III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA 4 NHÓM NGÀNH CHỦ YẾU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN.
2. Nhóm ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng.
2.1. Vai trò của ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng.
Sản xuất vật liệu xây dựng là một trong các ngành nghề chuyền thống của tỉnh. Có những cơ sở sản xuất được thành lập từ thời kỳ chống pháp cho đến nay vẫn còn tồn tại và phát triển. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, ngành sản xuất vật liệu xây dựng đã đóng góp cho các công trình xây dựng của tỉnh và của nhà nước những nguyên vật liệu cốt yếu mà không cần với việc nhập khẩu từ nước ngoài. Nhằm phát huy hết nội lực của ngành và việc đầu tư vốn, đổi mới kỹ thuật nhằm tạo ra những sản phẩm gạch, đá ốp, gạch hoa... đáp ứng được nhu cầu thị
trường. Từ đó chuyển đổi dần các sản phẩm không còn khả năng tiêu thụ sang các sản phẩm có giá trị kinh tế cao đáp ứng tốt trong môi trường cạnh tranh hiện nay.
Do nước ta trong thời kỳ chuyển đổi về nền kinh tế, đây cũng là một trong những yêu cầu đòi hỏi nghề sản xuất vật liệu xây dựng phải đáp ứng nhiều hơn so với các nước khác. Việc các dự án đầu tư nước ngoài vào nước ta ngày càng nhiều thì nhu cầu xây dựng các khu công nghiệp các khu chế xuất đòi hỏi các nguyên vật liệu của các ngành sản xuất vật liệu xây dựng phải đáp ứng đầy đủ và hợp chủng loại. Đây cũng là cơ hội cũng là thử thách đối với ngành vật liệu xây dựng nước ta nói chung và ngành nghề vật liệu xây dựng của thành phố Thái Nguyên nói riêng.
Để đáp ứng tốt nhu cầu cấp bách hiện nay thì việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc ngành sản xuất vật liệu xây dựng này có vai trò đặc biệt làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn và đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.
2.2. Tiềm năng phát triển ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng.
Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có trữ lượng cát sỏi ở Sông Cầu với trữ lượng hàng triệu m3, các bến bãi hiện đang khai thác thuộc các phường Gia Sàng, Trương Vương, Hương Sơn, Quang Vinh, Túc Duyên, hàng năm khai thác với khối lượng từ 45 - 50 nghìn m3, mới đáp ứng khoảng 50% nhu cầu xây dựng trên địa bàn thành phố.
Nhóm ngành nghề này bao gồm cac sản phẩm gạch đỏ, gạch hoa lát nền, gạch men, đá ốp lát... đây là lợi thế của thành phố về các mặt, tiềm năng nguyên liệu đồng thời thành phố đã được Thủ Tướng chính phủ quyết định quy hoạch và phát triển mở rộng, dân số nước ta còn tăng cao và nhu cầu về vật liệu xây dựng là rất lớn.
Nguyên liệu để sản xuất gạch đất nung có thể sử dụng ở các nơi có đất chua, đất đồi, đất cần cải tạo về mặt bằng... Việc sản xuất gạch đất
nung là tận dụng tiềm năng có sẵn và công nghệ trước kia chưa đòi hỏi đến kỹ thuật tiên tiến nhiều nắm. Do vậy có thể tận dụng được lao động nhàn rỗi và vốn ít. Nhưng do sản xuất vật liệu xây dựng có thể gây ra tiếng ồn và ô nhiễm môi trường do vậy nếu có điều kiện có thể di chuyển địa điểm nếu khu vực được quy hoạch ở ngoại ô thành phố.
Đối với các mặt hàng gạch lát nền, gạch ốp tường đá ốp lát thì nhu cầu thị trường còn rất lớn đây là một thế mạnh để phát triển ngành nghề này. Do việc xây dựng của đất nước ta còn lớn nên việc đầu tư vào sản xuất loại mặt hàng này còn có nhiều cơ hội phát triển. Đây là một tiềm năng phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Do chúng ta có thể thử sức đầu tư vốn và kỹ thuật mà hiệu quả đạt được chưa cao. Chứ việc đầu tư vào nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh Thái Nguyên là còn rất nhiều cơ hội. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay thủ tục thành lập doanh nghiệp đã đơn giản hơn nên việc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tư phát triển là có tính khả thi và còn nhiều tiềm năng phát triển.
Qua thực tế điều tra các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc nhóm ngành này đều có chung một suy nghĩ là đưa được các xưởng sản xuất tách khỏi các khu dân cư để khỏi bị ô nhiễm tiếng ồn. Và cũng mong có được các chính sách về thuế cho phù hợp với lãi suất vay vốn và sự học hỏi về KHKT. Điều này cho thấy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với những chính sách ưu đãi của nhà nước chưa bằng các doanh nghiệp quốc doanh mà họ vẫn mong ước, khát khao tạo điều khiện để họ có sức bật trong cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Chính vì vậy mà thấy được tiềm năng phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng cần rất lớn còn cần phát huy.
2.3. Sản phẩm của ngành sản xuất vật liệu xây dựng .
Các sản phẩm chủ yếu của ngành bao gồm : gạch đỏ, gạch hoa lát nền, gạch men, đá ốp lát, bê tông đúc sẵn, gạch chịu lửa, vôi cát sỏi.
Sản phẩm ĐVT 1996 1997 1998 1999 2000 Gạch đỏ Gạch lát nền Đá ốp lát Vôi Cát sỏi Ống cống, cột đèn Đá xẻ Triệu viên Triệu viên m2 Tấn m2 Chiếc m2 15 2,9 7.000 10.000 57.000 3.000 3.000 15 1,1 7.500 11.000 38.000 4.500 4.500 16,2 2,1 8.500 12.000 15.000 9.500 9.000 17,3 6,63 4.300 57.000 60.000 10.000 10.000 18,2 6,7 5.000 58.500 62.000 10.000 10.500 Nguồn: Theo số liệu kinh tế xã hội TPTN năm 1996 - 2000
Niên giám Thống kê năm 1996 - 2000
Qua số liệu thống kê các sản phẩm chủ yếu của ngành cho thấy các loại gạch cao cấp chứa hàm lượng kỹ thuật cao chưa được sản xuất phổ biến.Các loại gạch truyền thống vẫn còn chiếm đáng kể trong cơ cấu sản phẩm. Nếu chỉ so sánh với các DN trong nước thôi thì cũng nhận thấy việc đầu tư KHKT vào sản xuất là chưa được áp dụng rộng rãi. Vì vậy, muốn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và phát huy hết những tiềm năng sãn có của vùng thì việc quan tâm của các cấp các ngành đến ngành sản xuất VLXD là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Và hơn thế nữa, các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn hoạt động trong lĩnh vực này rất cần tới vốn, kỹ thuật để đầu tư, đổi mới để có thể cạnh tranh vơí hàng ngoại nhập. Vì vậy qua bảng thống kê các sản phẩm chủ yếu của ngành trong những năm gần đây cho thấy các sản phẩm về chủng loại còn quá ít cần đa dạng hoá sản phẩm để tận dụng triệt để các nguồn lực.
Ngoài ra có thể mở rộng thêm các nghề mà nó có thể tận dụng được máy móc, lao động ... từ đó sẽ có khả năng mở rộng thị trường.