Ở nội dung trên, luận văn đã giới thiệu sơ lược về thang đo mức độ minh bạch TTBCTC của các CNTY cũng như sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để khám phá và hiệu chỉnh nội dung của các thang đo. Trong nghiên cứu định lượng này, luận văn diễn giải chi tiết việc thiết lập các thang đo cũng như xác định các phương pháp đo lường và tính toán các yếu tố ảnh hưởng mức độ minh bạch TTBCTC của các CTNY. Ngoài ra, trong phần này, luận văn cũng thiết kế chương trình nghiên cứu kiểm định và đề xuất phương trình hồi quy phản ánh mối tương quan giữa mức độ minh bạch TTBCTC và các yếu tố ảnh hưởng.
3.4.2.1 Xây dựng thang đo mức độ minh bạch TTBCTC của các CTNY
Hầu hết các nghiên cứu về CBTT trước đây đều đưa ra một hệ thống các chỉ mục thông tin để dựa vào đó đo lường. Tuy nhiên, giữa các hệ thống này có sự khác biệt đáng kể. Ngoài nguyên nhân khách quan như sự khác nhau về thời điểm, đặc điểm công bố từng quốc gia thì yếu tố chủ quan cũng là một trong những nguyên nhân chính. Với mong muốn hạn chế tính chủ quan này, nghiên cứu dự kiến xây dựng thang đo về mức độ minh bạch thông tin tài chính của các doanh nghiệp niêm yết dựa theo yêu cầu về công bố trong các văn bản pháp luật một cách chặt chẽ nhất. Cụ thể:
+ Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003.
+ Hệ thống chuẩn mực kế toán, tập trung vào các chuẩn mực: Chuẩn mực 01 – Chuẩn mực chung; Chuẩn mực 04 – Tài sản cố định vô hình; Chuẩn mực 05 – Bất động sản đầu tư; Chuẩn mực 08 – Thông tin tài chính và những khoản góp vốn liên doanh; Chuẩn mực 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp; Chuẩn mực 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng; Chuẩn mực 21 – Trình bày BCTC; Chuẩn mực 24: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Chuẩn mực 26 – Thông tin về các bên liên quan; Chuẩn mực 28 – Báo cáo bộ phận; Chuẩn mực 29 – Thay đổi chính sách kế toán ước tính; Chuẩn mực 30 – Lãi trên cổ phiếu .
+ Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của BTC về chế độ kế toán.
+ Luật Chứng khoán và Thông tư 210/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009 của BTC về Hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày BCTC và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính.
+ Thông tư 09/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010 của BTC về Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Hệ thống chỉ mục này gồm hai phần chính: phần 1- theo biểu mẫu được trích ra từ hệ thống BCTC của Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và thông tư 210/2009/TT-BTC; phần 2 – các chỉ mục thông tin lấy từ yêu cầu công bố trong chuẩn mực kế toán nhưng chưa được cụ thể trong Quyết định 15/2006/QĐ-BTC. Có tất cả 160 chỉ mục được đưa ra trong nghiên cứu này (Phụ lục 3.1).
3.4.2.2 Xây dựng cách đánh giá các đặc điểm phản ánh tính minh bạch TTBCTC của các CTNY các CTNY
Để có cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng mức độ minh bạch TTBCTC của các CTNY, ngoài việc xây dựng thang đo bằng bảng chỉ mục thông tin, luận văn cũng tiến hành khảo sát tình hình công bố TTBCTC của các CTNY dựa trên các đặc điểm gồm: sự tin cậy, kịp thời, chính xác, đầy đủ, nhất quán và thuận tiện. Trên cơ sở các đặc điểm này, luận văn xây dựng và đưa ra thước đo đánh giá mức độ minh bạch TTBCTC của các CTNY: mỗi đặc điểm được tính với 5 mức điểm/mỗi CTNY, trong đó: điểm cao nhất trong mỗi đặc điểm là 5, tiếp theo là 4 điểm, 3 điểm, 2 điểm và cuối cùng là 1 điểm.
(1) Về sự tin cậy
Để đo lường mức độ tin cậy thông tin BCTC của các CTNY, chúng tôi xem xét mức độ uy tín của các công ty kiểm toán do các CTNY mời làm công ty kiểm toán. Theo các nghiên cứu trước trên thế giới, các nghiên cứu hay phân nhóm chất lượng và uy tín của các công ty kiểm toán theo 2 nhóm là nhóm công ty kiểm toán thuộc Big four và Non-Big four.
Dựa trên kết quả phân nhóm, việc đánh giá mức độ tin cậy TTBCTC của các CTNY được kiểm toán bởi các công ty trên sẽ có mức độ 1 đối với công ty được kiểm toán bởi Big four, ngược lại ta lấy 0.
(2) Về sự kịp thời
Đặc điểm này được xác định bằng cách tính khoảng thời gian từ thời điểm kết thúc niên độ kế toán của mỗi CTNY trong mẫu nghiên cứu đến thời điểm công bố BCTC. Thời điểm công bố BCTC chính là thời điểm phát hành chính thức BCTC kèm báo cáo kiểm toán BCTC của các CTNY được công bố trên website chính thức của Sở GDCK TP.HCM. Để đánh giá mức độ kịp thời trong việc công bố thông tin của các CTNY, luận án chia các mốc thời gian như sau:
c. Nhóm 1: Nộp BCTC sớm từ 30 ngày trở lên: Tính kịp thời cao nhất.(5 điểm) d. Nhóm 2: Nộp BCTC sớm từ 5 đến dưới 30 ngày (4 điểm).
e. Nhóm 3: Nộp BCTC đúng hạn (sớm từ 0 đến dưới 5 ngày (3 điểm). f. Nhóm 4: Nộp BCTC trễ dưới 30 ngày (2 điểm)
g. Nhóm 5: Nộp BCTC trễ trên 30 ngày (1 điểm).
Để xác định thời điểm công bố BCTC của mỗi CTNY, chúng tôi tham khảo website của sở GDCK TP.HCM, cơ quan chức năng đại diện cho cổ đông mà các CTNY có nhiệm vụ phải công bố thông tin BCTC của mình, thu nhập các thông tin về ngày cung cấp BCTC ra công chúng của các CTNY so với thời gian quy định về việc công bố thông tin BCTC của các CTNY.
(3) Về sự chính xác
Sự chính xác của TTTC công bố của các CTNY được xác định bằng cách so sánh kết quả kinh doanh được công bố trước và sau khi kiểm toán. Kết quả này có độ chênh lệch càng lớn thì độ chính xác càng giảm và ngược lại.
Để xác định độ chênh lệch này, luận văn tiến hành so sánh BCTC quý 4 và BCTC năm đã được kiểm toán của từng CTNY được công bố trên website của sở GDCK TP.HCM; đồng thời lấy kết quả kinh doanh luỹ kế trên báo cáo kết quả kinh doanh quý 4 của năm so với kết quả kinh daonh trên báo cáo kết quả kinh doanh năm đã được kiểm toán của từng CTNY.
Mức độ chính xác của TTBCTC được trình bày và công bố của các CTNY được thực hiện theo phương pháp so sánh sự chênh lệch giữa lợi nhuận sau thuế trước và sau kiểm toán so với ngưỡng sai sót không đáng kể được sử dụng trong việc kiểm toán BCTC
mà VACPA (Hội kiểm toán viên hành nghề Việt nam khuyến nghị trong chương trình kiểm toán mẫu)
Phụ lục 3.4: Cách xác định ngưỡng sai sót không đáng kể
Mức Tiêu chuẩn đo lường Điểm Thuộc
nhóm Không có sai sót Tỷ lệ chênh lệch lợi nhuận trước và sau
kiểm toán trong ngưỡng từ 0% đến dưới 1%
5 1 Sai sót không đáng kể Tỷ lệ chênh lệch lợi nhuận trước và sau
kiểm toán trong ngưỡng từ trên 1% đến 5%
4 2 Sai sót đáng kể Tỷ lệ chênh lệch lợi nhuận trước và sau
kiểm toán trong ngưỡng từ trên 5% đến 10%
3 3
Sai sót vượt mức trọng yếu
Tỷ lệ chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán trên 10%
2 4 Sai sót vượt mức trọng
yếu với tỷ lệ cao
Tỷ lệ chênh lệch lợi nhuận và sau kiểm toán trên 50%
1 5
(4) Về sự đầy đủ và nhất quán
Để xác định được sự đầy đủ và nhất quán của TTBCTC mà các CTNY cung cấp, luận văn sử dụng ý kiến của kiểm toán độc lập về BCTC của các CTNY làm cơ sở xác định. Tương ứng với từng loại ý kiến của kiểm toán độc lập để xác định mức độ đầy đủ và nhất quán của TTBCTC công bố, vì trong quá trình kiểm toán mục tiêu đầy đủ và nhất quán của TTBCTC được trình bày sẽ được kiểm toán viên kiểm tra và đánh giá mức độ thông qua kết luận cuối cùng là các ý kiến đưa ra trong báo cáo kiểm toán phát hành cùng BCTC của từng công ty được phân nhóm thành: Ý kiến chấp nhận toàn phần, chấp nhận toàn phần có lưu ý, chấp nhận từng phần, không chấp nhận và từ chối cho ý kiến.
Tương ứng với mỗi ý kiến của kiểm toán viên độc lập, cách thức tính điểm để đánh giá sự đầy đủ và nhất quán thực hiện như sau:
• Nhóm 1: Ý kiến chấp nhận toàn phần: 5 điểm
• Nhóm 2: Ý kiến chấp nhận toàn phần có lưu ý : 4 điểm. • Nhóm 3: Ý kiến chấp nhận từng phần: 3 điểm
• Nhóm 4: Ý kiến từ chối cho ý kiến: 2 điểm • Nhóm 5: Ý kiến không chấp nhận: 1 điểm
(5) Về sự thuận tiện
Sự thuận tiện trong việc thu nhập TTBCTC của các CTNY được xác định bằng tính thuận lợi và dễ dàng trong việc tiếp cận thông tin của nhà đầu tư trong việc thu nhập và tổng hợp thông tin thông qua các phương tiện công bố thông tin rộng rãi. Sự thuận tiện này được đo bằng sự sẵn sàn có các BCTC của các CTNY trên website của công ty và website Sở GDCK. Để xác định được sự sẵn có này, luận văn tiến hành đăng nhập vào website của từng CTNY, với vai trò của người đang tìm kiếm thông tin để đánh giá giao diện của website, cách sắp xếp thông tin cần công bố cho nhà đầu tư được tìm thấy dễ dàng không, khả năng trích lọc và kết xuất thông tin v.v… để đánh giá mức độ sẵn có của thông tin công bố.
Ngoài ra, để xác định sự dễ dàng và thuận lợi khi thu nhập và tổng hợp TTBCTC của từng CNTY, luận văn xem xét các định dạng dữ liệu của BCTC được các CTNY công bố bằng cách tải các file dữ liệu này, sau đó phân loại các dạng file dữ liệu tương ứng với từng báo cáo. Đồng thời, chúng tôi cũng tiến hành xem xét các loại ngôn ngữ được trình bày trong BCTC của từng CTNY để xác định sự thuận tiện cho việc tiếp cận TTBCTC của các nhà đầu tư quốc tế trong viêc sử dụng BCTC nếu BCTC được công bố them bằng ngôn ngữ quốc tế ngoài tiếng Việt.
Cách thức tính điểm để xác định sự thuận tiện được chi tiết như sau:
Nhóm 1: Các CTNY công bố và sắp xếp TTBCTC một cách cụ thể rõ ràng theo từng mục, các TTBCTC được thực hiện sẵn trên web công ty, file định dạng dữ liệu gồm cả PDF, Word hoặc Excel, có file tiếng Việt lẫn tiếng Anh, có những phân tích sơ bộ cho nhà đầu tư về các TTBCTC trên website công ty, có so sánh chỉ số tài chính của công ty với các công ty cùng ngành…: 5 điểm.
Nhóm 2: các CTNY công bố và sắp xếp TTBCTC một cách cụ thể rõ ràng theo từng mục, các TTBCTC được thể hiện sẵn trên web công ty, dễ thấy, dễ tìm, file định dạng dữ liệu chỉ có PDF, chỉ có file Tiếng Việt và có những phân tích sơ bộ cho nhà đầu tư về các TTTC trên website công ty …: 4 điểm.
Nhóm 3: Các CTNY công bố và sắp xếp TTBCTC một cách cụ thể rõ ràng theo từng mục, file định dạng dữ liệu chỉ có PDF, chỉ có file Tiếng Việt và có ít hoặc không có phân tích sơ bộ về các TTBCTC trên website công ty: 3 điểm
Nhóm 4: Các CTNY công bố và sắp xếp TTBCTC bình thường, dưới dạng tin tức, file định dạng dữ liệu chỉ có PDF, chỉ có file Tiếng Việt và chỉ công bố thông tin đơn thuần, không có bất kỳ phân tích gì về các TTBCTC trên website công ty: 2 điểm.
Nhóm 5: Các CTNY công bố và sắp xếp TTBCTC không rõ ràng hoặc khó tìm hoặc không công bố TTBCTC trên website công ty, file đinh dạng dữ liệu chỉ có PDF, chỉ có file Tiếng Việt và chỉ công bố thông tin đơn thuần, không có bất kỳ phân tích gì về các TTBCTC trên website công ty: 1 điểm.
3.4.3 Xác định phương pháp đo lường và tính toán các yếu tố ảnh hưởng mức độ minh bạch TTBCTC của các CTNY minh bạch TTBCTC của các CTNY
Ngoài biến phụ thuộc là mức độ minh bạch TTBCTC của các CTNY được đo lường bằng cách thu thập số liệu từ kết quả khảo sát trên website các CTNY, trên HOSE. Các biến độc lập, như kết quả nghiên cứu định tính ở phần trên, gồm 11 biến là 11 yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC của các CTNY gồm: quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng thanh toán, thời gian hoạt động, sở hữu nhà nước, công ty kiểm toán, quy mô HĐQT, kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng GĐ, ban kiểm soát. Các yếu tố đó được gọi là các biến quan sát kèm theo các giả thuyết liên quan được đo lường như sau:
(1)Biến 1: Quy mô công ty
Giả thuyết H1: Các công ty có quy mô lớn thì minh bạch TTBCTC hơn các công ty có quy mô nhỏ.
Biến quy mô công ty – ký hiệu là SIZE. Có 3 cách xác định quy mô công ty dựa vào tổng tài sản, doanh thu và giá trị vốn hóa thị trường của công ty (đặc điểm thị trường). Dữ liệu để đo lường các giá trị đó là những thông tin có sẵn trong BCTC tại thời điểm nghiên cứu của các CTNY trong mẫu nghiên cứu được công bố trên website của SGDCK TP.HCM hoặc website mỗi công ty. Trong nghiên cứu này luận văn chọn cách xác định quy mô công ty theo tiêu thức tổng tài sản; trong đó: Tổng tài sản là tổng giá trị tài sản tại thời điểm kết thúc năm tài chính 2013, ta lấy Ln(Tổng tài sản).
(2) Biến 2: Đòn bẩy tài chính
Giả thuyết H2: Các công ty có đòn bẩy tài chính cao thì mức độ minh bạch TTBCTC càng
cao.
Biến đòn bẩy tài chính – ký hiệu là LEV. Có nhiều cách đo lường biến đòn bẩy tài chính của công ty như: tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu, tổng nợ vay trên tổng tài sản, tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, tổng nợ vay trên vốn chủ sở hữu… Dữ liệu để đo lường các giá trị đó là những thông tin có sẵn trong Bảng cân đối kế toán tại thời điểm nghiên cứu của các CTNY trong mẫu nghiên cứu được công bố trên website của SGDCK TP.HCM
hoặc website của mỗi công ty. Trong nghiên cứu này, luận văn xác định biến đòn bẩy tài chính theo các cách dựa trên tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu:
(3) Biến 3: Lợi nhuận
Giả thuyết H3: Các công ty có lợi nhuận tốt sẳn sàng công bố thông tin hơn là công ty có lợi nhuận thấp.
Biến lợi nhuận – ký hiệu PROFIT. Biến này, dùng để đo lường khả năng sinh lợi hay thành quả của một doanh nghiệp. Theo tìm hiểu của chúng tôi, có một số cách xác định biến lợi nhuận như sau: tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp. Với việc sử dụng các tỷ suất này, vừa phản ánh được hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lợi hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này luận văn chọn cách xác định lợi nhuận công ty theo tiêu thức tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Đây cũng là cách đo lường tỷ suất lợi nhuận trong các nghiên cứu của Archambault (2003), S.Y Cheung et al (2005). Dữ liệu để đo lường tỷ số này được lấy từ Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của năm nghiên cứu (năm 2013) trên website của SGDCK Tp.HCM hoặc trên website mỗi công ty, được tính như sau:
(4) Biến 4: Hiệu quả sử dụng tài sản
Giả thuyết H4: Công ty có hiệu quả sử dụng tài sản càng cao thì mức độ minh bạch TTBCTC càng cao.
Biến hiệu quả sử dụng tài sản được thể hiện chính là vòng quay của tổng tài sản – ký hiệu là EASSET. Biến này dùng để đo lường khả năng tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng