Phương hướng phát triển ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng

Một phần của tài liệu Một số yếu tố thuộc môi trường sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 63 - 65)

I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

2. Phương hướng phát triển các ngành nghề công nghiệp chủ yếu trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

2.2. Phương hướng phát triển ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng

dựng

Hiện nay do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế của các nước trong khu vực đã có phẩn lắng xuống. Nhưng việc tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực đã đặt ra nhiều vấn đề mới trong chiến lược phát triển kinh tế của chúng ta và điều đó ảnh hưởng tới tốc độ phát triển kinh tế, đến sự nghiệp xâydựng nói chung và tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói riêng. Đặc biệt khi chúng ta tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) mà trọng tâm của AFTA là giảm thuế nhập khẩu xuống từ 0% đến 5% và xoá bỏ dần từng bước hàng rào thuế quan trong vòng 15 năm kể từ năm 1993. Tuỳ theo điều kiện của từng nước việc thực hiện đầy đủ AFTA sẽ ở thời điểm khác nhau đối với nước ta vào năm 2006. Như vậy đến năm 2006 các biện pháp bảo hộ hàng vật liệu xây dựng ở trong nước sẽ không còn nữa và chúng ta phải tham gia cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường với nhiều đối thủ có lợi hơn ta về công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm và mối quan hệ bạn hàng. Vì vậy chúng ta phải có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ để giữ vững thị trường trong nước và tham gia vào thị trường khu vực.

Đó là toàn bộ phương hướng phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng trong cả nước cho nên việc tìm ra phương hướng phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên không nằm ngoài khuynh hướng đó. Vấn đề bức xúc cho hầu hết các doanh nghiệp là vấn đề vốn và thị trường tiêu thụ. Vậy thì các tổ chức cơ quan của nhà nước cần tạo mọi điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp phát huy được khả năng của mình và đối với từng mặt hàng ta có thể có những chiến lược phát triển riêng.

Đối với các cơ sở sản xuất vôi hiện nay ở khu vực trung tâm thành phố thì cần phải được di chuyển địa điểm đến khu vực được quy hoạch ở ngoại ô thành phố để không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh khu dân cư. Đối với mặt hàng gạch lát nền, gạch ốp tường hiện nay từ nước ngoài tràn vào nước ta theo con đường phi mậu dịch với khối lượng lớn, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý vì trốn thuế đã gây sức ép mạnh cho sản phẩm trong nước. Do đó các cơ sở cần cải tiến kỹ thuật công nghệ các máy ép gạch hoa thủ công chuyển sang máy chạy điện để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, không ngừng cải tiến mẫu mã đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi đầu tư hoặc liên doanh với nước ngoài.

Xây dựng cơ sở sản xuất gạch men lát nền và ốp tường với chất lượng cao để cung cấp ở địa phương và tỉnh bạn nhằm cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Đối với mặt hàng đá ốp lát thì nguồn nguyên liệu rất lớn song do công nghệ kỹ thuật lạc hậu từ công đoạn khai thác đến sản xuất thành phẩm cho nên sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng. Nếu có vốn đầu tư công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm thì mặt hàng này xuất khẩu rất tốt.

Các cơ sở sản xuất ống cống, cột điện bê tông đúc sẵn thu hút nhiều lao động chân tay cần tạo điều kiện phát triển để giải quyết vấn đề bức xúc hiện nay là việc làm cho người lao động.

Đối với mặt hàng cát sỏi hàng năm hiện nay mới khai thác khoảng từ 45÷50 ngàn m3 . Mới chỉ đáp ứng được 50÷60 % nhu cầu xây dựng. Đây vẫn là cơ hội tốt để đầu tư chiều sâu, đầu tư máy khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Đối với mặt hàng sản xuất ngói, xi măng thì thành phố có nhu cầu ít, song chủ yếu sản xuất cung cấp cho các địa phương miền núi, vùng cao vùng nông thôn. Tuy nhiên mặt hàng này đang bị sản phẩm tấm lợp cạnh tranh, do vậy việc đầu tư để sản xuất mặt hàng này nên ở mức độ quy mô nhỏ. Cần tập trung vốn liên doanh liên kết đầu tư sản xuất ngói lợp cao cấp.

Đối với ngành nghề xây dựng công nghiệp và xây dựng dân dụng đang là một nghề rất hấp dẫn nhiều doanh nghiệp thu hút các nguồn vốn đầu tư đến hàng tỷ đồng, có đủ lực lượng và khả năng xây dựng những công trình lớn. Song đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải nắm chắc quy trình và nguyên tắc trong quá trình hợp đồng và thực hiện hợp đồng kinh tế.

Vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên hoạt động trong lĩnh vực này còn nhiều tiềm năng phát triển cần có sự giúp đỡ của các cơ quan về vốn, kỹ thuật, công nghệ và trình độ quản trị kinh doanh để cạnh tranh được với các sản phẩm trong nước cũng như nước ngoài. Cho tới nay, chính sách của nhà nước ta đã có phần chú ý tới những doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cũng biết tới tầm quan trọng của nó là “chiếc đệm giảm xóc” của thị trường.

Một phần của tài liệu Một số yếu tố thuộc môi trường sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w