Các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC của các CTNY

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên HOSE (Trang 41)

2.2.1 Tổng quan các yếu tố

Có nhiều mô hình nghiên cứu của rất nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố và tính minh bạch thông tin ở nhiều phạm vi và khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các yếu tố mang đặc điểm tài chính và quản trị ảnh hưởng đến mức độ và tính minh bạch TTBCTC ở góc độ doanh nghiệp nên chỉ tiến hành lựa chọn và kế thừa các mô hình nghiên cứu tiêu biểu dưới đây:

(1) Mô hình nghiên cứu của Robert Bushman và cộng sự (2001)

Nhóm tác giả Robert Bushman, Joseph Piotrosks, Abbie Smith (2001) đã phân tích về minh bạch thông tin của các CTNY dựa trên hai nhóm yếu tố: minh bạch TTBCTC (tính kịp thời, độ tin cậy, khả năng tiếp cận thông tin) và minh bạch thông tin quản trị, đồng thời đưa ra các thành phần ảnh hưởng đến minh bạch công ty như sau:

- Các thành phần ảnh hưởng đến minh bạch công ty: + Báo cáo công ty gồm:

Mức độ minh bạch (chỉ số CIFAR) Công bố TTBCTC (DISL)

Chi phí nghiên cứu và phát triển (R & D), chi phí sử dụng vốn, phân khúc thị trường và sản phẩm, công ty con và phương pháp kế toán

Công bố thông tin quản trị (GOVERN)

Danh tính các cổ đông lớn, nhà quản lý, thành viên HĐQT và các mối quan hệ của họ, thù lao và quyền sở hữu cổ phần của giám đốc và cán bộ quản lý, các thông tin nhằm nhận diện được các cổ đông lớn và tỷ lệ sở hữu của họ trong công ty

Các nguyên tắc kế toán (MEASURE) BCTC hợp nhất, các phương pháp dự phòng Tính kịp thời của thông tin (TIME)

Tần suất công bố BCTC và các khoản mục công bố

Độ tin cậy các công ty được kiểm toán bởi Big 5 (Hiện tại là Big 4).

+ Khả năng thu thập thông tin riêng và mức độ truyền thông:

Truyền thông :

Trực tiếp (báo cáo): như nhà phân tích tài chính

Gián tiếp (giao dịch): như nhà đầu tư, tổ chức giao dịch nội bộ...

+ Phổ biến thông tin:

Các kênh truyền thông:

Khả năng tiếp cận thông tin doanh nghiệp (DN) từ các kênh truyền thông.

(2) Mô hình nghiên cứu của Jeffrey và Marie E. Archbault (2003).

Theo nhóm tác giả, ở góc độ công ty, giả thuyết về các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp là: quyền sở hữu (ownership), tình trạng niêm yết (exchange listings), chính sách cổ tức (Dividends), công ty kiểm toán (Auditor) và đòn bẩy tài chính (leverage). Tuy nhiên, nghiên cứu thực hiện của nhóm tác giả kết luận rằng các yếu tố như chính sách cổ tức và đòn bẩy tài chính không ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin.

Ngoài ra, đối với quá trình hoạt động của doanh nghiệp, các công ty đưa ra các quyết định kinh doanh có thể ảnh hưởng đến nhu cầu thông tin của người sử dụng BCTC với giả thuyết rằng: quá trình hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các CTNY. Quá trình hoạt động của công ty được nghiên cứu này xem xét gồm: quy mô công ty (Firm size), ngành nghề kinh doanh (Number of industries) và doanh thu

xuất khẩu (Foreign sales). Nghiên cứu thực nghiệm của nhóm tác giả có kết quả phù hợp với các giả thuyết đưa ra.

+ Về văn hóa: bao gồm 02 nội dung;

- Giáo dục: khoảng cách quyết lực và chủ nghĩa cá nhân. - Tôn giáo: Phòng tránh sự bất ổn và chủ nghĩa nam quyền.

+ Về hệ thống quốc gia: Chính trị, chủ nghĩa tự do, luật pháp, truyền thông, kinh tế,

sự phát triển, lạm phát, và thị trường vốn.

+ Về hệ thống công ty: bao gồm 02 nội dung;

- Tài chính: quyền sở hữu, tình trạng niêm yết, cổ tức, kiểm toán và đòn bẩy tài chính. - Hoạt động: quy mô, ngành nghề kinh doanh và doanh thu xuất khẩu.

+ Khả năng đáp ứng: công bố thông tin.

(3) Mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả Cheung và cộng sự (2005)

Nghiên cứu đưa ra 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin và tính minh bạch thông tin là: nhóm yếu tố tài chính và nhóm yếu tố về quản trị công ty.

Trong nhóm yếu tố tài chính, tác gỉả đưa ra mô hình 5 biến tài chính có ảnh hưởng đến mức độ công bố và tính minh bạch của thông tin gồm quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, tình hình tài chính, tài sản thế chấp, hiệu quả sử dụng tài sản. Trong nhóm yếu tố quản trị, tác giả đưa ra 3 biến quản trị có ảnh hưởng đến mức độ công bố và tài chính minh bạch của thông tin gồm: mức độ tập trung quyền sở hữu, cơ cấu Hội đồng quản trị (HĐQT) và quy mô của HĐQT. Mô hình nghiên cứu của nhóm tác giảđược thể hiện như sau:

- Quy mô công ty; - Đòn bẩy tài chính; - Tình hình tài chính; - Tài sản thế chấp; - Hiệu quả sử dụng tài sản; - Mức độ tập trung quyền sở sữu; - Cơ cấu HĐQT; - Quy mô HĐQT.

2.3 Lý thuyết nền liên quan đến tính minh bạch TTBCTC 2.3.1 Lý thuyết thông tin hữu ích 2.3.1 Lý thuyết thông tin hữu ích

Trên phương tiện lý thuyết, yêu cầu về minh bạch TTBCTC xuất phát từ lý thuyết thông tin hữu ích và lý thuyết quan hệ quản lý. Theo lý thuyết thông tin hữu ích, TTBCTC được thiết lập dựa trên các giả thuyết:

- Luôn tồn tại sự mất cân bằng đối với mặt thông tin giữa người lập BCTC và người sử dụng thông tin.

- Nhu cầu của người sử dụng thông tin kế toán là không được xác định trước và cần được xác định thông qua cách dẫn chứng thực tế.

- Việc đáp ứng thông tin của người sử dụng được thực hiện qua những bên có lợi ích liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp

- Tính hữu ích của thông tin cần được đánh giá trong mối tương quan lợi ích – chi phí trong việc thực hiện kế toán.

- Do đặc điểm mất cân đối về mặt thông tin giữa các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, những đối tượng bên ngoài luôn có xu hướng dựa vào thông tin kế toán như một tài liệu quan trọng trong việc ra quyết định kinh tế. Minh bạch TTBCTC được xây dựng trên nền tảng tính hữu ích của TTBCTC đối với các đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp: nhà đầu tư, ngân hàng và các chủ nợ.

- Trong những năm 1980, lý thuyết thông tin hữu ích được coi là nền tảng của các chuẩn mực kế toán quốc tế. Lý thuyết này làm sáng tỏ mục đích của hoạt động kế toán trong nền kinh tế thị trường và là kim chỉ nam cho việc xây dựng các chỉ tiêu đánh giá tính minh bạch tài chính của các thông tin do hệ thống kế toán cung cấp.

- Lý thuyết thông tin hữu ích là cơ sở để đánh giá hiệu quả tác dụng của việc sử dụng thông tin cho các quyết định quản lý chứ không đơn thuần là để phục vụ theo yêu cầu của pháp luật, lý thuyết thông tin hữu ích giúp cho người sử dụng thông tin (bên ngoài) có được sự đánh giá khách quan về chất lượng của TTBCTC của doanh nghiệp

- Áp dụng lý thuyết cho vấn đề minh bạch TTBCTC của các CTNY:

Do đặc điểm mất cân đối về mặt thông tin giữa các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, trên TTCK những đối tượng bên ngoài, thông thường là các nhà đầu tư có xu hướng dựa vào thông tin kế toán như một tài liệu quan trọng cho việc ra các quyết định kinh tế (ví dụ như quyết định cho vay của các ngân hàng, việc ký kết các hợp đồng kinh tế hoặc mua bán cổ phần hoặc đầu tư vào một công ty mới v.v…)

Lý thuyết thông tin hữu ích tạo ra một môi trường thông tin thực sự mang bản sắc thị trường nơi thông tin kế toán được coi là một hàng hóa. Đây là điều kiện cơ bản để hình thành một môi trường lành mạnh về thông tin và kế toán được đánh giá theo đúng giá trị

vốn có của nó, đặc biệt là trong điều kiện hoạt động của TTCK. Điều này cũng rất có ý nghĩa trong việc thúc đẩy sự hình thành môi trường kế toán chuyên nghiệp với các dịch vụ kế toán phát triển và được điều tiết bởi các quy luật cung cầu.

Áp dụng lý thuyết thông tin hữu ích có ý nghĩa quan trọng làm thay đổi căn bản việc đánh giá tính minh bạch tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là CTNY. Minh bạch thông tin không chỉ bắt nguồn từ ý thức cung cấp thông tin của doanh nghiệp mà trước hết cần phải xuất phát từ nhu cầu của đối tượng sử dụng thông tin trong đó nhóm các nhà đầu tư, ngân hàng và chủ nợ,... là nhóm đối tượng mang tính quyết định.

2.3.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng - Nội dung lý thuyết:

Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 và đến năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof, Michael Spence và Jose Stiglits đã được nhận giải Nobel kinh tế cho những nỗ lực nghiên cứu của lý thuyết về thông tin bất cân xứng.

Nghiên cứu của một học giả kinh tế nổi tiếng trên thế giới về lý thuyết thông tin bất xứng đã đưa ra khái niệm về thông tin bất cân xứng như sau: “Thông tin bất cân xứng trên TTCK xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu tư sở hữu được thông tin riêng (Kyle, 1985 trích trong Ravi 2005) công bố hơn về một công ty (Kim và Verrecchia, 1994 và 1977 trích trong Ravi 2005) so với các nhà đầu tư còn lại. Nói cách khác. "thông tin bất cân xứng xuất hiện khi người mua và người bán có các thông tin khác nhau”.

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế, người ta gặp phải hàng loạt các vấn đề cần lý giải như tại sao ở một số quốc gia, ngân hàng lại áp dụng lãi suất cho vay lại cao gấp 2 đến 3 lần mức bình thường đối với một số doanh nghiệp? Tại sao các công ty lại chấp nhận bỏ ra hàng tỷ đồng vào các chiến dịch quảng cáo?... những câu hỏi thuộc những lĩnh vực khác nhau nhưng đều phản ánh một hiện tượng phổ biến mà Akerlof đã chỉ ra trong bài viết có tựa đề “thị trường trái chanh” (Akerlof, 1970), trong đó ông lý luận rằng: trong hai bên tham gia giao dịch, một bên thường có nhiều thông tin hơn bên kia. Đó chính là hiện tượng thông tin bất cân xứng (asymmetric information).

Tiếp theo Akerlof, Micheal Spence (1973) chỉ ra giải pháp để khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng bằng cơ thể phát tín hiệu một cách trung thực và tin cậy đến những bên ít thông tin. Với việc phát hiện này, người bán những sản phẩm có chất lượng cao phải sử dụng những biện pháp được coi là tốn kém so với người bán hàng hóa có chất lượng thấp. Ví dụ của việc phát tín hiệu thị trường là việc các công ty, tập đoàn nổi tiếng thường triển

khai các chương trình quảng cáo đắt tiền, việc duy trì chế độ bảo hành cho sản phẩm tin cậy cho khách hàng để phát tín hiệu về chất lượng của sản phẩm và dịch vụ của mình. Các CTNY duy trì tỷ lệ cổ tức chi trả bằng tiền mặt cao và ổn định để phát tín hiệu về khả năng quản lý dòng tiền mạnh và hiệu quả hoạt động của mình…

Trải qua hơn hai thập kỷ, lý thuyết về thị trường có thông tin bất cân xứng của tác giả George Akerlof, Michael Spence và Jose Stiglitz đã trở thành trọng tâm nghiên cứu của kinh tế học hiện đại với hàng loạt ứng dụng đã đưa vào thử nghiệm không chỉ đối với thị trường hàng hóa , dịch vụ.

- Áp dụng lý thuyết cho vấn đề minh bạch TTBCTC của các CTNY:

Từ những nội dung cơ bản về lý thuyết thông tin bất cân xứng, có thể thấy, thông tin bất cân xứng là tình trạng mà các bên tham gia giao dịch không được thông tin như nhau, một bên tham gia giao dịch trên thị trường (ban điều hành công ty. cổ đông lớn, …) có nhiều thông tin hơn, có thông tin sớm hơn hoặc tiếp cận thông tin dễ dàng hơn so với các bên còn lại (các nhà đầu tư nhỏ lẻ). Thông tin bất cân xứng chính là tình trạng thông tin không đầy đủ, không kịp thời, không tin cậy, không chính xác và không tạo điều kiện để tiếp cận dễ dàng với các nhà đầu tư còn lại trên thị trường. Đây chính là biểu hiện của sự không minh bạch thông tin trên thị trường.

Trong hoạt động của TTCK, thông tin bất cân xứng xảy ra khi các bên tham gia giao dịch (CTNY) cố tình che đậy các thông tin liên quan, dẫn đến tình trạng lựa chọn bất lợi. Khi đó, người mua (các nhà đầu tư) không có thông tin xác thực, đầy đủ và kịp thời, hay rơi vào tình trạng lựa chọn bất lợi. Họ thường trả giá thấp hơn giá trị đích thực của chứng khoán. Do đó, những công ty cổ phiếu tốt cũng không còn động lực để làm tăng giá trị của chứng khoán. Hiện tượng lựa chọn bất lợi đã cản trở các giao dịch phát triển theo chiều hướng hai bên cùng có lợi. Khi các nhà quản lý của công ty hành động vì lợi ích ngắn hạn của mình, cố tình che đậy hoặc trì hoãn việc công bố thông tin ra bên ngoài thì các nhà đầu tư sẽ chịu bất lợi. Trên thị trường sẽ tồn tại những mã chứng khoán xấu, có giá trị thấp hơn giá mà các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng trả. Do đó, TTCK có nguy cơ sụp đổ.

2.3.3 Lý thuyết đại diện (Agency theory) - Nội dung lý thuyết đại diện: - Nội dung lý thuyết đại diện:

Lý thuyết người chủ - người đại diện (sau đây gọi tắc là lý thuyết đại diện) xuất hiện trong bối cảnh người quản trị kinh doanh gắn liền với những nghiên cứu về hành vi của người chủ và người làm thuê thông qua các hợp đồng. Những nghiên cứu đầu tiên tập trung vào những vấn đề thông tin không hoàn hảo trong những hợp đồng của ngành bảo hiểm

(Spence và Zeckhauser, 1971, Ross, 1973). Tuy nhiên, phải đến năm 1976 dưới kết quả nghiên cứu của Michael C.Jensen và William H.Meckling trong tác phẩm “Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure” thì lý thuyết đại diện mới thật sự được quan tâm nhiều. Nội dung của lý thuyết như sau:

(1) Chủ thể (Principal) hay chủ sở hữu vốn (Shareholders) và người đại diện (Agent) hay nhà quản trị (Manager) luôn có sự đối nghịch về lợi ích. Người sở hữu vốn quan tâm đến giá trị của công ty, giá cổ phiếu (cũng chính là lợi ích của bản thân họ). Trong khi nhà quản trị về cơ bản không quan tâm nhiều đến lợi ích của cổ đông mà quan tâm đến lợi ích của mình (lương, thưởng, phụ cấp, nguồn thu khác dựa trên vị trí công tác).

(2) Việc không đồng nhất giữa lợi ích cổ đông (chủ sở hữu) và giám đốc (người đại diện) làm phát sinh một loại chi phí gọi là “chi phí đại diện” (agent costs). Đây là lọai chi phí để duy trì một mối quan hệ đại diện hiệu quả (ví dụ một khoản tiền của các cổ đông). Chi phí này bằng không khi chủ sở hữu đồng thời là giám đốc công ty. Cụ thể hơn, khi giám đốc sở hữu toàn bộ vốn của công ty. Các chi phí đại diện bao gồm: chi phí giám sát, chi phí ràng buộc và chi phí cơ hội.

- Chi phí giám sát (Monitoring cost): là những chi phí do người chủ trả để đo lường, giám sát và kiểm tra hoạt động của người đại diện, như là chi phí kiểm toán. Chi phí này có thể gồm các chi phí cho hoạt động kiểm tra giám sát, chi phí ký kết hợp đồng bồi hoàn và cuối cùng là chi phí sa thải đối với người đại diện. Ban đầu những chi phí này do người chủ trả, nhưng Fama và Jensen (1983) cho rằng cuối cùng thì đây là chi phí do người đại diện gánh chịu vì các khoản tiền lương, tiền thưởng, các ưu đãi khác… của họ sẽ bị điều chỉnh để bù đắp những chi phi này.

- Chi phí ràng buộc (Bonding cots): chi phí để thiết lập một bộ máy có thể tối thiểu những hành vi quản trị không mong muốn, như bổ nhiệm những thành viên bên ngoài vào ban điều hành hay tái thiết lập hệ thống tổ chức của công ty. Gỉả sử rằng người đại diện là người cuối cùng gánh chịu chi phí giám sát, rằng họ có thể xây dựng hệ thống hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận tối đa cho cổ đông, hoặc họ sẽ chịu bồi thường nếu họ vi phạm các điều khoản của hợp đồng đại diện, khi đó chi phí thiết lập và giữ vững hệ thống hoạt động này

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên HOSE (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)