4. Cấu trúc đề tài
2.2.1. Khách thể của tội phạm chống người thi hành công vụ
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội
phạm xâm hại.
Khách thể của tội phạm này là xâm phạm đến trật tự công cộng, gây trở ngại cho hoạt động bình thường của những ngườiđang thực hiện nhiệm vụ do cơ quan nhà nước
hay tổ chức giao cho.11
Đối tượng tác động của tội phạm chống người thi hành công vụ là người đang thi hành công vụ, thông qua việc xâm phạmđến người thi hành công vụ mà xâm phạm đến
việc thực hiện nhiệm vụ công. Người thi hành công vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không có hưởng lương,
được giao nhiệm vụ và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ của mình. Ví dụ: cảnh sát giao thông, bộđội biên phòng, cán bộ thu thuế, cán bộ thi hành án...
Ngườiđang thi hành công vụ nói tạiĐiều 257 Bộ luật hình sự rấtđa dạng. Có thể họ
là những ngườiđược Nhà nước giao cho công việc nhấtđịnhđể thực hiện theo pháp luật, cũng có thể do người có thẩm quyền phân công trong từng trường hợp cụ thể. Cá biệt có những trường hợp là công dân bình thường nhưng đượcđiềuđộng thực hiện một công vụ
cấp bách nào đó vì lợi ích chung cũng được xem là người đang thi hành công vụ. Tội
phạm này chỉ bảo vệ những người có trách nhiệm, nhiệm vụ thực hiện “công vụ”. Vì vậy, dù công chứcđang thực hiện công việc nhưng công việc này vì lợi ích hoặc động cơ cá nhân thì không được xem là phạm vi của tội phạm này nếu có hành vi chống lại công chức thực hiện công vụđó.12
Ví dụ: anh A là cảnh sát trật tự của Công an quận, trên đường tuần tra anh A phát hiện anh B đang chạy xe gắn máy trên đường (không có hành vi phạm luật giao thông) là người có cải vã với mình trong quán cà phê hôm trước, anh A liền ra hiệu lệnh bảo anh B tấp vô lề đường để kiếm chuyện trả đũa việc hôm trước trong quán cà phê. Khi anh B điều khiển xe dừng lại trên lề đường thì anh A không kiểm tra giấy tờ hay các hoạt động
11
Phạm Văn Beo, Luật Hình Sự Việt Nam, Quyển 2- Phần các tội phạm, NXB Chính Trị Quốc Gia- Sự Thật, Hà Nội, 2012, tr. 534.
12
Phạm Văn Beo, Luật Hình Sự Việt Nam, Quyển 2- Phần các tội phạm, NXB Chính Trị Quốc Gia- Sự Thật, Hà Nội, 2012, tr. 535.
khác liên quan tới việc điều kiển phương tiện giao thông mà chỉ đề cập đến chuyện riêng. Không giữ được bình tĩnh anh B liền chống cự lại với anh A.
Trong trường hợp này, có thể thấy B đã có hành vi chống lại người thi hành công vụ, nhưng do anh A thực hiện công vụ vì mục đích cá nhân nên hành vi của B không bị
xem là chống người thi hành công vụ.
Người thi hành công vụ là người đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ và chưa kết thúc, nếu chưa bắtđầu hoặcđã kết thúc nhiệm vụ mà họ bị xâm phạm thì không thuộc trường hợp chống người thi hành công vụ và tùy vào trường hợp cụ thểđể xác định một tội khác có tình tiết là vì lý do công vụ của nạn nhân.
Ví dụ: Sơn Sa P là Trưởng công an xã đã tổ chức bắt Trần Tuấn L, Nguyễn Bá N và Nguyễn Văn Q tổ chức chọi gà ăn tiền. Vài ngày sau, vì uất ức con mình bị bắt giam ở trụ sở công an huyện nên Trần Văn T là cha của Trần Tuấn T đã đón đường đánh ông P gây thương tích với tỉ lệ thương tật là 10%.
Qua ví dụ có thể thấy hành vi của T là hành vi phạm tội cố ý gây thương tích thuộc
trường hợp quy định tạiđiểm k, khoản 1, Điều 104 bộ luật hình sự (vì lý do công vụ của
nạn nhân), chứ không phải là hành vi chống người thi hành công vụ vì việc thi hành công vụ bắt giữ nhóm người tổ chức chọi gà đã được ông Sơn Sa P thực hiện hoàn thành từ vài ngày trước.
Người đang thi hành công vụ phải là người thi hành một công vụ hợp pháp, phải
thực hiện công vụ theo một trình tự nhấtđịnh, mọi thủ tục phải tuân theo pháp luật. Nếu
người thi hành công vụ thực hiện công vụ một cách trái pháp luật mà bị xâm phạm thì hành vi của người xâm phạm không bị coi là hành vi chống người thi hành công vụ.
Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện D kết án Dương Văn E về tội trộm cấp tài sản và buộc E phải bồi thường cho anh Huỳnh Văn K 3.500.000 đồng. Sau khi xét xử sơ thẩm, Dương Văn E kháng cáo xin tòa án giảm nhẹ hình phạt và giảm mức bồi thường, Tòa án nhân dân tỉnh V chưa xét xử phúc thẩm vụ án trên. Vì muốn thi hành ngay khoảng tiền bồi thường trên cho anh họ của mình nên Nguyễn Quốc T là Chấp hành viên của cơ quan thi hành án huyện D đã đến nhà của E, lấy danh nghĩa là Chấp hành viên yêu cầu E phải nộp số tiền 3.500.000 đồng. Dương Văn E không đồng ý vì cho rằng mình đang kháng cáo bản án sơ thẩm nên không thể bị thi hành án được. Hai bên đã có lời qua tiếng lại và dẫn đến xô xát, E đã đẩy T ra khỏi nhà nên T bỏ ra về. Do chưa xem xét một cách đầy đủ, lại cho rằng E là đối tượng hình sự, có tiền án, tiền sự nên Cơ quan điều tra công an
huyện D đã khởi tố vụ án , khởi tố bị can Dương Văn E về tội chống người thi hành công vụ. Sau khi xem xét một cách toàn diện và đầy đủ, viện kiểm sát huyện D đã không phê chuẩn và yêu cầu Cơ quan điều tra đình chỉ vụ án đối với Dương Văn E, vì hành vi của Dương Văn E không phải là hành vi chống người thi hành công vụ.
Từ ví dụ trên có thể thấy rằng: tuy Dương Văn E có thực hiện hành vi chống lại
Nguyễn Quốc T là cán bộ của cơ quan thi hành án nhưng do Nguyễn Quốc T thực hiện
công vụ không đúng pháp luật nên hành vi của E không bị coi là chống người thi hành công vụ.