Mặt khách quan của tội phạm chống người thi hành công vụ

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 28 - 32)

4. Cấu trúc đề tài

2.2.3.Mặt khách quan của tội phạm chống người thi hành công vụ

Mặt khách quan của tội phạm là tổng hợp tất cả những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.13 Thông qua những biểu hiện bên ngoài đó

mà con người có thể trực tiếp nhận biết được tội phạm. Những biểu hiện bên ngoài của

mặt khách quan của tội phạm bao gồm:  Hành vi nguy hiểm cho xã hội.  Hậu quả nguy hiểm cho xã hội.  Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả.

 Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội.

Như vậy, theo quy định tại Điều 257 bộ luật hình sự 1999 (sửađổi, bổ sung 2009) thì hành vi chống người thi hành công vụđược biểu hiện tập trung ở những dạng hành vi sau đây:

* Hành vi dùng vũ lực chống người thi hành công vụ.

Dùng vũ lực chống lại người thi hành công vụ là hành vi mà người phạm tội dùng sức mạnh vật chấtđể tấn công ngườiđang thi hành công vụ nhằm mụcđích cản trở người

thi hành công vụ. Hành vi dùng vũ lực có thể là: dùng tay hoặc chân đấm, đá, bóp cổ, trói người thi hành công vụ hoặc sử dụng công cụ, phương tiện để tấn công người thi hành công vụ như: con dao, mã tấu, búa, súng...

Ví dụ: Đêm 29 rạng sáng 30/01/2014, tức đêm 29 rạng 30 Tết, tổ tuần tra của Công an xã Đại Phước, huyện Càng Long gồm 06 người do anh Nguyễn Văn Trung, Trưởng Công an xã làm tổ trưởng tuần tra đảm bảo an ninh trật rự và trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, khi đến đoạn thuộc ấp Rạch Sen, xã Đại Phước phát hiện Nguyễn Văn Cường đang cầm một cây búa và Nguyễn Văn Thành sinh năm 1990, ở ấp Dừa Đỏ, xã Nhị Long Phú cầm một ống tuýp sắt đang đứng trên đường chờ nhóm thanh niên khác để đánh nhau do có mâu thuẫn từ trước. Tổ tuần tra yêu cầu Cường và Thành giao nộp hung khí; chẳng những không chấp hành, mà Cường còn dùng búa và giựt luôn ống tuýp

13

Phạm Văn Beo, Luật Hình Sự Việt Nam, Quyển 1- Phần chung, NXB Chính Trị Quốc Gia- Sự Thật, Hà Nội, 2012, tr. 175- tr.176.

của Thành đang cầm rồi hung bạo tấn công lực lượng làm nhiệm vụ. Tổ tuần tra đã khống chế bắt giữ Cường.14

Qua những diễn biến và các tình tiết của vụ án trên có thể thấy việc truy cứu trách nhiệm hình sự Nguyễn Văn Cường và Nguyễn Văn Thành về tội chống người thi hành công vụ là hoàn toàn có căn cứ. Thông qua việc xem xét những biểu hiện chốngđối của

của Cường và Thành thì có thể dễ dàng nhận thấy hành vi của hai đối tượngđã dùng vũ

lực để chống lại người đang thi hành công vụ. Khi những người thực thi công vụ là lực lượng tuần tra của Công an xã đến Cường và Thành biết rõ nhưng cố tình chống đối

không chấp hành lệnh giao nộp vũ khí mà còn hung hãn dùng búa và ống tiếp tấn công lực lượng Công an xã. Hành vi của hai đối tượng rất nguy hiểm đặc biệt là đối tượng

Nguyễn Văn Cường.

* Hành vi đe dọa dùng vũ lực chống lại ngườiđang thi hành công vụ.

Hành vi đe dọa dùng vũ lực chống lại người thi hành công vụ là việc dùng lời nói, cử chỉ có tính răng đe, uy hiếp khiến người thi hành công vụ sợ hãi, phải chấm dứt việc

thi hành công vụ,...Sựđe dọa là thực tế có cơ sởđể người bịđe dọa tin rằng lờiđe dọađó

sẽ biến thành hiện thực.15

Ví dụ: Chiều ngày 03/04/2014, Nguyễn Anh K sau tiệc nhậu cùng với nhóm bạn bè ở quán nhậu Đường Trăng trở về nhà nhưng không thấy vợ, con ở nhà và cơm chiều cũng chưa có nên cảm thấy cáu gắt trong người. Khi vợ và con của K về đến nhà, K lên tiếng chửi rủa vợ con mình. Trong lúc hai bên cải nhau có lời qua tiếng lại và do có rượu, không kiềm chế được mình nên K đã có hành vi đánh vợ và phá hoại một số tài sản trong nhà. Hàng xóm của K thấy sự việc ngày càng phức tạp nên đã gọi điện báo Công an xã đến giải quyết. Khi hai đồng chí là trưởng công an xã và một công an viên đến nhà A mời K về trụ sở làm việc thì K đang cầm cây búa thường dùng để chặt củi trong nhà lên và bảo: “Tao đang dạy vợ con tao, thằng nào vô tao chém thằng đó”. Một lúc sau, nhờ sự khuyên can của hàng xóm và biện pháp nghiệp vụ nên các đông chí công an đã mời được K về trụ sở làm việc.

Qua ví dụ trên có thể thấy việc K cầm búa và dọa chém các đồng chí công an xã khiến các đồng chí này hoàn toàn có căn cứđể tin rằng việc đe dọa trên sẽ trở thành hiện

14

L.T, Công an Trà Vinh, Chống người thi hành công vụ bị phạt hai năm tù,

http://www.travinh.gov.vn/wps/portal/congan/!ut/cong+an+tra+vinh/tin+tuc/tin+an+ninh+tra+vinh/chong+nguoi+th i+hanh+cong+vu+bi+phat+2+nam+tu, [truy cập ngày 20- 9- 2014].

15

Phạm Văn Beo, Luật Hình Sự Việt Nam, Quyển 2- Phần các tội phạm, NXB Chính Trị Quốc Gia- Sự Thật, Hà Nội, 2012, tr.535- tr. 536.

thực, sự chốngđối của của K đối các đồng chí công an xã đã gây khó khăn cho việc thực

hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự tạiđịa phương của của các đồng chí này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong tội chống người thi hành công vụ, hành vi đe dọa dùng vũ vực có thể ngay tức khắc (như rút dao dí vào cổ người đang thi hành công vụ) nhưng cũng có thể có khoảng cách về mặt thời gian như ví dụ trên. Ở ví dụ này, sức mãnh liệt của sự đe dọa

chưa đến mức làm tê liệt ý chí kháng cự của người bị dọa, Người bị đe dọa còn có điều

kiện và thời gian để suy nghĩ cân nhắc và quyếtđịnh hành động.

* Hành vi ép buộc người thi hành công vụ phải thực hiện hành vi trái pháp luật. Cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật là khống chế, ép buộc người thi hành công vụ phải làm những điều trái chức năng, quyền hạn của họ (trả lại tang vật

phạm pháp, hủy hóa đơn xử phạt,...) hoặc không làm những việc thuộc chức năng, quyền

hạn của họ (để xe hàng lậuđi qua trạm gác,...).16

Trên thực tế, biểu hiện của hành vi ép buộc người thi hành công vụ làm trái pháp luật thường là sử dụng những thông tin gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm hay uy tín của người thi hành công vụ như bí mậtđời tư hoặc có thể là hành vi vi phạm pháp luật

của ngườiđang thi hành công vụ ,...ép buộc người thi hành công vụ phải thỏa mãn yêu cầu trái pháp luật của các đối tượng đưa ra trong khi người thi hành công vụ phải thực

hiện và có đủđiều kiệnđể thực hiện công vụđó.

Ví dụ: Sáng ngày 08/02/2010 sau khi phát hiện một xe trở gỗ trái phép, hai đồng chí cán bộ kiểm lâm Trà Vinh đã kịp thời đuổi theo và ngăn lại, yêu cầu đưa xe về trụ sở cơ quan kiểm lâm làm việc. Chủ xe là Nguyễn Tuấn V rút tiền ra nhưng mua chuộc nhưng không được. Sau đó V liền rút ra một sắp ảnh trong đó có ảnh hai đồng chí cán bộ kiểm lâm này đang có những hành động không đẹp mắt với mấy cô tiếp viên trong quán Karaoke và nói: “nếu không để xe đi thì ngày mai sắp ảnh này sẽ nằm trên bàn làm việc của sếp tụi bây”. Trước lời đe dọa đó, hai đồng chí cán bộ kiểm lâm nhận lại sắp ảnh và cho xe gỗ của V đi qua trạm gác.

Qua ví dụ trên, có thể thấy hành vi của V mặc dù không sử dụng vũ lực hay đe dọa

dùng vũ lựcđể chống lại hai đồng chí cán bộ kiểm lâm nhưng y đã dùng những bức ảnh

chụp được cảnh không hay của hai đồng chí này và dùng lời nói đểđe dọa, ép buộc hai đồng chí này làm trái với quy định của pháp luật là cho xe trở gỗ của V đi qua trạm gác,

16

Trườngđại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Tập 2, NXB Công An Nhân Dân, Hà Nội, 2007, tr. 261.

hai đồng chí này cũng đồng ý mặc dù họ phải thực hiện nhiệm vụ và có đủ điều kiện để

thực hiện nhiệm vụ của mình.

* Dùng thủđoạn khác cản trở người thi hành công vụ.

Các thủ đoạn khác chống người thi hành công vụ là hành vi bôi nhọ, vu khống, đe dọa sẽ cung cấp những những tin tức bất lợi của người thi hành công vụ...17

Các thủđoạn khác mà người phạm tội dùng để ngăn cản người thi hành công vụ để

họ không thực hiện được nhiệm vụ của mình hết sức đa dạng và phong phú, những thủ đoạn này có thể là hành vi hành động hoặc không hành động. Khoản 1, Điều 205 Bộ luật

hình sự 1985 không quy định tình tiết này.

Việc các nhà làm luật quy định thêm hành vi khách quan này trong Điều 257 Bộ

luật hình sự 1999 (sửađổi,bổ sung 2009) là hoàn toàn hợp lý, xuất phát từ thực tiễn đấu

tranh phòng chống loại tội phạm này. Thực tiễn đã chứng minh các dạng hành vi chống

người thi hành công vụ ngày càng phức tạp với nhiều thủđoạn khác nhau. Thực tiễn xét xử cũng phản ánh cho chúng ta nhiều trường hợp người phạm tội không dùng vũ lực, không đe dọa dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ nhưng vẫn cản trở được việc

thi hành công vụ của họ.

Ví dụ: Chiều ngày 15/06/2011 sau khi nhận được điện báo của người dân đang có vụ đánh bạc ăn thua số tiền lớn tại nhà của Nguyễn Thị L, đồng chí Phan Minh C là trưởng công an huyện cùng bốn đồng chí khác tiến hành bao vây bắt quả tang. Các đồng chí khác ở ngoài canh trừng, các đồng chí C vào trong để ra đọc lệnh bắt khẩn cấp các đối tượng. Thấy đồng chí C vào phòng, để tạo điều kiện cho các đối tượng khác chạy chốn ra ngoài thông qua của sổ nhà, L đã chốt cửa lại, tự cởi bỏ quần áo ôm chặt lấy C rồi kêu lớn tiếng “có người muốn cưỡng bức tôi”, anh C chi hô các đồng chí còn lại vào bắt nhưng các đối tượng khác đã thoát được. Sau khi được tăng cường lực lượng thì các đồng chí này đã bắt được các đối tượng còn lại.

Như ví dụ trên, có thể thấy hành vi tự cởi bỏ quần áo của của L trước mặt chiến sĩ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công an đang làm nhiệm vụ và ôm chặt chiến sĩ công an của L tuy không sử dụng vũ lực,

đe dọa dùng vũ lực hay dùng lời lẽ ép buộc người thi hành công vụ nhưng hành động của

L đã khiến cho việc thi hành công vụ của các chiến sĩ công an gặp khó khăn.

17

Phạm Văn Beo, Luật Hình Sự Việt Nam, Quyển 2- Phần các tội phạm, NXB Chính Trị Quốc Gia- Sự Thật, Hà Nội, 2012, tr.536.

Tất cả các hành vi trên được người phạm tội thực hiện đối với người thi hành công vụ nhằm mụcđích cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ công hay ép buộc

người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng có lợi cho người phạm tội. Tội phạm chống người thi hành công vụ được hoàn thành khi người phạm tội thực

hiện một trong những hành vi nêu trên để cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của mình hoặc buộc người thi hành công vụ làm trái pháp luật. Việc người thi hành công vụ có thực hiện hay không thực hiện hành vi theo sự cưỡng ép của người phạm tội

hay việc công vụ được hoàn thành hoặc không được hoàn thành không có ý nghĩa định

tộiđối với hành vi phạm tội này.

Ngoài ra, khi người phạm tội thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ mà gây thương tích hoặc làm chết người đang thi hành công vụ thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo điểm k, Khoản 2, Điều 104 hoặc tội giết

người theo quy định tạiđiểm d, Khoản 1, Điều 93 Bộ luật hình sự hiện hành.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 28 - 32)