II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VỪA VÀ
1. Xâydựng hệ thống chính sách khuyến khích trợ giúp một cách đồng bộ
đồng bộ
1.1. Chính sách khuyến khích đầu tư
Lâu nay phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ tập trung đầu tư vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ, lĩnh vực sản xuất công nghiệp đầu tư còn quá ít. Điều đó thể hiện rõ tâm lý của người dân chưa thực sự tin vào kinh doanh dài hạn. Vì vậy cần khuyến khích đầu tư vào công nghiệp nhất là sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
1.2. Chính sách về mặt bằng kinh doanh và cơ sở hạ tầng
Nhìn chung, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu dùng mặt bằng sản xuất tại gia đình hoặc doanh nghiệp tự mua. Mặt bằng sản xuất do Nhà nước cấp hoặc cho thuê còn ít so với nhu cầu phát triển hiện tại. Tuy nhiên đối với ngành nghề như sản xuất mành cọ, dệt thảm, đồ mộc dân dụng, thủ công mỹ nghệ, may dân dụng, chế biến lương thực thực phẩm với quy mô nhỏ dưới dạng kinh tế hộ gia đình thì việc sử dụng mặt bằng sản xuất tại gia đình là phù hợp và có hiệu quả cao vì vừa tận dụng được mặt bằng sản xuất tại nhà vừa tận dụng được thời gian và các đối tượng lao động của gia đình. Đối với các doanh nghiệp có khả năng phát triển với quy mô lớn hơn cần phải sản xuất tập trung hoặc vừa tập trung vừa phân tán về hộ gia đình. Một số ngành nghề cần phải sản xuất tập
trung theo quy hoạch như chế biến khoáng sản, đúc gang, thuộc da trâu bò, sản xuất giấy... để tránh gây ô nhiễm môi trường. Nhà nước hỗ trợ giao đất hoặc cho thuê đất dài hạn để các doanh nghiệp an tâm đầu tư phát triển sản xuất. Bởi vậy việc quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế ngoài quốc doanh phát triển ổn định là rất cần thiết. Các khu công nghiệp tập trung càng tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác nước ngoài hoặc địa phương bạn đầu tư phát triển.
Các thủ tục về chuyển quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, thủ tục thuê địa điểm, lập doanh nghiệp cần được cải tiến giảm bớt khó khăn về mặt bằng. Để giải quyết địa điểm cho các doanh nghiệp phải di chuyển từ nội thành, nội thị ra ngoại ô nhằm tránh ô nhiễm môi trường đồng thời cũng để chuẩn bị mặt bằng cho các doanh nghiệp mới, trong thời gian tới thành phố dự tính xây dựng 4 khu công nghiệp tập trung quy mô vừa và nhỏ là:
- Khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phía Bắc thành phố - Khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trung tâm thành phố - Khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phía Nam thành phố - Khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phía Tây thành phố
1.3. Chính sách về vốn
Hiện nay, 75% số doanh nghiệp vừa và nhỏ có số vốn dưới 50 triệu đồng, thiếu vốn đang là khó khăn phổ biến. Số doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay vốn của ngân hàng là rất ít, phần lớn phải huy động vốn trong gia đình, bạn bè, hoặc dựa vào vốn của nhau vì tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng dù đã được ưu đãi cũng không dễ dàng. Hiện nay đã có quy định cho ngân hàng chủ động xem xét dự án của doanh nghiệp, cho doanh nghiệp vay không cần thế chấp, nhưng việc thực hiện còn rất khó khăn. Nhà nước và các cơ quan chức năng cần có biện pháp giảm bớt
các thủ tục để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể vay vốn được dễ dàng hơn.
1.4. Chính sách thị trường
Thị trường là khâu còn hạn chế của Thành phố nói riêng và của tỉnh nói chung, nhiều tiềm năng chưa được khai thác là do chưa có thị trường tiêu thụ, cần khai thác thị trường tiêu thụ trong phạm vi rộng lớn. Đó là thị trường ở thành phố, tỉnh , khu vực phía Bắc và xuất khẩu. Trong đó chú trọng thị trường tại thành phố và khu vực các tỉnh phía Bắc. Thành phố với 24 vạn dân vào năm 1998, 35 vạn dân vào năm 2000 và tăng lên 50 vạn dân vào năm 2010 so với năm 1995. Hiện nay mặc dù sức mua của nhân dân thành phố và trong tỉnh còn thấp, song nhiều mặt hàng như cơ khí điện tử, điện dân dụng, may mặc, gạch ốp lát, nước giải khát... còn nhập từ địa phương bạn và nước ngoài lý do chủ yếu là chất lượng sản phẩm hàng hoá của địa phương còn chưa cao, mẫu mã chưa đẹp và chưa phong phú, một phần tâm lý của người tiêu dùng vẫn sính hàng ngoại hơn. Cần phấn đấu để hàng hoá của thành phố Thái Nguyên cạnh tranh được với các mặt hàng trong cả nước.
Đối với các sản phẩm xuất khẩu như Thiếc, Vonfram... có thể mở rộng. Mặt hàng may mặc, dệt thảm, mành cọ, chè... Việc tìm kiến thị trường xuất khẩu là một việc khó khăn phức tạp đòi hỏi phải kiên nhẫn và nhiều công sức. Việc tìm kiếm mở rộng thị trường thông qua các công ty tư vấn đầu tư và thương mại. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần tạo điều kiện và quan tâm hơn nữa.
Tóm lại, thu hút thị trường tại địa phương, trong nước và xuất khẩu đòi hỏi sự cạnh tranh quyết liệt về chất lượng, mẫu mã và giá thành, gắn với việc thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Trong những năm trước mắt cần thông qua liên doanh giữa các thành phần kinh tế và liên doanh với nước ngoài, qua đó ta có được bí quyết về thị trường và thu hút vốn đầu tư từng bước tiến tới chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh. Chính sách khoa học, công nghệ, giáo dục đào tạo các nhân
lực là vấn đề then chốt trong sự nghiệp CNH - HĐH. Vì vậy hàng năm thành phố cần trích từ 1 - 2 % tổng thu ngân sách của Thành phố trực tiếp quản lý để hỗ trợ trong việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ quản lý Nhà nước, đội ngũ quản lý các doanh nghiệp, đội ngũ công nhân kỹ thuật đầu ngành... bao gồm các yêu cầu cụ thể như sau:
- Tư vấn quản lý và kinh doanh - Tư vấn pháp lý
- Tổ chức dạy nghề và đào tạo cán bộ kỹ thuật đầu ngành - Công tác tiếp thị thông tin kinh tế
- Chuyển giao công nghệ đối với các cơ sở công nghệ tiên tiến, thu hút nhiều lao động
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến vào thực tiễn ở địa phương
1.5. Chính sách về thuế
Kinh nghiệm cho thấy thuế suất hợp lý thì thu hút được thuế cho ngân sách ngược lại thuế suất quá cao thì người dân sẽ tìm mọi cách để trốn thuế. Kết quả là Nhà nước thất thu, doanh nghiệp chịu thiệt, còn người được lợi là các cán bộ thuế mất phẩm chất. Vì vậy cung cách thu thuế cũng cần được sửa đổi tránh gây phiền hà cho doanh nghiệp.
Chính sách giảm thuế, miễn thuế là một trong các đòn bẩy kinh tế quan trọng nhằm khuyến khích sản xuất phát triển. Bởi vậy, Chính phủ đã ban hành các Nghị định, hướng dẫn thi hành luật thuế và Luật khuyến khích đầu tư trong nước, quy định các đối tượng sản xuất kinh doanh trong nhiều ngành nghề được miễn giảm thuế. Đó là các cơ sở sản xuất kinh doanh mới ra đời, cơ sở thu hút nhiều lao động, cơ sở sản xuất kinh doanh mà người lao động là thương bệnh binh, người tàn tật. Các cấp các ngành cần tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở được miễn giảm thuế theo luật định. Song đối với các cơ sở sản xuất phát triển thêm ngành
nghề thu hút người lao động mà sản phẩm của ngành nghề đó đang cần khuyến khích phát triển thì cũng cần được xem xét miễn giảm thuế như đối với các cơ sở mới ra đời cùng ngành nghề mà Nhà nước khuyến khích.
1.6. Chính sách về công nghệ
Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ điều quan trọng là chọn lựa và ứng dụng công nghệ thích hợp, không nhất thiết cứ là công nghệ hiện đại mà cần tìm loại công nghệ thích hợp vớikhả năng về vốn, trình độ công nhân cũng như trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp. Hiện nay vấn đề lớn nhất chính là trình độ công nghệ thấp dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, khả năng cạnh tranh kém. Cần sửa đổi các cơ chế để khuyến khích và tạo sự dễ dàng cho doanh nghiệp tiếp cận và áp dụng công nghệ mới, kể cả trong việc nhập khẩu thiết bị và chuyển giao công nghệ...
Ứng dụng công nghệ mới không chỉ là nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm mà là một nội dung có ý nghĩa cấp bách khác là chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
Mỗi cơ sở mỗi doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Khuyến khích các cơ sở đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị theo phương châm kết hợp công nghệ tiên tiến với công nghệ cổ truyền. Trước mắt áp dụng máy móc để giảm dần lao động thủ công nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.7. Về nguồn nhân lực
- Khuyến khích bồi dưỡng đội ngũ chủ doanh nghiệp. Tập trung bồi dưỡng chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ cả về trình độ và chuyên môn. Trong cơ chế tập trung thị trường hiện nay đòi hỏi người chủ doanh nghiệp phải trực tiếp tìm hiểu thị trường, nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất...
- Đi thăm quan học hỏi các địa phương khác về kinh nghiệm sản xuất.
- Tổ chức các cuộc hội thảo, đối thoại giữa lãnh đạo các ngành với chủ doanh nghiệp, để lắng nghe giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn cho cơ sở.