3.4.4.1 Mẫu nghiên cứu
• Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu của luận văn là những CTNY trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE). HOSE (bắt đầu hoạt động từ ngày 14/7/2000), trên HOSE, tính đến thời điểm 31/12/2013 có tất cả 298 CTNY (theo dữ liệu trên website: www.hose.vn). Trong số 298 CTNY trên, bài nghiên cứu cũng loại trừ những công ty bắt đầu niêm yết trong năm 2013 gồm 2 công ty vì xét rằng trong thời điểm nghiên cứu của luận văn, thời gian hoạt động của các công ty này niêm yết khá ngắn so với các công ty khác; Số lượng BCTC được lập từ thời điểm niêm yết không đủ cho quá trình nghiên cứu nên việc so sánh, phân tích không phù hợp. Sau khi loại trừ các yếu tố không phù hợp với điều kiện nghiên cứu còn lại 296 CTNY.
Thông tin về kích cỡ mẫu điều tra:
Để xác định kích cỡ mẫu tối thiểu nhằm đảm bảo độ tin cậy nhất định, dựa trên kết quả nghiên cứu của DeVaus, D.A (2002), kích cỡ mẫu tối thiểu của một nghiên cứu được tính theo công thức:
N = P%*Q%*[Z/E%]2 Trong đó:
N: cỡ mẫu tối thiểu yêu cầu P%: tỷ lệ thuộc về một loại cụ thể
Q%: Tỷ lệ không thuộc về một loại cụ thể Z: Giá trị z tương ứng với mức tin cậy yêu cầu E%: biên sai số yêu cầu
Với mức độ tin cậy là 95% và biên sai số là 5% trong tổng thể 296 CTNY thì kích cỡ mẫu tối thiểu là khoảng 165 CTNY. (Nguồn: Mark Saunders và cộng sự, Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, 2010)
Trong số 296 CTNY trên, chúng tôi loại trừ 13 công ty trong lĩnh vực tài chính là các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán và ngân hàng - vì các công ty tài chính có những đặc điểm khá riêng biệt và những quy định ràng buộc khác hơn so với các công ty phi tài chính trong việc ghi nhận TTBCTC và chế độ kế toán, còn lại 283 công ty. Trong tổng số 283 công ty này, luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để lọc ra 166 CTNY (n = 166 > cỡ mẫu tối thiểu, đáp ứng yêu cầu về kích cỡ mẫu đã trình bày trên) để đưa vào mẫu nghiên cứu định lượng chính thức. Đây là những công ty có các tiêu chí: có đầy đủ BCTC và các BCTC này đã được kiểm toán tại thời điểm lấy mẫu, đại diện cho hầu hết các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh trong tổng thể để đảm bảo tính đại diện trong mẫu nghiên cứu, đồng thời khi tiến hành khảo sát nhà đầu tư cá nhân thì các công ty này được nhiều nhà đầu tư cá nhần có đầu tư cổ phiếu.
Phụ lục 3.2: Danh sách các CTNY được đưa vào mẫu nghiên cứu kiểm định bằng phương pháp định lượng.
3.4.4.2 Phương pháp và quy trình thu thập dữ liệu
Đo lường và tính toán các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC của các CTNY
Nhằm xác định và đo lường thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch TTBCTC của các CTNY, chúng tôi tiến hành tính toán các yếu tố ảnh hưởng của 166 CTNY được xác định trong mẫu nghiên cứu định lượng trên. Cách thức thực hiện bằng cách truy cập website của SGDCK TP.HCM, tìm kiếm các thông tin liên quan và download tất cả các BCTC đã được kiểm toán năm 2013 của các CTNY cũng như các thông tin liên quan đến từng công ty được công bố trên web site www.hose.vn, địa chỉ chính thức mang tính bắt buộc để công bố thông tin của CTNY. Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo các website chuyên về chứng khoán (như www.cafe.vn, www.vietsock.vn) và website của các CTNY để khảo sát các vấn đề khác liên quan đến việc công bố thông tin của các CTNY. Đối với các công ty mẹ thì BCTC được chọn là BCTC hợp nhất.
Phụ lục 3.3: Các bộ chỉ mục có mối tương quan.
3.4.5 Mô hình hồi quy
Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin của các CTNY như: luật pháp (Bushman và cộng sự, 2001), văn hoá, kinh tế, chính trị (Archambault, 2003)… Tuy nhiên, đứng ở góc độ công ty, trong việc tìm kiếm những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch TTBCTC của các CTNY, các lý thuyết kinh tế đã chỉ ra mô hình phân tích hồi quy với một hàm số có
nhiều biến giải thích và một sai số thực để thể hiện mối tương quan giữa các yếu tố với độ minh bạch TTBCTC. Các biến giải thích trong mô hình hồi quy này là các yếu tố được giả định là có ảnh hưởng đến mức độ minh bạch TTBCTC đã được giải thích và chứng minh ở các phần trình bày trên như: quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, tỷ suất lợi nhuận, tài hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng thanh toán, thời gian hoạt động, sở hữu nhà nước, công ty kiểm toán, quy mô HĐQT, sự kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc, và biến cuối cùng là Ban kiểm soát.. Sai số thực (error term) hay phần dư (residual) trong mô hình hồi quy là tổng số độ lệch của mỗi quan sát thực tế trong mô hình hồi quy. Nhằm thiết lập tương quan giữa mức độ minh bạch và một số đặc điểm của các công ty, luận văn sẽ phân tích hồi quy với biến phụ thuộc là mức độ minh bạch và biến độc lập là các đặc điểm đã nêu trên. Ngoài ra, để kiểm tra các giả thuyết đã nêu trên có phù hợp và có ý nghĩa hay không, luận văn tiến hành đánh giá mối quan hệ giữa các biến cũng như kiểm định các giả thuyết trên cơ sở mẫu nghiên cứu được lựa chọn từ tổng thể. Phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu là phân tích thống kê hai biến và phân tích thống kê đa biến.
3.4.5.1 Đánh giá mối quan hệ giữa các biến
Để kiểm tra mối quan hệ và tương quan của hai biến trong mỗi giả thuyết, luận văn sẽ dựa vào tính chất quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập là hai biến định lượng - định tính hay định lượng - định lượng để lựa chọn kỹ thuật phân tích phù hợp. Đồng thời, nếu các giả định được thoả mãn thì kiểm định tham số (Parametric test) được thực hiện. Nhưng nếu các giả định bị vi phạm hay các tình huống không thoả mãn hoàn toàn các giả định thì kiểm định phi tham số được sử dụng (Nonparametric test). (Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
- Đối với các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6, H9 nghiên cứu sẽ sử dụng kiểm định mối liên hệ giữa hai biến định lượng (khoảng cách hoặc tỷ lệ). Để kiểm định mối tương quan giữa từng cặp 2 biến trong trường hợp này, luận văn sẽ sử dụng hệ số tương quan đơn r_Pearson (Pearson Correlation Coefficient). Mục đích của kiểm định này để lượng hoá mức độ chặt chẽ của mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Cả hai hệ số này chỉ cho biết chiều tương quan và mức độ tương quan nhiều hay ít nhưng không xác định giữa các biến có mối liên hệ nhân quả hay không.
- Đối với giả thuyết H7, H8, H10 và H11, luận văn sẽ kiểm định sự khác biệt của trung bình hai mẫu độc lập và xem xét mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là định lượng (mức độ minh bạch) và biến độc lập là định tính (loại công ty kiểm toán – Big 4 hay Non_Big 4; kiêm nhiệm hay không kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng GĐ), có Ban kiểm soát
hay không. Để kiểm định giả thuyết này, luận văn sử dụng phương pháp kiểm định tham số là kiểm định T-tes và kiểm định phi tham số là kiểm định Mann-Whitney. Mục đích của các kiểm định này nhằm giúp xác định mức độ tương quan giữa mức độ minh bạch và loại công ty kiểm toán cũng như cho biết giữa các nhóm có sự khác biệt hay không.
- Tuy nhiên, để xác định liệu có mối quan hệ giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc (giữa từng yếu tố như quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận… với mức độ minh bạch) và giữa các biến độc lập với nhau hay không, luận văn sẽ sử dụng mô hình hồi quy đa biến để phát hiện ra các quan hệ trên.
3.4.5.2 Phương trình hồi quy đề xuất
Trên cơ sở các giả thuyết, các biến được trình bày ở phần trên, luận văn đề xuất phương trình hồi quy dự kiến phản ánh mối tương quan giữa “Mức độ minh bạch TTBCTC và các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch TTBCTC của các CTNY trên sàn HOSE” theo phương trình hồi quy như sau:
TRANSi = β0 + β1SIZEi + β2LEVi + β3PROFITi + β4EASSETi + β5LIQi + β6TIMEi + β7STATEi + β8AUDITi + β9BSIZEi + β10CHAIRMi + β11BSUPERi + εi (3.1)
Trong đó
- TRANSi : Mức độ minh bạch TTBCTC của công ty mẫu thứ i - β0 : hằng số (constant term)
- βi : hệ số các biến giải thích
- εi : Phần dư (Residual)
Các biến SIZEi , LEVi ... lần lượt là biến quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, lợi
nhuận, tài sản cầm cố, hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng thanh toán, thời gian hoạt động, sở hữu nhà nước, công ty kiểm toán, quy mô HĐQT, sự kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng GĐ, cơ cấu HĐQT, và Quy mô ban kiểm soát của công ty thứ i.
Phần dư được sử dụng để đo lường sự chính xác của mô hình, phản ánh mối quan hệ thật sự giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc hoặc giữa các biến độc lập với nhau. Đây là một biến ngẫu nhiên độc lập, nó đại diện cho các biến (hay yếu tố) có ảnh hưởng đến biến quan sát mà vì một số lý do nào đó mà nghiên cứu chưa xem xét đến nên không đưa vào mô hình (như biến luật pháp, kinh tế, chính trị, văn hoá hay bộ máy kế toán …). Nếu mô hình phân tích được thiết lập phù hợp thì giá trị phần dư sẽ rất nhỏ, ngược lại thì nghiên cứu đã bỏ qua những biến có ảnh hưởng đáng kể hoặc trong mô hình có những biến không phù hợp.
Ngoài ra, khi thiết lập mô hình hồi quy tuyến tính đa biến trên, luận văn sẽ làm rõ có sự xuất hiện của hiện tượng cộng tuyến hay không? (Cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau, khi có hiện tượng cộng tuyến xảy ra thì những thông tin do mô hình cung cấp là giống nhau và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụ thuộc).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu đã thực hiện để xây dựng thang đo phản ảnh mức độ minh bạch TTBCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam bằng cách tiếp cận: Sử dụng các quy định về công bố thông tin doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đồng thời, chương này cũng đưa ra cách xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch TTBCTC của các CTNY.
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước: Nghiên cứu định tính nhằm khám phá các yếu tố mới và hiệu chỉnh mô hình thang đo (i); Nghiên cứu định lượng nhằm xác định nhằm xác định thang đo và đánh giá sơ bộ thang đo (ii).
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật đo lường tính minh bạch thông tin. Nghiên cứu định lượng được thực hiện với mẫu ban đầu là 298 CTNY trên sàn HOSE, sau đó chọn lọc để thu thập mẫu chính thức n = 166 CTNY trên sàn HOSE đại diện cho hầu hết các lĩnh vực kinh doanh của các CTNY trên TTCK (trừ các công ty tài chính). Trong chương này, mô hình nghiên cứu đề nghị gồm 13 yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch TTTC của các CTNY với 13 biến độc lập gồm: quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, tỷ suất lợi nhuận, tài sản cầm cố, hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng thanh toán, thời gian hoạt động, sở hữu nhà nước, công ty kiểm toán, quy mô HĐQT, sự kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc, cơ cấu HĐQT, và biến cuối cùng là Quy mô Ban kiểm soát. Đồng thời, chương này cũng đề xuất phương trình hồi quy dự kiến phản ánh mối tương quan giữa mức độ minh bạch TTTC và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch TTTC của các CTNY.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Kết quả nghiên cứu
4.1.1 Thực trạng minh bạch TTBCTC tại các CTNY trên sàn GDCK TP.HCM
Thông qua thống kê các CTNY và hoạt động trên sàn HOSE đến 31/12/2013, ngành nghề kinh doanh của các công ty niêm yết chủ yếu tập trung vào vào 22 nhóm ngành, được tổng hợp theo bảng như sau:
Số lượng CTNY trên sàn HOSE phân theo lĩnh vực hoạt động
STT Lĩnh vực/Ngành SL STT Lĩnh vực/ Ngành SL
1 Vận tải, Kho bãi 22 12 Thuỷ sản 16
2 Công nghệ Viễn thông 9 13 Vật liệu xây dựng 13
3 Xây dựng 25 14 Dầu khí 11 4 SX, phân phối điện, khí đốt, hơi nước,… 13 15 Tài chính –Ngân hàng – Bảo hiểm 9 5 Kinh doanh bất động sản 44 16 SX - KD 21 6 Dịch vụ – du lịch 4 17 Thông tin và truyền thông 4
7 Thực phẩm 15 18 Thương mại 14
8 Khai khoáng 9 19 Dược phẩm, y tế 9
9 Cao su 9 20 Thép 8
10 Chứng khoán 4 21 Nhựa – bao bì 9 11 Giáo dục 1 22 Lĩnh vực khác 33
Tổng cộng 298
Chất lượng BCTC và tính minh bạch TTBCTC của các doanh nghiệp đến cuối năm
2013 có cải thiện hơn năm 2012. Tuy nhiên, tình trạng chậm công bố thông tin, thiếu thông tin trong các BCTC, sai lệch thông tin trước và sau kiểm toán cũng như tình trạng vi phạm chuẩn mực kế toán trong quá trình lập và trình bày thông tin BCTC vẫn diễn ra đều đặn, gây bức xúc cho các cổ đông, gây ảnh hưởng lớn đến niềm tin của các nhà đầu tư.
Vì vậy, trong cách đánh giá chi tiết và sử dụng mô hình nghiên cứu, bài nghiên cứu tiến hành khảo sát quan điểm của nhà đầu tư để đo lường mức độ minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết kết hợp với đối chiếu, phân tích thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này.
4.1.2 Kết quả kiểm định các giả thuyết
Giả thuyết H1: “ Doanh nghiệp có quy mô lớn minh bạch thông tin báo cáo tài chính hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.”
Bài nghiên cứu tiến hành kiểm định tham số với kết quả được trình bày trong bảng dưới đây:
Biến Quy mô (Ln(Size))
Tương quan Pearson 0.232*
Kiểm định tham số
Sig. (1-tailed) 0.008 (*): Tương quan ở mức ý nghĩa 1%
Kiểm định tương quan của biến quy mô cho thấy: giữa quy mô đo bằng LogMC và tính minh bạch TTBCTC có mối tương quan thuận khi kiểm định tham số (Pearson). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Chavent & cộng sự (2006), khi cho rằng quy mô của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến mức độ minh bạch TTBCTC do xuất phát từ lý thuyết lợi thế về quy mô trong sản xuất, lưu trữ thông tin và áp lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp có quy mô lớn có nhu cầu vốn lớn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Để được tài trợ nhiều vốn thì các doanh nghiệp cần phải minh bạch thông tin công bố.
Giả thuyết về đòn bẩy tài chính
Giả thuyết H2: “ Doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính càng cao thì càng minh bạch thông
tin”.
Kiểm định tham số Pearson cho kết quả như sau:
Biến Đòn bẩy tài chính (LEV)
Tương quan Pearson 0.179*
Kiểm định tham số
Sig. (1-tailed) 0.027 (*): Tương quan ở mức ý nghĩa 5%
Kết quả kiểm định bước đầu cho thấy có mối tương quan thuận giữa đòn bẩy tài chính
và tính minh bạch thông tin của các CTNY ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu trước của Ahmed và Courtis (1999), Jaggi và Low (2000), Chavent & cộng sự (2006) khi cho rằng các doanh nghiệp minh bạch thông tin công bố
nhằm đáp ứng thông tin từ phía chủ nợ, nâng cao vị thế của mình trong mắt chủ nợ, từ đó nâng cao khả năng chuyển đổi nhà cung cấp tín dụng để tìm ra nguồn tài trợ vốn rẻ nhất.