4. Cấu trúc đề tài
2.4.1.2. Về dấu hiệu pháp lý
Khách thể
Chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc
dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ hoặc ép buộc họ
thực hiện hành vi trái pháp luật thông qua việc tác động trực tiếpđến người thi hành công vụ mà xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính. Còn tội giết người được quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sựđó là trực tiếp xâm phạm quyền được sống của con người. Đối
tượng tác động của tội giết người là thân thể của con ngườiđang sống.
Như vậy, đối tượng tác động và khách thể của tội chống người thi hành công vụ
và tội giết người hoàn toàn khác nhau. Có thể thấy rằng, khi thực hiện hành vi chống
người thi hành công vụ thì người phạm tội trong một số trường hợpđã cùng một lúc xâm phạmđến nhiều quan hệ xã hộiđược pháp luật bảo vệ. Nếu người phạm tội giết người thi hành công vụ nhằm căn trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân thì sẽ bị xử lý theo quy định tại điểm d, Khoản 1, Điều 93 Bộ luật hình sự và chỉ xử lý như thế mới phản ánh đầyđủ hết bản chất và tính nguy hiểm của hành vi đối với xã hội.
Khách quan
Khi tìm hiểu về mặt khách quan của người thi hành công vụ, có thể nhận thấy
rằng hành vi khách quan của tội này rất phong phú và phức tạp có thể là: dùng vũ lực như đấm, đá, bóp cổ, đâm, chém,...đe dọa dùng vũ lực, dùng thủ đoạn khác để chống lại
người thi hành công vụ, thậm chí còn ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Trong khi đó mặt khách quan của tội giết người là hành vi tước bỏ mạng sống
của người khác một cách trái pháp luật bằng những thủ đoạn hay công cụ khác nhau. Hành vi của tội phạm có thể là dạng hành động hay không hành động. Hành vi tước bỏ
mạng sống của người khác thườngđược thực hiện bằng các phương thức như: bắn, chém,
đâm, đầuđộc,...Khi thực hiện hành vi tước bỏ mạng sống của người khác người phạm tội
thường sử dụng những công cụ, phương tiện như là: dao, súng, gậy gộc, thuốcđộc,... Khi tìm hiểu sự khác nhau về mặt khách quan của hai tội phạm này cũng có thể
nhận thấy rằngđối với tội chống người thi hành công vụ thì hậu quả không phải là dấu
hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội phạm này. Trong khi đó với tội giết người
Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì tội phạm có thểđang ở giai đoạn chuẩn bị hoặc
chưa đạt.28
Chủ quan
Cả hai tội chống người thi hành công vụ và tội giết ngườiđềuđược thực hiện với
lỗi cố ý. Đối với tội chống người thi hành công vụ thì người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp, còn đối với tội giết người thì người phạm tội thực hiện hành vi với
lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.
Khi hậu quả chết ngườiđã xảy ra, việc xác định lỗi của người phạm tội là lỗi cố
ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp không có ý nghĩa trong việc định tội. Nhưng trong trường
hợp hậu quả chết người chưa xảy ra, việc xác định lỗi này của người phạm tội có ý nghĩa
vô cùng quan trọng trong việcđịnh tội danh của người phạm tội: Nếu hậu quả chết người
chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp thì người phạm tội trong trường
hợp này phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người nhưng ở giai đoạn chưa đạt. Nếu
hậu quả chết người chưa xảy ra và người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý gián tiếp
thì người phạm tội chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích (nếu có thương tích xảy ra thỏa mãn các cấu thành của tội phạm này) hoặc các tội phạm khác mà người phạm tộiđã thực hiện mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người
chưa đạt.
Như vậy, khi xem xét người phạm tội giết người thi hành công vụ hay vì lý do công vụ của nạn nhân nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra thì việc xác định lỗi của
người phạm tội là cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp cũng tương tự nhưđã phân tích ở trên.
Về chủ thể
Chủ thể của cả hai tội phạm này đều là những người có năng lực trách nhiệm
hình sự không thuộc trường hợp quy định tạiĐiều 13 Bộ luật hình sự và đạtđộ tuổi nhất định theo quy định tạiĐiều 12 Bộ luật hình sự. Như vậy, chủ thể của tội chống người thi hành công vụ là người từđủ 16 tuổi trở lên có năng lực trác nhiệm hình sự, còn đối với
tội giết người thì chủ thể phạm tội là người từđủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm
hình sự.
28
Phạm Văn Beo, Luật Hình Sự Việt Nam, Quyển 2- Phần các tội phạm, NXB Chính Trị Quốc Gia- Sự Thật, Hà Nội, 2012, tr. 86.
Về hình phạt
Khi so sánh hình phạt của tội chống người thi hành công vụ và tội giết người có thể dễ dàng nhận thấy rằng hình phạt của tội giết người cao hơn hẳn so với tội chống
người thi hành công vụ (tội giết người có mức hình phạt cao nhất là tử hình trong khi đó
tội chống người thi hành công vụ thì mức hình phạt cao nhất chỉ là 7 năm tù giam). Việc
quy định hình phạt như thế rõ ràng đã phản ánh một cách đầyđủ tính chất và mức độ
nguy hiểm đối với xã hội của hai tội phạm trên.