4. Cấu trúc đề tài
3.4.1.2. Bất cập trong áp dụng pháp luật
Chống người thi hành công vụ là hành vi vi phạm pháp luật được quy định trong
Bộ luật Hình sự và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật
tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, trong các văn bản này chưa quy định thật rõ ranh giới xử lý
trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi chống người thi
hành công vụ, nên trong thực tiễn nhận thức và áp dụng nhiều khi chưa thống nhất và thiếu chính xác. Hành vi chống người thi hành công vụ ngoài việcđược quy định tạiĐiều
257 Bộ luật hình sự thì cũng được qui định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm
2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013, để kịp thời hướng dẫn thi hành những quy định mới của Luật này, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định trong đó có Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
an ninh, trật tự,an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy;
Tại khoản 3 Điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP có quy định: “ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;
b) …”
Quy định tại điểm a khoản 3 Điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP chưa quy định rõ “ranh giới” phân biệt trường hợp vi phạm đến mức độ nào thì được xem là chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp nào sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi chống người thi hành công vụ. Hiện nay, các quy định có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính đối với lỗi vi phạm này trong
các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành rất chung chung, mang tínhđịnh tính là chính mà thiếu đi những quy định có tính định lượng cụ thể, nên trong thực tiễn rất khó áp
dụng, chính vì vậy đã dẫn thực trạng đang tồn tại theo hai khuynh hướng sau:
Một là, Do đây là tội phạm có cấu thành hình thức (không cần có hậu quả xảy
ra), nên những người theo khuynh hướng này “nặng” về xử lý trách nhiệm hình sự đối
với người thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 257 Bộ
luật Hình sự, nghĩa là mọi trường hợp vi phạm bị phát hiện đều bị truy tố, xét xử mà không cần xem xét đến tính chất, mức độ lỗi vi phạm của họ đã đến mức xử lý hình sự chưa hay chỉ cần xử phạt hành chính cũng bảo đảm tính giáo dục, nghiêm minh của pháp
luật.
Hai là, Trái lại những người theo khuynh hướng này thì “thiên” về xử lý trách
nhiệm hành chính nhiều hơn, điều này được minh chứng bằng thực tế ở nhiều địa phương lượng án xét xử của tòa án về tội phạm chống người thi hành công vụ là quá ít, trong khi
đó ở nơi này nơi khác hành vi chống người thi hành công vụ diễn ra rất đáng báo động.