Tái phạm nguy hiểm

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 45 - 46)

4. Cấu trúc đề tài

2.3.2.5. Tái phạm nguy hiểm

Khoản 2, Điều 49 Bộ luật hình sự quy định:

“Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm :

a. Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.

b. Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý”.

Như vậy, phạm tội chống người thi hành công vụ thuộc trường hợp tái phạm

nguy hiểm là những trường hợp người phạm tộiđã tái phạm nhưng chưa được xóa án tích mà lại phạm tội chống người thi hành công vụ. Còn những trường hợp mà người phạm

tội đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tộiđặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội chống người thi hành công vụ thì không phải là tái phạm nguy hiểm vì tội chống người thi hành công vụ không có trường hợp nào bị kết tội rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng.

Những người phạm tội thuộc trường hợp Khoản 2, Điều 257 Bộ luật hình sự thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm, là tội phạm nghiêm trọng. Nếu người phạm tội chỉ

thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 257 nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng năng hay tình tiết tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt tức là dưới hai năm tù hoặc chuyển sang hình phạt cải tạo không giam giữ. Nếu người phạm tội rơi vào khoản 2, Điều 257 nhưng

có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hay có tình tiết giảm nhẹ nhưng không đáng kể thì có thể bị phạt tốiđa lên đến bảy năm tù.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)