Xây dựng các giả thuyết trong mô hình

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên HOSE (Trang 54 - 58)

(1) Biến quy mô công ty:

Các nghiên cứu trước đây đã xác định biến quy mô có ảnh hưởng đáng kể đến tính minh bạch thông tin và quá trình công bố thông tin BCTC của các công ty. Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng công ty có quy mô lớn thì minh bạch hơn công ty nhỏ. Nhận định này được rút ra từ kết quả nghiên cứu xuyên quốc gia của các tác giả: Wallace (1994), Meek (1995), Ahmed and Courtis (1999), và Zarzeski (1996), Robert Bushman, Joseph Piotroski, Abbie Smith (2001), Archambault (2003), Khanna và cộng sự (2004). Ngoài ra, kết quả này cũng được khẳng định qua nghiên cứu của nhóm tác giả Cheung và cộng sự (2005) khi thực nghiệm tại TTCK Hồng Kông và đúng khi thực nghiệm tại TTCK Thái Lan.

Giả thuyết H1: Các công ty có quy mô lớn thì minh bạch TTBCTC hơn các công ty có quy mô nhỏ.

Hình 3.2 – Mô hình nghiên cứu “ Các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC của các CTNY trên HOSE”

TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN BCTC THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU NHÀ NƯỚC KHẢ NĂNG THANH TOÁN CÔNG TY KIỂM TOÁN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN QUY MÔ HĐQT QUYỀN SỞ HỮU TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH BAN KIỂM SOÁT ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH QUY MÔ CÔNG TY

Các nghiên cứu trên đưa ra lý do giải thích cho mối quan hệ giữa quy mô công ty và mức độ minh bạch thông tin là do nhu cầu công khai thông tin hay có thể là các công ty lớn công bố nhiều thông tin hơn để giảm áp lực chính trị hoặc các công ty lớn thường có nhiều nguồn lực sản xuất nên công khai thông tin do họ công bố thường nhạy cảm hơn với sự giám sát nhiều hơn từ công chúng, nhà đầu tư và chính phủ. Do đó, thông tin do họ công bố thường được sự chú ý nhiều hơn các nhà phân tích, các chuyên gia tài chính và BCTC do họ công bố có khả năng được xem xét kỹ hơn với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Vì vậy, các công ty có quy mô lớn bắt buộc phải minh bạch thông tin nhiều hơn các công ty có quy mô nhỏ.

(2) Biến đòn bẩy tài chính:

Một số nghiên cứu của tác giả trước đây cho rằng, công ty có đòn bẩy tài chính cao sẽ công bố thông tin nhiều hơn các công ty có đòn bẩy tài chính thấp. Một số nghiên cứu có kết quả phù hợp với nhận định trên là nghiên cứu của Ahmed và Courtis (1999) với lý do đưa ra là khi các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao thì sẽ chịu sự giám sát nhiều hơn từ các bên liên quan. Các chủ nợ sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin nhiều hơn để đảm bảo lợi ích cho họ. Ngoài ra, nhà quản lý sẽ thuyết phục các chủ nợ trong việc cho vay bằng việc công bố thông tin nhiều hơn để giảm chi phí nợ vay. Còn Jaggi và Low (2000) nhận thấy rằng mức độ công bố thông tin sẽ gia tăng ở các công ty có đòn bẩy tài chính cao đối với các quốc gia theo trường phái thông luật, ngược lại, ở quốc gia mà hệ thống pháp luật theo luật La Mã thì lại không có mối quan hệ nào giữa đòn bẩy tài chính và mức độ công bố thông tin.

Giả thuyết H2: Các công ty có đòn bẩy tài chính lớn thì mức độ minh bạch TTBCTC càng cao.

(3) Biến tình hình tài chính:

Một số nghiên cứu của các tác giả trước đây cho rằng, tình hình tài chính trong quá khứ của công ty ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin. Cụ thể, công ty có lợi nhuận tốt sẵn sàng công bố thông tin cho các nhà đầu tư bên ngoài hơn là các công ty có lợi nhuận thấp. Đồng tình với sự nhận định này có các nghiên cứu của Lang và Iundholm (1993) và Khanna, Palepu và Srinivasan (2004).

Giả thuyết H3: Các công ty có lợi nhuận tốt sẵn sàng công bố thông tin hơn là công ty có lợi nhuận thấp

Kết quả nghiên cứu trên có thể được lý giải như sau: các công ty có lợi nhuận tốt công bố nhiều thông tin hơn để nhà quản lý có cơ hội được hưởng các khoản lợi ích nhiều hơn từ cổ

đông hay nhận được khen thưởng từ cổ đông hoặc để duy trì vị thế của mình. Ngoài ra, các công ty có lợi nhuận cao thường công bố nhiều thông tin nhằm thu hút sự quan tâm của thị trường và các nhà đầu tư quan tâm đến họ, từ khi giá trị cổ phiếu của họ được gia tăng. Trong khi đó, công ty có lợi nhuận thấp thường công bố ít thông tin hay công bố không rộng rãi nhằm che dấu những lý do hay tình trạng hoạt động kém hiệu quả…

(4) Biến hiệu quả sử dụng tài sản:

Công ty có hiệu quả sử dụng tài sản cao thì mức độ công bố thông tin cao hơn công ty có hiệu quả sử dụng tài sản thấp vì các công ty có hiệu quả sử dụng tài khoản cao có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư và nhà phân tích hơn; do vậy các công ty này công bố thông tin nhiều hơn và thông tin minh bạch hơn (nhóm tác giả Cheung, J. Thomas Connelly, Piman Limpaphayom và Lynda Zhou (2005) khi thực nghiệm tại TTCK Hồng Kông).

Giả thuyết H4: Công ty có hiệu quả sử dụng tài sản càng cao thì mức độ minh bạch TTBCTC càng cao.

(5) Biến khả năng thanh toán:

Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tồn tại hai quan điểm trái chiếu: (i) Khả năng thanh toán càng cao, công ty càng tích cực CBTT để chứng minh tình trạng hoạt động tốt của công ty (Singhvi, 1968) và (ii) Khả năng thanh toán thấp, công ty có khuynh hướng công bố càng nhiều để biện minh tình trạng công ty với các đối tượng bên ngoài (Wallace & Nacer, 1994).

Giả thuyết H5: Công ty có khả năng thanh toán càng cao thì mức độ minh bạch TTBCTC càng lớn.

(6) Biến thời gian hoạt động:

Theo Galani & cộng sự (2011), các công ty hoạt động lâu năm có cơ hội cải thiện các điều kiện thực tế cho quá trình báo cáo, công nghệ, chi phí CBTT. Đồng thời các công ty này cũng có nhiều thành tựu để báo cáo nhằm tăng danh tiếng của công ty. Với các công ty non trẻ CBTT sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường.

Giả thuyết H6: Công ty có thời gian hoạt động càng lâu thì mức độ minh bạch TTBCTC càng nhiều.

(7) Biến sở hữu nhà nước:

Nhà nước khi sở hữu vốn tại công ty sẽ áp đặt một cơ chế giám sát khá nghiêm ngặt. Chính vì vậy, họ kỳ vọng tồn tại mối liên hệ thuận chiều giữa tỷ lệ sở hữu nhà nước và mức CBTT BCTC.

Giả thuyết H7: Công ty có tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước càng lớn thì mức độ minh bạch TTBCTC càng cao.

(8) Biến công ty kiểm toán:

Nhiều nghiên cứu cho rằng nội dung của báo cáo hàng năm có thể bị ảnh hưởng bởi việc các CTNY được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán lớn hay nhỏ (Kết quả nghiên cứu của Fargher, Taylor, and Simon (2001), Archambault (2003)). Các nghiên cứu trước phân chia quy mô công ty kiểm toán theo 2 nhóm công ty kiểm toán Big four và nhóm còn lại là nhóm không phải Big four: với nhận định là các công ty được kiểm toán bởi một trong các công ty kiểm toán lớn (Big four) có thể công bố nhiều thông tin hơn các công ty khác. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại có kết quả ngược lại với các kết quả trên như : Wallace et al. (1994) không tìm thấy mối quan hệ nào giữa quy mô công ty kiểm toán (auditor size ) và mức độ công bố thông tin trong các công ty ở Tây Ban Nha. Tương tự như vậy, dựa trên một phân tích tổng hợp, Ahmed và Courtis (1999) nhận thấy không có mối quan hệ nào giữa quy mô công ty kiểm toán với mức độ công bố thông tin.

Gỉa thuyết H8 : công ty được kiểm toán bởi một trong các công ty kiểm toán lớn (Big four-Big 4) có thể công bố nhiều thông tin hơn các công ty khác (Non Big four).

(9) Biến quy mô HĐQT (Board size )

Đặc điểm quan trọng khác của HĐQT là quy mô của HĐQT. Jensen (1993), trích Chueng và cộng sự (2005), cho rằng quy mô HĐQT lớn hơn dẫn đến thảo luận ít chân thật hơn về các vấn đề quan trọng, từ đó làm cho hệ thống công bố thông tin trong công ty cũng yếu kém hơn. Nói cách khác, quy mô HĐQT quá lớn sẽ dẫn đến hiệu quả quản trị công ty không cao và không đảm bảo minh bạch thông tin trên TTCK.

Giả thuyết H9: Quy mô HĐQT càng lớn thì mức độ minh bạch TTBCTC của các CTNY càng kém.

(10) Biến quyền sở hữu (Ownership concentration )

Nhà đầu tư là những người có quyền lợi chính từ việc công bố thông tin của công ty. Một số nghiên cứu cho rằng mức độ sở hữu tập trung cổ phiếu có thể dẫn đến quản trị công ty tốt hơn, từ đó mức độ minh bạch thông tin cao hơn, làm giảm khả năng nhà quản trị gây thiệt hại cho các cổ đông (McConnell và Servace, 1990, trích Chueng và công sự, 2005). Tuy nhiên, một số các nhà nghiên cứu khác thực nghiệm tại các thị trường Đông Á lại cho rằng sự tập trung vốn chủ sở hữu có thể dẫn đến mâu thuẫn về quyền sở hữu giữa người sở hữu bên trong và nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp (Claessens và cộng sự, 2000). Những công ty có nhiều nhà đầu tư sở hữu lượng cổ phiếu lớn như vậy ít phụ thuộc vào các nhà

đầu tư nhỏ lẻ. Vì vậy, sự cần thiết phải công bố thông tin của các công ty này có thể bị giảm sút (La Porta và cộng sự, 1999, Schadewitz & Blevins, 1998). Do đó, doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn chủ sở hữu cao sẽ minh bạch thông tin kém hơn.

Giả thuyết H10: Công ty có mức độ tập trung vốn chủ sở hữu càng cao thì mức độ minh bạch TTBCTC càng thấp.

(11) Biến Ban kiểm soát:

Theo McMullen (1996), Ban kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong việc tăng độ tin cậy của BCTC. Thông qua những giải pháp ràng buộc nhằm hạn chế các sai sót kỹ thuật, hành vi bất hợp pháp và dấu hiệu của một BCTC thiếu tin cậy sẽ được nhận biết.

Giả thuyết H11: Công ty có Ban kiểm soát thì mức độ minh bạch TTBCTC càng cao. Với mô hình nghiên cứu đã đề xuất cùng với các giả thuyết được xây dựng trên bước

tiếp theo chúng tôi sẽ tiến hành thực hiện các nghiên cứu định tính để điều chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết cho phù hợp với đặc điểm của TTCK Việt Nam nói chung và TTCK TP.HCM nói riêng.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên HOSE (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)