Nhóm ngành chế biến nông lâm sản.

Một phần của tài liệu Một số yếu tố thuộc môi trường sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 52 - 55)

III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA 4 NHÓM NGÀNH CHỦ YẾU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN.

3.Nhóm ngành chế biến nông lâm sản.

3.1. Vai trò của ngành chế biến nông lâm sản.

Ngành chế biến nông lâm sản là ngành nghề thu hút nhiều lao động nhất và cũng là ngành tạo ra số lượng mặt hàng về chủng loại phong phú nhất. Đây là ngành mà tiềm năng phát triển là rất lớn và là ngành tạo ra tổng sản phẩm lớn nhất. Do tính chất đặc trưng của ngành chế biến nông lâm sản là chứa đựng nhiều lao động phổ thông, đòi hỏi sự tỉ mỉ mà người lao động phải có. Như làm mành cọ, hái chè, làm thức ăn hằng ngày ... nhưng do áp dụng một số loại máy móc vào sản xuất lên việc chế biến lâm sản, chế biến chè đã phần nào tự động hoá trong các khâu. Việc sản xuất bia, nước ngọt còn đòi hỏi một số hương vị đặc trưng.

Ngành chế biến nông lâm sản cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho người dân thành phố cũng như toàn tỉnh.Đó là những sản phẩm mà mọi người dân chi dùng thường xuyên và bắt buộc phải có. Chính vì thế mà ngành nghề này có vai trò đặc biệt quan trọng nó vừa có những mặt hàng mà có thể xuất khẩu, tiêu thụ ở các tỉnh khác nó lại vừa cung cấp cho người dân tại chỗ vì thế mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân.

Vai trò của ngành chế biến nông lâm sản ngày càng quan trọng do hiện nay việc sử dụng các hoá chất, dược phẩm, thuốc trừ sâu... đã có ảnh hưởng tới lương thực thực phẩm. Do đó việc chế biến nó đòi hỏi khâu sơ chế, xử lý cần phải kiểm tra thật kĩ lưỡng để đảm bảo cho người tiêu dùng.

Đáp ứng nhu cầu đổi mới hiện nay, các mặt hàng như chiếu gỗ, chiếu trúc, trang trí nội thất, gỗ dán, phooc mica cao cấp, chè túi, chè gói...là những mặt hàng rất được ưa chuộng cho nên vai trò của ngành là

phải phát huy được những tiềm năng sẵn có và đáp ứng nhu cầu thị trường.

3.2. Tiềm năng phát triển ngành chế biến nông lâm sản.

Chế biến lâm sản.

Với tiềm năng dồi dào về nguyên liệu gỗ, tre, nứa, cọ ... do đó trong những năm gần đây ngành chế biến lâm sản đã phát triển mạnh mẽ, có thời điểm như năm 1995 số cơ sở sản xuất đồ mộc đã lên tới trên 300 cơ sở, đã có những doanh nghiệp thu hút hàng trăm lao động, sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu như mành cọ. Có cơ sở đã đầu tư dây truyền công nghệ khá tiên tiến để sản xuất gỗ dán. Do đó thành phố đã không phải nhập gỗ dán từ địa phương khác. Nhưng do việc khai thác gỗ, chặt phá rừng trong cả nước đã đến mức báo động. Bởi vì vậy chính phủ đã có chủ trương đóng cửa rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Trước tình hình như vậy ngành công nghiệp chế biến lâm sản cần có bước chuyển đổi theo hướng tích cực tận dụng gỗ dán, gỗ vườn đồi, sản xuất được các sản phẩm gỗ dán, pooc mica cao cấp,trang trí nội thất,có như vậy vừa tốn ít nguyên liệu,song sản phẩm vẫn đảm bảo chất lượng. Hình thức đẹp,đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Công nghiệp chế biến chè:

Tiềm năng cây công nghiệp chè ngày càng phát triển ở thành phố và tỉnh.Do vậy,vừa qua ngành chế biến chè do quốc doanh quản lý đã được sắp xếp lại, đồng thời tỉnh đã bàn giao về cho trung ương quản lý toàn bộ. Song thành phố đã có nhiều cơ sở chế biến chè tư nhân.T rong đó có doanh nghiệp tư nhân hàng năm vẫn chế biến và sản xuất hàng trăm tấn chè với doanh số hàng tỷ đồng. Việc xuất khẩu được nhiều sản phẩm chè sẽ tạo lên giá trị nội địa được cao hơn và khuyến khích nông dân phát triển diện tích trồng cây công nghiệp này, tạo nên việc làm cho

người lao động. Nhưng cây chè phải được quy hoạch thành vùng nguyên liệu lớn và nâng cao chất lượng chè.

Công nghiệp chế biến nước quả, bia, nước khoáng.

Với tốc độ đô thị hoá nhanh, các ngành công nghiệp phát triển mạnh, đời sống ngày càng nâng cao thì công nghiệp chế biến phục vụ đời sống cần phải được phát triển theo để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt.

Đối với sản xuất bia: do bia là một loại nước giải khát đã có ở hầu khắp các thị trường trong nước với đầy đủ các chủng loại bia như bia Hà Nội, bia Sài Gòn, bia liên doanh, bia nước ngoài... với thị trường tiêu thụ của tỉnh thì việc đầu tư vào sản xuất bia hơi là có khả năng phát triển hơn cả để đáp ứng nhu cầu tại chỗ và có khả năng bán ra các tỉnh khác. Theo thống kê thì số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tư lĩnh vực này là rất nhiều và có khả năng mở rộng.

Chế biến nước quả: nước quả cũng chính là nhu cầu lớn. Tuy thành phố chưa có vùng nguyên liệu nhưng các huyện miền núi trong tỉnh và khu vực phía Bắc đã có diện tích cây ăn quả hàng ngàn ha chủ yếu là cây mơ, mận, cam, quýt... Đây cũng là nguồn nguyên liệu thuận lợi cho ngành công nghiệp chế biến hoa quả của thành phố phát triển. Đối với thành phố cần nghiên cứu phát triển cây vải, đây là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

Chế biến các loại lương thực thực phẩm: khuyến khích mở rộng mạng lưới xay sát ở vùng ngoại ô thành phố, tích cực thu hút nguyên liệu thóc, ngô, sắn từ các địa phương khác để chế biến các sản phẩm đa dạng như mỳ, bánh phở, bún... Phục vụ con người và chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm. Đầu tư công nghệ chế biến thức ăn chín đa dạng chất lượng cao từ các loại gia súc, gia cầm như thịt trâu, bò, lợn, gà... Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Các loại sản phẩm như đậu, lạc cần được chế biến đa dạng hơn.

Các sản phẩm chủ yếu của ngành chế biến nông lâm sản. Sản phẩm ĐVT 1996 1997 1998 1999 2000 Mành nứa Đồ độc mộc dân dụng Máy sao chè Chè xuất khẩu Bia hơi nước giải khát Chế biến LTTP và thức ăn gia súc gia cầm Mành cọ xuất khẩu m2 sp Cái Tấn Lít Tấn m2 10.000 10.000 1.000 250 300.000 30.000 150.000 25.000 11.000 750 850 500.000 40.000 180.000 20.000 15.000 800 1.600 500.000 38.000 180.000 40.000 15.000 900 1.200 600.000 45.000 400.000 40.000 5.000 1.200 1.400 800.000 50.000 450.000

Nguồn: Theo số liệu kinh tế xã hội TPTN năm 1996 - 2000 Niên giám Thống kê năm 1996 - 2000

Trên đây là một số sản phẩm chủ yếu của ngành chế biến nông lâm sản. Ngoài ra còn nhiều sản phẩm khác nữa. Đây là ngành mà chứa những mặt hàng mà tiềm năng phát triển còn rất lớn như chè xuất khẩu, mành cọ xuất khẩu, mành nứa, đồ mộc dân dụng... các loại mặt hàng này, ngoài việc sử dụng nguyên vật liệu sẵn có, thị trường lao động rẻ, lực lượng công nhân kĩ thuật của ngành mộc còn có khả năng mở rộng xuất khẩu hơn nữa khi thực hiện đa dạng hoá sản phẩm,

Một phần của tài liệu Một số yếu tố thuộc môi trường sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 52 - 55)