4. Cấu trúc đề tài
3.1. VÀI NÉT VỀ THỰC TRẠNG, DIỄN BIẾN CỦA TỘI PHẠM CHỐNG
NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ TRÊN ĐỊA BÀN CẢ NƯỚC
Trong những năm gần đây tội phạm chống người thi hành công vụ xảy ra rộng khắp trên địa bàn cả nước, không chỉ xuất hiện ở những thành phố hay trung tâm đô thị lớn như Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ,...mà còn xuất hiện
ngay cả ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi trên khắp lãnh thổ của nước ta. Trước đây, tội phạm chống người thi hành công vụ chỉ xảy ra phổ biến trong quá
trình truy bắt tội phạm hay triệt phá các ổ, nhóm tội phạm, tệ nạn xã hội thì hiện nay tội
phạm chống người thi hành công vụ còn xuất hiện cả trong những lĩnh vực khác như: ma
túy, gây gối trật tự công cộng, giải phóng mặt bằng,... và nóng nhất và phổ biến nhất hiện
nay là tình trạng chống người thi hành công vụ trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, nhiều vụ việc xảy ra cho thấy đối tượng thường xuyên bị chống đối là lực lượng Cảnh sát
giao thông do đặc thù của công việc lực lượng cảnh sát giao thông thường tiếp xúc với các đối tượng vi phạm giao thông khi lưu thông trên đường. Theo số liệu dự thảo Tờ trình Chính phủ của Bộ Công an, từ năm 2002 đến tháng 6 năm 2012 cả nước xảy ra 8.513 vụ
chống người thi hành công vụ, với 13.706 đối tượng vi phạm, trong đó, số vụ việc xử lý hình sự là 6.882 với 11.131 đối tượng; số vụ việc xử lý hành chính là 1.594 với 2.811 đối tượng. Trên 90% số vụ chống người thi hành công vụ là chống lại lực lượng Công an, chủ yếu trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, đấu tranh phòng chống tội phạm trật tự an toàn xã hội, tội phạm ma túy và giải quyết các vụ việc về
an ninh trật tự tại cơ sở.31 Theo tổng kết của Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm - Bộ Công an, chỉ tính riêng trong năm 2011, đã xảy ra 761 vụ chống người thi hành công vụ, trong đó có tới 383 vụ nhằm vào lực lượng công an, tăng 6,9% so với năm 2010. Lực lượng bị đối tượng chống đối cao nhất là Công an phường, thị trấn, đồn, trạm, Công an
xã (chiếm 44%), đứng thứ hai là lực lượng Cảnh sát giao thông (chiếm 23%). Đáng báo động là trong vài năm trở lại đây, tội phạm chống người thi hành công vụ chiếm tới 1,5%
trong tổng số tội phạm hình sự.32 Hành vi chống người thi hành công vụ trên địa bàn cả
nước thường mang nhữngđặcđiểm sau:
Thứ nhất, Những hành vi chống người thi hành công vụ xảy ra ngày một nhiều, tỷ lệ
phạm tội năm sau cao hơn năm trước. Ví dụ như: Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt, tình trạng chống người thi hành công vụ trong 6 tháng đầu năm 2012 xảy ra 27 vụ (trong đó Hà Nội 10 vụ, TP Hồ Chí Minh 3 vụ, Tuyên Quang, Ninh Bình xảy ra 2 vụ…). So với cùng kỳ năm 2011, số vụ chống lại người thi hành công vụ đã tăng 3 vụ, làm 1 chiến sỹ Cảnh sát giao thông huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) hy
sinh, 4 chiến sỹ bị thương.33
Thứ hai, Những loại công cụ và phương tiện mà các đối tượng sử dụngđể chống lại
người thi hành công vụ rất đa dạng, phức tạp từ những vũ khí thô sơ như gạch, đá, tay không đến những loại vũ khí nóng như súng, lựu đạn, mìn hoặc sử dụng các phương tiện
giao thông trực tiếp đâm vào cảnh sát đang làm nhiệm vụ, các đối tượng thực hành vi
31
Thu Hiền, Trên 90% các vụ vi phạm là chống lại công an, Báo mới, 2013, http://www.baomoi.com/Tren-90-cac- vu-vi-pham-la-chong-lai-cong-an/58/10552459.epi.html, [ngày truy cập 24-10-2014].
32
Mạnh Hùng, Chống người thi hành công vụ ngày càng trắng trợn: “phải xử lý mạnh”, An ninh thủđô, 2012,
http://www.anninhthudo.vn/phap-luat/chong-nguoi-thi-hanh-cong-vu-ngay-cang-trang-tron-phai-xu- manh/466227.antd.html, [ngày truy cập 24-10-2014].
33
Minh Quân, Hà Nội đứng đầu số vụ chống người thi hành công vụ, VTC news, 2012, http://vtc.vn/2-341503/ha- noi-dung-dau-so-vu-chong-nguoi-thi-hanh-cong-vu/ha-noi-dung-dau-so-vu-chong-nguoi-thi-hanh-cong-vu.htm, [truy cập ngày 26-10-2014].
chống người thi hành công vụ ngày càng trắng trợn, một số đối tượng gây án khi chạm
mặt lực lượng cảnh sát rất manh động và liều lĩnh, thực hiện hành vi phạm tộiđến cùng. Ví dụ: tháng 3/2012, Trương Công Phi (25 tuổi, Bình Định) thuê lại quán cà phê Góc Phố tại chung cư 590 Cách Mạng Tháng 8 (phường 11, quận 3) để kinh doanh và cá độ bóng đá. Phi giao cho Việt quản lý đám đàn em, trong đó có Sang và Ngọc để hỗ trợ việc thu tiền cá cược. Nhằm tạo uy thế cho băng nhóm, Phi mua thêm "hàng nóng", dao, mác, mã tấu...
Tối 2/9/2012, Phi cùng nhóm đàn em đi hát karaoke tại quán King trên đường Cao Thắng (quận 3) tới rạng sáng hôm sau mới về. Trên đường chở bạn gái đi thuê khách sạn ngủ, Việt gây gổ với nhóm thanh niên và bị đuổi đánh. Tên này bỏ chạy về quán cà phê Góc Phố để nhờ đàn em hỗ trợ.
Khi nhóm thanh niên đuổi đến nơi, Việt cùng đàn em vác mã tấu đuổi đánh. Cả bọn quay lại chung cư thì bị 4 Cảnh sát đặc nhiệm đi tuần phát hiện. Trước yêu cầu buông hung khí, một tên đốt bom xăng ném về phía Cảnh sát. Cùng lúc, cả bọn vung mã tấu lao vào chống trả buộc lực lượng Cảnh sát đặc nhiệm rút súng bắn chỉ thiên.
Dù bỏ chạy nhưng Ngọc cùng 2 tên khác vẫn bị bắt giữ. Riêng Việt, Sang chui vào căn nhà gần đó cố thủ và gọi điện báo cho Phi đến giải cứu. Khi lực lượng chức năng kêu gọi đầu hàng, bọn chúng ném tiếp quả bom xăng khiến một Cảnh sát bị thương. Tuy nhiên, chúng đã bị Cảnh sát đạp cửa xông vào khống chế.
Cùng lúc, Phi và đàn em đi ôtô đến lao thẳng vào nhóm Cảnh sát. Các trinh sát đều tránh kịp nhưng 7 xe máy bị hư hỏng nặng. Từ trong xe, một tên rút súng nã đạn về nhóm đặc nhiệm hòng giải cứu đồng bọn. Cuộc truy bắt băng giang hồ trên xe diễn ra gay gắt nhưng Cảnh sát đã mất dấu các đối tượng.34
Thứ ba, Các đối tượng thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ ngày càng
đa dạng, bao gồm nhiều thành phần trong xã hội, từ những người có tiền án, tiền sự, những người lao động ít hiểu biết pháp luật cho đến những người có trình độ học vấn, am hiểu pháp luật như học sinh, sinh viên, cán bộ công chức Nhà nước,… Độ tuổi của các
đối tượng cũng rấtđa dạng, có thể trong độ tuổi lao động hay ngoài lao động, và vấn đề
cần lưu ý nữa là độ tuổi của đối tượng chống người thi hành công vụ đang có xu hướng
trẻ hóa đặc biệt là lưới tuổi thanh thiếu niên.
34
Nhật Vi, Nhóm giang hồ đấu súng với đặc nhiệm lĩnh án, VN express, 2013, http://vnexpress.net/tin-tuc/phap- luat/cam-dao-tan-cong-truong-cong-an-xa-3001144.html, [ngày truy cập 26-10-2014].
Ví dụ: Chiều 9/9, Công an Cái Răng tiếp nhận tin báo tai nạn giao thông giữa ô tô và xe máy tại phường Ba Láng. Cảnh sát giao thông Nguyễn Văn Đức cùng 3 đồng nghiệp đến hiện trường, đo nồng độ cồn của người lái ô tô là Trần Minh Thanh.
Thấy bạn bị kiểm tra, Cung (đi cùng ôtô) lao đến giật phiếu kết quả trên tay cảnh sát, đấm vào mặt anh Đức. Ngay sau đó, Cung bị khóa tay đưa về trụ sở công an.
Làm việc với Cảnh sát, Cung thừa nhận đã lớn tiếng với lực lượng làm nhiệm vụ. Việc đánh vào mặt Cảnh sát giao thông, Cung khai: “Vì lý do xay rượu nên không nhớ rõ”.
Các cơ quan chức năng cho biết Cung là đảng viên, trình độ thạc sĩ, làm trưởng phòng của một doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng bảo vệ thực vật ở Vĩnh Long.35
Thứ tư, hành vi chống người thi hành công vụ cũng rấtđa dạng và phức tạp như: tấn
công người thi hành công vụ, không chấp hành mệnh lệnh, cản trở không cho người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ, xúi giục, lôi kéo, kích động người khác chống người
thi hành công vụ làm họ không thực hiệnđược nhiệm vụ,…
Ví dụ: Khoảng 6h30 ngày 27/8, tổ tuần tra kiểm soát gồm hai cán bộ là thiếu uý Dương Minh Trị và thiếu uý Nguyễn Huy Hoàng của đội Cảnh sát giao thông Hàng Xanh thuộc phòng PC67 công an TP. Hồ Chí Minh đang làm nhiệm vụ trên tuyến quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức phát hiện Diệu điều khiển xe gắn máy lưu thông ngược chiều nên ra hiệu dừng xe. Khi xuống xe, Diệu không xuất trình giấy tờ theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông, mà cự cãi. Thấy nam thanh niên có dấu hiệu lên xe máy bỏ chạy, thiếu úy Hoàng rút chìa khoá trên xe của Diệu. Bất ngờ Diệu ôm đồng chí Hoàng vật xuống đường làm cằm và tay phải của Hoàng trúng vào pô xe gắn máy gây bỏng. Tổ Cảnh sát giao thông đã khống chế, bắt giữ Diệu giao cho cơ quan công an xử lý.36
Tóm lại, nhìn một cách tổng thể thì tội phạm chống người thi hành công vụ của cả
nước có xu hướng ngày một tăng, tội phạm này xảy ra trên địa bàn rộng khắp cả nước, tính chất và mứcđộ của hành vi phạm tội ngày càng nguy hiểm trực tiếpđe dọađến sự an toàn của người thi hành công vụ, qua đó cũng tác độngđến tình hình trật tự an toàn xã hội gây mấtổn định trong đời sống nhân dân.
35
Trà Giang, Thạc sĩ đánh vào mặt cảnh sát giao thông, VN Express, 2013,http://vnexpress.net/tin-tuc/phap- luat/thac-si-dam-vao-mat-canh-sat-giao-thong-2879213.html, [ngày truy cập 26-10-2014].
36
Tuyết Khuê, Ôm cảnh sát giao thông vật té xuống đường, Zing news, 2014, http://news.zing.vn/Om-canh-sat- giao-thong-vat-te-xuong-duong-post452826.html, [ngày truy cập 27-10-2014].