4. Cấu trúc đề tài
2.4.2.2. Về dấu hiệu pháp
Khách thể
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xâm phạm đến sức khỏe của người khác một cách trái pháp luật. Còn đối với tội chống người
29
Phạm Văn Beo, Luật Hình Sự Việt Nam, Quyển 2- Phần các tội phạm, NXB Chính Trị Quốc Gia- Sự Thật, Hà Nội, 2012, tr. 129.
thi hành công vụ thì khách thể của tội này là trật tự quản lý hành chính nhà nước nhưng
đối tượng chịu sự tác động trực tiếp là người thi hành công vụ. Như vậy, ta có thể dễ
dàng phân biệtđược khách thể của hai tội phạm này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp
tội phạm không chỉ xâm hạiđến một quan hệ xã hội với tư cách là khách thể trực tiếp của
tội phạm mà còn có thể xâm phạmđến các quan hệ xã hội khác. Trong trường hợp người
thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ mà gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người thi hành công vụ thì người phạm tội không chỉ xâm phạm trật tự quản
lý hành chính mà còn xâm phạmđến quyền nhân thân của người thi hành công vụ.
Khách quan
Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác là hành vi tác động vào cơ thể người khác làm cho người đó bị thương hay tổn hại sức khỏe. Các hành vi thường rất đa dạng như: đấm, đá, cắn,…hay sử dụng công cụ, phương tiệnđể tác động vào cơ thể người như: dao, búa, súng,...
Đối với tội chống người thi hành công vụ thì hành vi khách quan thương được
biểu hiệnở các dạng sau đây: Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ; đe dọa dùng vũ
lực chống người thi hành công vụ; dùng thủđoạn khác chống người thi hành công vụ; ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Khi nghiên cứu hành vi khách quan của tội chống người thi hành công vụ và tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì có thể nhận thấy rằng hành vi dùng vũ lựcđể chống lại người thi hành công vụ cũng là một dạng của hành vi khách quan trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, bởi vì khi người phạm tội thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ thì việc dùng sức mạnh vật chất tác động đến người thi hành công vụ cũng chứa đựng trong đó khả
năng gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người đang thi hành công vụ đó. Trong trường hợp người phạm tội gây thương tật cho người thi hành công vụ mà thỏa
mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm quy định tạiĐiều 104 Bộ luật hình sự thì người
phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Về mặt hậu quả: Cũng giống như tội giết người, hậu quả là dấu hiệu bắt buộc
của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Trong khi đó,
đối với tội chống người đang thi hành công vụ thì hậu quả không phải là dấu hiệu bắt
Mặt chủ quan
Cả hai tội chống người thi hành công vụ và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác đềuđược thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Tuy nhiên
đối với tộiđối với tội chống người thi hành công vụ thì đó là lỗi cố ý trực tiếp còn đối với
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có thể là lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp.
Chủ thể
Chủ thể của hai loại tội phạm này đều là những người có năng lực trách nhiệm
hình sự không thuộc trường hợp quy định tạiĐiều 13 Bộ luật hình sự và đạtđộ tuổi nhất định theo quy định tạiĐiều 12 Bộ luật hình sự.
Chủ thể của tội chống người thi hành công vụ là người từđủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự, còn đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì chủ thể là bất cứ người nào đủ 14 tuổi trở lên (Khoản 3 và Khoản 4 Điều 104 Bộ luật hình sự) hoặc người từđủ 16 tuổi trở lên ( Khoản 1 và Khoản
2 Điều 104 bộ luật hình sự) có năng lực trách nhiệm hình sự.
Hình phạt
Đối với tội chống người thi hành công vụ có hai khung hình phạt đó là: khung hình phạt cơ bản với mức hình phạt cao nhất là ba năm tù và khung tăng nặng có mức
hình phạt cao nhất là bảy năm tù. Tội cố ý gây thương tích có đến bốn khung hình phạt
trong đó khung hình phạt cơ bản có mức phạt cao nhất là ba năm tù và khung tăng nặng
cao nhất là chung thân.
Tóm lại, thông qua việc phân biệt tội chống người thi hành công vụ và một số tội
phạm khác có liên quan như đã trình bày ở trên, có thể thấy việc xác định mối liên hệ
giữa các tội phạm này trong một số trường hợp rất khó khăn và phức tạp. Do đó, khi xác
định tội danh đối với người phạm tộiđòi hỏi những người áp dụng pháp luật xem xét một
cách khách quan, nghiên cứu một cách nghiêm túc đồng thời phải căn cứđúng các dấu
hiệu cấu thành tội phạm của từng tội phạm cụ thể để việc định tội danh một cách chính xác và không để ra sai sót bỏ loạt tội phạm hay xử oan người vô tội.
CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG
TỘI PHẠM CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH TRÀ VINH
Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực, trái pháp luật hình sự, mang tính
giai cấp và thay đổi theo quá trình của lịch sử; được thể hiện ở tổng hợp các tội phạm cụ
thể đã xảy ra trong xã hội và trong khoản thời gian nhất định.30
Tình hình tội phạm được phản ánh thông qua các chỉ số về định lượng và định tính
biểu hiện qua các khái niệm: thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình tội
phạm. Nếu như các chỉ số về định tính phản ánh nội dung của tình hình tội phạm thông qua cơ cấu, tính chất, thì các chỉ số về định lượng biểu thị thông qua thực trạng và diễn
biến, tức là toàn bộ số tội phạm xảy ra và số đối tượng đó được xem xét trong sự vận động và biến đổi theo thời gian đối với từng vùng lãnh thổ hay trên phạm vi toàn quốc.
Việc đánh giá đúng tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ là cơ sở để nhận
thức đúng đắn bản chất, các đặc điểm đặc trưng của toàn bộ bức tranh sinh động về tội
phạm chống người thi hành công vụ xảy ra trong xã hội trong từng giai đoạn, từng thời kì nhất định để từ đó đề ra và thực hiện những biện pháp phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ một cách sát với thực tế trên quy mô toàn quốc hoặc từng địa phương, từng khu vực dân cư cụ thể.