Tác động của khoa học công nghệ đối với sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Một số yếu tố thuộc môi trường sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 25 - 26)

Công nghệ là nguồn thay đổi năng động nhất trong kinh doanh. Sự thay đổi này mang lại những thách thức cũng như những đe doạ đối với nhà doanh nghiệp. Nhờ đó mà sản phẩm mới nhanh chóng thay đổi sản phẩm cũ. Tự động hoá và điện toán hoá đã làm thay đổi phương pháp làm việc của con người trong các văn phòng và xưởng máy.

Môi trường khoa học công nghệ tồn tại một cách khách quan đối với doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường không có hoạt động khoa học công nghệ nào của doanh nghiệp lại tách rời khỏi môi trường khoa - công nghệ. Môi trường khoa học công nghệ vừa là sản phẩm của các quy luật khách quan về phát triển kinh tế, về phát triển khoa học công nghệ vừa là sản phẩm chủ quan của con người, vì thể chế hoạt động khoa học - công nghệ do con người xây dựng và thực hiện nhưng nó lại tác động khách quan tới hoạt động khoa học - công nghệ của doanh nghiệp.

Môi trường khoa học - công nghệ là môi trường đòi hỏi phải tạo điều kiện và biện pháp kích thích sự đổi mới, sáng tạo, hạn chế rủi ro.

2.3.1. Tác động của khoa học - công nghệ đối với sản xuất kinh doanh doanh

- Vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn hơn

Mỗi năm có nhiều sản phẩm mới được đưa ra thị trường. Những sản phẩm được sản xuất ra ngày càng được cải tiến và phù hợp hơn với nhu cầu. Chính vì vậy, sản phẩm thuần tuý không cải tiến thường không được sản xuất nữa, điều này làm cho vòng đời sản phẩm ngắn hơn. Kết

quả là nhiều nhà kinh doanh không muốn giữ nhiều hàng trong kho vì nếu giữ sẽ không bán được vì nó nhanh chóng bị lỗi thời.

Các công nghệ sử dụng hay máy móc cũng nhanh chóng được thay đổi. Những loại công nghệ máy móc ở các nước phát triển lại được bán cho những nước đang phát triển - là nơi mà người tiêu dùng không có khả năng mua các sản phẩm mới.

- Những phương pháp chế biến mới

Ngày nay nhờ có công nghệ chế biến mới mà nhiều sản phẩm dễ hỏng có khả năng kéo dài vòng đời hơn mà không phải dùng đến phương pháp làm lạnh cổ truyền. Tỷ lệ hư hỏng thấp hơn làm giảm chi phí và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

- Tự động hoá và năng suất - Đào tạo lại công nhân

Do có tự động hoá mà số lượng công nhân sử dụng ít hơn. Cho nên phải tính tới việc đào tạo lại để chuyển nghề. Đồng thời, những người công nhân phải huấn luyện lại để sử dụng máy móc, thiết bị mới.

- Sự cần thiết đối với nghiên cứu và phát triển (R&D)

Để nâng cao khả năng cạnh tranh thì cần thiết phải nghiên cứu và phát triển để tạo ra sản phẩm mới hay cải tiến mẫu mã, quy trình cho phù hợp với nhu cầu.

- Cung cách làm việc mới.

Một phần của tài liệu Một số yếu tố thuộc môi trường sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 25 - 26)