Các ngành công nghiệp khácnhư: may, dệt, in, sản xuất bao bì

Một phần của tài liệu Một số yếu tố thuộc môi trường sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 55 - 60)

III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA 4 NHÓM NGÀNH CHỦ YẾU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN.

4. Các ngành công nghiệp khácnhư: may, dệt, in, sản xuất bao bì

Vai trò của ngành công nghiệp như may, dệt, in, sản xuất bao bì... là cùng các ngành công nghiệp khác nâng cao đời sống kinh tế xã hội, góp phần thực hiện đúng chủ trương của Đảng là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Đây là ngành nghề mà giải quyết được nhiều lao động nữ góp phần tăng thu nhập trong gia đình. Với tính chất công việc là nhẹ nhàng, khéo léo nên việc tận dụng được lao động lúc nhàn rỗi và sử dụng lao động nữ có vai trò đặc biệt quan trọng đó là đưa phụ nữ lên đúng tầm quan trọng của họ và phụ nữ có quyền và nghĩa vụ như nam giới trong việc gánh vác các công viêc xã hội. Phát triển các ngành nghề này thực sự phù hợp với xu thế của xã hội hiện đại. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao nên việc may mặc để làm đẹp là một đòi hỏi khách quan. Đặc biệt khi phụ nữ ngày càng tham gia nhiều công việc xã hội thì việc may mặc ngày càng nhiều hơn.

Trong cơ chế thị trường hiện nay, mọi sản phẩm được đưa ra tiêu thụ đều cạnh tranh nhau trên mọi góc độ như mẫu mã, bao bì, chất lượng, nhãn hiệu... Vì thế mà phát triển ngành sản xuất bao bì, in là cần thiết để đáp ứng ngày càng tốt cho nhu cầu thị trường hiện nay, góp phần đưa hàng Việt Nam ngày càng đẹp về mẫu mã, kiểu dáng, về chất lượng.

Các ngành công nghiệp này tuy là các ngành chưa có uy tín như các ngành khác nhưng lại đem đến những nguồn thu nhập đáng kể cho người lao động góp phần ổn định cuộc sống và giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp cũng như tệ nạn xã hội. Chính lý do đó mà việc đầu tư vào các ngành công nghiệp này là vừa thực hiện mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội.

4.2. Tiềm năng phát triển:

Các ngành công nghiệp như may, dệt, in, sản xuất bao bì... đều có khả năng phát triển tốt. Các ngành nghề này đào tạo tay nghề nhanh phù hợp với lao động nữ nhiều hơn và cân bằng lao động giới tính với khu công nghiệp ngang thép và luyện kim mầu. Do đó cũng là điều kiện để phát triển.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực này còn tiền năng phát triển rất lớn. Chỉ tính riêng số lượng sản phẩm của ngành may mặc dệt cung cấp cho tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh phía bắc đã rất lớn hơn nữa xã hội ngày càng phát triển mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới thì ngành may mặc với các sản phẩm truyền thống lại là những mặt hàng rất có khả năng đem lại nguồn thu lớn.

Ngành nghề này phát triển làm vệ tinh cho các doanh nghiệp khác và cùng các doanh nghiệp khác tạo ra một thị trường sôi động về sự đa dạng của sản phẩm cả về kiểu dáng và mẫu mã góp phần đưa nền kinh tế của tỉnh tiến kịp các tỉnh, thành phố lớn và từng bước đưa sản phẩm ra thị trương nước ngoài.

IV. KẾT LUẬN

Vậy đánh giá một các khái quát về thực trạng một số yếu tố thuộc môi trường sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên chúng ta có thể rút ra những nhận xét sau:

Sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn còn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự quy hoạch, chưa đầu tư phát triển các ngành nghề sản xuất mà chủ yếu chạy theo lợi nhuận ở các ngành dịch vụ, thương mại.

Ứng dụng chuyển dao khoa học công nghệ áp dụng vào sản xuất CN - TTCN còn chủ yếu chưa phát huy được hết khả năng tiềm tàng, chí tuệ trên địa bàn thành phố. Lực lượng công nhân kỹ thuật ở các trường ĐH - CĐ - THCN vẫn là tiềm năng chưa khai thác sử dụng hợp lý và có hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chất lượng chưa cao, nguồn vốn đầu tư còn hạn43 chế, chưa có biện pháp khắc phục để huy động khai thác mọi nguồn vốn để tập trung vào cơ sở hạ tầng trên cơ sở có thu hút đầu tư nước ngoài.

Chính sách của nhà nước ban hành chưa đồng bộ, chưa kịp thời đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Luật HTX, luật GTGT là đòi hỏi bức xúc của sự nghiệp phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần nhưng ban hành chậm.

Nhận thức về kinh tế HTX có nơi có lúc còn chưa rõ nét... chưa thấy hết vai trò quan trọng của kinh tế HTX và tập hợp những người lao động chưa đủ điều kiện cần dựa vào nhau hợp tác với nhau tổ chức sản xuất kinh doanh cạnh tranh để tồn tại trong cơ chế thị trường.

Một số ít HTX chậm đổi mới, thiếu vốn thiếu cán bộ kỹ thuật, công nghệ cũ kỹ, lạc hậu, khả năng hạn chế còn thua lỗ và ngừng sản xuất kéo dài, nhiều năm không tổ chức đại hội xã viên, nhiều tồn tại chưa giải quyết được.

Do những mặt tồn tại như trên mà Đảng bộ và các cấp các ngành của thành phố Thái Nguyên đã có chủ trương đổi mới và cụ thể hoá một số yếu tố thuộc môi trường sản xuất kinh doanh nhằm đưa các doanh nghiệp này vào quỹ đạo hoạt động hiệu quả nhất.

Thứ 1: Về vốn.

Thành phố đã đưa ra đề nghị tỉnh và các ngành của tỉnh như công nghiệp, lao động, xã hội, kho bạc... có kế hoạch triển khai vay vốn ưu đãi từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm và các nguồn vốn vay ưu đãi khác tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất vay để tạo thêm việc làm cho người lao động.

Đề nghị tỉnh lập quỹ hoặc có chủ trương bằng văn bản cho các huyện thành, thi hành trích một phần ngân sách trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương lập quỹ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay không lãi hoặc lãi suất ưu đãi để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất.

Xây dựng cơ chế khuyến khích như miễn thuế sử dụng mặt bằng sản xuất 3-5 năm cho các hợp tác xã và các cơ sở sản xuất nói chung khi thực hiện quy hoạch đô thị vào sản xuất tại các cụm, điểm, khu CN- TTCN tập trung. Đề nghị ngành thuế tạo điều kiện thuận lợi giảm thuế, nếu miễn thuế cho các cơ sở mới thành lập, cơ sở đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất theo quy định hiện hành, thủ tục miễn giảm cần đơn giản, nhanh gọn.

Thứ 3: Vì mặt hàng sản xuất.

Đề nghị tỉnh và các ngành chức năng của tỉnh và thành phố như Địa chính, xây dựng trong quá trình thực hiện quy hoạch cần phối hợp với các ngành công nghiệp để quy hoạch quỹ đất thích hợp cho sự phát triển CN-TTCN trong các thời kì ngắn hạn và dài hạn.

Thứ 4: Về thị trường.

Cần có biện pháp tích cực hơn nhằm ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng trốn thuế để tạo điều kiện cho sản phẩm của địa phương phát triển. Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh việc tìm kiếm thị trường và có được thị trường là một việc làm đầy khó khăn, phức tạp, yếu tố quan trọng là sự cạnh tranh quyết liệt về chất lượng, mẫu mã và gia thành, gắn với việc thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, đòi hỏi các cơ sở phải có nhiều công sức và kiên nhẫn.

Tóm lại, môi trường sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ có rất nhiều yếu tố thuận lợi nhưng cũng không thể tránh khỏi hết các yếu tố bất lợi. Vì thế các doanh nghiệp phải tự đổi mới trong tư duy làm việc, phương thức tổ chức để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Góp phần thực hiện công cuộc CNH - HĐH đất nước.

CHƯƠNG III:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Một số yếu tố thuộc môi trường sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w