Hoàn thiện những quy định của pháp luật hiện hành

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 79 - 82)

4. Cấu trúc đề tài

3.5.1.1. Hoàn thiện những quy định của pháp luật hiện hành

Trên cơ sở những bất cập và hạn chế của pháp luật đã được phân tích ở mục

3.4.1.1 người viết xin đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện, khắc phục những hạn chế về

mặt pháp luật của tội chống người thi hành công vụ như sau:

Thứ nhất, Nâng cao các chế tài xử phạtđối với người có hành vi chống người thi hành công vụ.

Khung hình phạt hiện nay quy định tại Điều 257 Bộ luật Hình sự, đặc biệt là khoản 1 với mức xử phạt là: “cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” còn quá nhẹ, vì thế theo người viết cần có cần có một chế tài xử phạt

nặng hơn so với quy định tại Khoản 1, Điều 257. Theo ý kiến của người viết thì hình phạt

tối thiểu nên là phạt tù từ sáu tháng đến ba năm và xóa bỏ hình phạt cải tạo không giam giữ như vậy mớiđủ sức răn đe đối tượngđã phạm tội không tái phạm hoặc các đối tượng

khác chưa phạm tội bởi vì người phạm tội phải bị tước một số quyền tự do, cách ly khỏi

môi trường xã hội bình thường trong một khoản thời gian để suy ngẫm về những hành

động của mình và qua đó cũng tạo điều kiện đảm bảo tính công bằng xã hội cũng như

giáo dục người phạm tội. Trong trường hợp gây thương tích cho người thi hành công vụ

từ 11% trở lên nên xử lý với hình thức cộng hình phạt theo điểm d, Khoản 2, Điều 257 với điểm k, Khoản 1, Điều 104 thì mới đủ sức răn đe đối với người có hành vi chống người thi hành công vụ.

Cần thay đổi mức hình phạt tại Khoản 2, Điều 257 Bộ luật Hình sự hiện hành. Theo đó nên nâng cao mức phạt tù tại Khoản 2, Điều 257 là từ bốn năm đến bảy năm tù giam. Bởi thực tế xét xử cho thấy các đối tượng phạm tội hành vi chống người thi hành công vụ có các tình tiết tăng nặng tại Khoản 2, Điều 257 lại có mức án thấp hơn quy định

tại Khoản 1, Điều 257. Như vậy sẽ làm cho các đối tượng có hành vi chống người thi hành công vụ không thấyđược hành vi phạm tội của mình sẽ bị pháp luật trừng trị thích

đáng nhằm tăng cao tính răng đe, giáo dục và phòng ngừa tội phạm.

Thứ hai, Ban hành văn bản hướng dẫnĐiều 257 Bộ luật Hình sự.

Nhưđã nêu ở trên thì Bộ luật Hình sự 1999 được ban hành, có hiệu lực cách nay

đã hơn 14 năm và cũng trải qua một lần sửa đổi vào năm 2009 nhưng cho đến nay vẫn

chưa có văn bản hướng dẫn thi hành Điều 257 Bộ luật Hình sự về tội chống người thi hành công vụ. Vì thế việc hướng dẫn, áp dụng tội phạm này vẫn tuân theo những quy

định của Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, Nghị quyết 04/HĐTP của Tòa án nhân dân tối cao lại được ban hành vào năm 1986, đây là những năm đầu của công cuộc đổi mới, trong khoảng thời

gian này thì việc giải thích về tội chống người thi hành công vụ vào thờiđiểm đó là hoàn toàn chính xác và phù hợp nhưng sự biến động của nền kinh tế cũng như sự thay đổi của

tình hình xã hội, tội phạm chống người thi hành công vụ ngày càng gia tăng cùng vớiđó

là tính chất, mức độ ngày càng nguy hiểm hơn và quy định về tội chống người thi hành công vụ trong Điều 257 Bộ luật Hình sự 1999 cũng khác với Điều 205 Bộ luật Hình sự

tình hình thực tế nữa. Vì thế, theo tác gải thì các cơ quan chức năng cần phải nghiên cứu

ban hành các văn bản giải thích, hướng dẫnĐiều 257 Bộ luật Hình Sự về tội chống người

thi hành công vụ thay cho Nghị Quyết 04/HĐTP của Hội đông thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để phù hợp hơn với tình hình củađất nước hiện nay mà tập trung vào các vấn đề cụ thể như sau:

Có hướng dẫnđầyđủ, phù hợp về các dạng hành vi chống người thi hành công vụđược quy định tạiĐiều 257 Bộ luật Hình Sự.

Bổ sung các quy định hướng dẫn về các tình tiết định khung tăng nặng tại

Khoản 2, Điều 257.

Xác định cụ thể như thế nào là người thi hành công vụ và giới hạn của công vụ được thi hành.

Thứ ba, Hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo vệ người thi hành công vụ. Nhưđã nêu ở trên thì từ khi Nghịđịnh 208/2013/NĐ- CP quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ của chính phủ được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2014 thì có thể thấy các lực lượng

thi hành công vụ của nhà nướcđã có thêm được sự bảo vệ cũng như bảođảm an toàn khi thực thi nhiệm vụ. Tuy nhiên khi nghịđịnh 208/2013/NĐ- CP ra đời cũng có không ít bất

cập đã được trình bài ở mục 3.4.1.1, căn cứ vào những hạn chế và bất cập đã nêu người

viết xin đưa ra một số giải pháp như sau:

Khi nghiên cứu Nghị định 208/2013 có thể thấy nghị định cũng đưa ra định

nghĩa thế nào là hành vi chống người thi hành công vụ nhưng định nghĩa này cũng đã

được nêu trong Bộ luật Hình sự nên việc Nghịđịnh 208/2013 đưa ra thêm dấu hiệu chống

người thi hành công vụ là không thật sự cần thiết. Thêm vấn đề cần lưu ý nữa là khi nghiên cứu Nghịđịnh 208/2013 thì khái niệm người thi hành công vụ trong nghịđịnh này lại mâu thuẫn với khái niệm người thi hành công trong Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước khi thêm viên chức vào đối tượng người thi hành công vụ. Nếu xét về hiệu lực văn bản thì Nghịđịnh 208/2013 không phù hợp với Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước vì thế theo người viết nên làm rõ khái niệm người thi hành công vụ trong Nghị định

208/2013 theo hướng phù hợp hơn, bởi lẽ hệ lụy nếu đi theo cách hiểu của Nghị định

208/2013 là rất phức tạp do có việc sử dụng công cụ phòng vệ, chấn áp nếu bị coi là chốngđối người thi hành công vụ.

Theo tác giả việc quy định thêm cho lực lượng thi hành công vụ được phép nổ

súng vào người có hành vi chốngđối theo Nghị định 208/2013 là không thật sự cần thiết

bởi Điều 22 của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợđã quy

địnhđầyđủ những nguyên tắc khi nổ súng và các trường hợp được phép nổ súng của lực

lượng thi hành công vụ. Việc quy định như thếđã đầyđủ và đảm bảo an toàn cho người

thi hành công vụ, việc tìm hiểu các nguyên nhân người dân chống đối người thi hành công vụđể khắc phục là quan trọng hơn việc mở rộng quyền cho phép lực lượng thi hành công vụ nổ súng vào người có hành vi chốngđối. Cách làm như thế chỉ giải quyết được

phần ngọn và thậm chí còn tạo tình trạng nguy hiểm hơn cho người thi hành công vụ bởi

vì khi biết sẽ bị nổ súng thì những kẻ chốngđối sẽ chống trả quyết liệt hơn để trốn thoát.

Ở khía cạnh khác, việc nổ súng tác động trực tiếp đến tính mạng người khác, nếu làm sai không gì có thể bù đắp, khắc phục được. Hơn nữa, gần đây một số lực lượng đã được

trang bị dùi cui điện, súng bắn đạn cao su…. Đây được cho là những công cụ hỗ trợ có

khả năng vô hiệu hóa đối tượng nhưng không xâm phạm đến tính mạng người chống đối

và một khi pháp luật đã quy định đầy đủ, rõ ràng, thì cách làm tốt nhất là cần tập huấn,

phổ biến cho cán bộ hiểu rõ các quy định về nổ súng. Chỉ khi họ hiểu luật pháp và có tâm thế thoải mái, tự tin thì mới có thể thực hiện việc nổ súng đúng lúc, đúng chỗ không gây ra những hậu quảđáng tiếc.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 79 - 82)