nếu công ty đang hoạt động hiệu quả.
- Về đòn bẩy tài chính: tăng tổng tài sản đồng thời giảm vốn chủ sở hữu; chủ yếu dùng vòng quay hàng hoá và dịch vụ để tạo vốn hoạt động. Đòn bẩy có tiềm năng làm tăng tỷ suất sinh lợi chung trên vốn cổ phần. Vì nếu tỷ suất sinh lợi chung cao hơn lãi suất vay nợ thì doanh nghiệp đang sử dụng vốn vay có hiệu quả. Trường hợp này, doanh nghiệp có thể tăng hệ số nợ để tiếp tục tăng lợi nhuận cho các cổ đông, đồng thời có thể giúp gia tăng mức độ CBTT mà nhất là trong thời điểm hiện nay, khi chi phí sử dụng vốn vay rất thấp. - Về hiệu quả sử dụng tài sản: công ty phải tăng cường hiệu quả của vòng quay tổng tài sản như tăng doanh thu, giảm chi phí. Đồng thời công ty phải sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất cũng như tổ chức quản lý tốt tình hình sử dụng tài sản trong doanh nghiệp.
- Về thời gian hoạt động: doanh nghiệp hoạt động lâu thường tạo được uy tín, thương hiệu, và có lợi nhuận cao hơn là những doanh nghiệp mới hoạt động. Ngoài ra doanh nghiệp đó cũng chứng tỏ được mình có chỗ đứng trên thị trường, có đối tác ổn định và có tiềm lực để