Trách nhiệm hình sự của tội chống người thi hành công vụ không có tình

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 36 - 37)

4. Cấu trúc đề tài

2.3.1.Trách nhiệm hình sự của tội chống người thi hành công vụ không có tình

tiết định khung tăng nặng

Đây là cấu thành tội phạm cơ bản của tội chống người thi hành công vụ, được quy

định tại Khoản 1, Điều 257 Bộ luật hình sự. Người phạm tội nếu rơi vào trường hợpđược

quy định tại Khoản 1, Điều 257 thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị

phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, đây là trường hợp thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng.

Đối với các loại tội phạm khác nhau khi quyết định hình phạt đối với người phạm

tội thì Tòa án phải căn cứ theo các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ

luật hình sự (từ Điều 45 đến Điều 54). Với tội chống người thi hành công vụ cũng thế, khi xem xét quyếtđịnh hình phạtđối với người phạm tội chống người thi hành công vụ

thì Tòa án cũng phải tuân theo các quy tắc về quyếtđịnh hình phạt nêu trên.

Về hình phạt, khi người phạm tội rơi vào trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều

257 thì có thể bị áp dụng một trong hai hình phạt đó là: cải tạo không giam giữđến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Nếu người phạm tội chống người thi hành công vụ nhưng có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hay có tình tiết tăng nặng nhưng mức độ không đáng kể thì có thể được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc áp dụng tù giam dưới sáu tháng nhưng không được dưới ba tháng tù vì đối với hình phạt tù thì mức thấp nhất là ba tháng. Nếu người phạm tội chống người thi hành công vụ có nhiều tình tiết tăng nặng

trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự nhưng không có tình tiết

giảm nhẹ hay tình tiết giảm nhẹ không đáng kể thì có thể bị phạt tù lên đến ba năm. Như vậy, so với quy định về tội chống người thi hành công vụ quy định tạiĐiều 205 Bộ luật hình sự 1985 “người nào dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ cũng như dùng mọi thủ đoạn cưỡng ép họ thực hiện những hành vi trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 101 và Điều 109 thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” thì quy định

Khoản 1, Điều 257 bộ luật hình sự năm 1999 nặng hơn khi quy định hình phạt cải tạo

không giam giữ lên đến ba năm (giữ nguyên mức hình phạt tù).

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 36 - 37)