Lực lượng lao động trình độ khoa học kĩ thuật, tay nghề của người lao động là yếu tố quan trọng nhất để phát triển CNTTCN trong

Một phần của tài liệu Một số yếu tố thuộc môi trường sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 42 - 45)

người lao động là yếu tố quan trọng nhất để phát triển CN-TTCN trong các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ. Những yếu tố này thành phố Thái nguyên đã có mà nhiều nơi khác chưa có được. Thành phố có 24 vạn dân trong đó 80% dân số phi công nghiệp. Trên địa bàn thành phố có 5 trường Đại học, gần 20 trường trung học chuyên nghiệp dạy nghề của nhà nước, có gần trăm cơ sở dạy nghề của tư nhân.

- Thành phố Thái nguyên là trung tâm khoa học kĩ thuật của Tỉnh và khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc. Hàng năm đào tạo ra trường hàng ngàn kỹ sư, trung cấp, công nhân đáp ứng cho các công nghiệp doanh nghiệp nói riêng và doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ nói riêng.

- Hiện nay thành phố có khoảng 12.000 người ở độ tuổi lao động chưa có việc làm và hàng năm có khoảng 2.000 người có nhu cầu việc làm, đối tượng này chủ yếu là các học sinh tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp ra và học sinh phổ thông đến tuổi lao động ( chưa tính các đôí tượng lao động ở địa phương khác đến thành phố tìm việc làm ngày càng tăng ). Đó là nguồn lực lao động thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố.

- Môi trường kinh tế xã hội nhìn trung là thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu cần chú ý là vấn đề thị trường cho các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ.

- Trên địa bàn thành phố thì thị trường là một trong những khó khăn cho các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, các thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.

- Nói đến khó khăn về thị trường thì phải nói đến hai nguyên nhân.

 Từ phía các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, chưa thích nghi kỹ với thị trường, sản phẩm sấu kém chất lượng, giá thành cao nên không thâm nhập được thị trường.

 Từ phía nhà nước chưa tạo lập đầy đủ môi trương thị trường.Thị trường nước ta còn kém phát triển, thiếu đồng bộ và bị chia cắt. Hiện nay mới có thị trường hàng hoá và dịch vụ còn lại các loại thị trường khác chưa có hoặc còn nhỏ. Thị trường còn bị độc quyền và còn đặc quyền nặng nề, làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ khi mới ra đời đã phải cạnh tranh không cân sức. Thị trường đầu vào như đất đai, vốn,... đang khó khăn lớn về cơ bản vẫn là cơ chế “ xin - cho” bất lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khó khăn lớn nhất cho các thị trường trong nước là sức mua thấp đặc biệt ở vùng nông thôn. Phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TPTN chưa vươn ra thị trường ngoại tỉnh và nước ngoài. Thị trường đầu ra bị chèn ép do hàng ngoại nhập lậu tràn lan, phần lớn hàng tiêu dùng bị nước ngoài chiếm lĩnh, thiếu thông tin hưỡng dẫn về thị trường.

- Về thị trường ngoài nước do hạn chế về công nghệ, chất lượng sản phẩm thiếu thông tin và có ít điều kiện tiếo xúc với thị trường nước ngoài nên khó xuất khẩu. Nhiều ngành nghề như thủ công mỹ nghệ, mây

tre đan chạm khảm... bị dừnh đến khi mất thị trường Đông Âu và Liên Xô (cũ).

- Trên thực tế các doanh nghiệp công nghiệp Thái nguyên chủ yếu làm gia công cho các tổ chức trung gian và ngoài nước, xuất khẩu uỷ thác cho các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn.

- Như vậy khó khăn về thị trường do cả hai phía: Một mặt do năng lực trình độ hạn chế của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Chất lượng hàng hóa thấp, trình độ quản lý kém. Mặt khác môi trường thị trường chưa tốt, sức mua thấp, giá đầu vào cao, thiếu thông tin bị hàng ngại chèn ép.

- Nhìn trung môi trường kinh tế xã hội vừa tạo ra điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TPTN phát triển vừa tạo ra những bất lợi làm cho các doanh nghiệp này phải lao đao. Tuy nhiên việc Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế: ASEAN, APEC,... là điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố nói riêng nhìn nhận mình so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên các lĩnh cùng vực.

4. Môi trường khoa học - công nghệ.

Môi trường KHCN của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TPTN phải nói tới sự lạc hậu về công nghệ, đầu tư máy móc công nghệ mới là điều rất khó khăn. Điều chi phối nhiều nhất đến môi trường này là vốn và trình độ KHKT của các chủ doanh nghiệp, các chuyên gia trên địa bàn còn rất nhiều hạn chế.

- Theo các phiếu điều tra thì họ hầu hết đều thiếu vốn thì hỏi họ nấy gì ra để đầu tư vào KHKT, đổi mới cồng nghệ.

- Nếu như môi trường khoa học công nghệ được xem trọng đúng mức thì nó có khả năng làm cải đổi toàn bộ, bộ mặt của các doanh nghiệp.

- Mặc dù vậy trong vài năm trở lại đây, được sự quan tâm của UBNDTP Thái Nguyên, các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ đang tập trung tìm kiếm công nghệ phù hợp và thực hiện chi trả những máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất theo hình thức trả góp.

- Tóm lại, môi trường sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số yếu tố thuộc môi trường sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 42 - 45)