MỘT SỐYẾU TỐ THUỘC MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.

Một phần của tài liệu Một số yếu tố thuộc môi trường sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 37 - 42)

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.

1. Một số yếu tố thuộc môi trường vật chất.

Thái Nguyên với diện tích tự nhiên trên 177,7 km2, là vị trí cửa ngõ của các tỉnh phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 80km. Thành phố Thái nguyên có hệ thống giao thông đi lại hết sức thuận tiện. Từ sân bay quốc tế Nội Bài đến trung tâm thành phố có 50km, cách cảng Đa Phúc 30km Sân bay Đồng Bẩm thuộc địa phận Thái nguyên cách trung tâm thành phố 4km.

Ngoài giao thông đường bộ đi các tỉnh phía Bắc, và giao thông đường sắt cũng đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và vận chuyển hàng hoá đi khắp nơi, đặc biệt là tập trung chuyển hàng đi các tỉnh phía Bắc.

Khu du lịch Hồ Núi Cốc là thắng cảnh cũng là nơi khơi thông nguồn nước cũng là nơi tạo ra tiềm năng nước ngọt cho thành phố Thái nguyên. Nguồn nước cung cấp cho CN-TTCN lớn nhất là sông Cầu có diện tích thu nước là 3480 km2, diện tích Hồ Núi Cốc là 2600ha với trữ lượng là 175 m3. Hệ thống nước ngầm chiếm gần 1tỷ m3phần lớn ở độ

sâu 30-70 m, nguồn nước này qua khảo sát, xét nghiệm thì đảm bảo tốt cho sinh hoạt, phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến nói riêng.

Khả năng đất cho phát triển công nghiệp -TTCN, với diện tích toàn thành phố là 135,2 km2, trong đó đất nông lâm nghiệp chiếm tỷ lệ 36,64 % đất dân cư chiếm 32,93 % còn lại là đất CN-TTCN, đất chưa sử dụng và đất khác chiếm tỷ lệ là 30,43%. Hiện nay, nhiều gia đình có đất thổ cư hàng ngìn m2. Như vậy đất để phát triển CN-TTCN chưa phải là vấn đề khó khăn vấn đề đặt ra hiện nay và tương lai là quản lý và có kế hoạch đưa vào sử dụng quỹ đất dành cho CN-TTCN ngày càng phát triển và có hiệu quả.

Nguyên liệu từ nông lâm nghiệp: Trên địa bàn thành phố sản lượng thóc và hoa mầu quy thóc bình quân hàng năm đạt xấp xỉ 23 nghìn tấn, trâu bò lợn thương phẩm đạt gần 50 nghìn con, sản lượng này cho địa phương chế biến phục vụ cho người và gia súc, gia cầm, đáp ứng được 40 -50 % nhu cầu của thành phố còn lại các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã thu mua nguyên liệu từ các địa phương khác để chế biến phục vụ nhân dân thành phố.

Cây công nghiệp chè: Thành phố hiện có diện tích 400 ha với sản lượng chè búp tươi từ 15-16 nghìn tấn, qua chế biến được hơn 300 tấn chè búp khô/năm . Trên địa bàn tỉnh có 6000 ha chè với sản lượng chè búp tươi từ 23- 25 ngàn tấn/ năm Đây là nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến chè xuất khẩu của thành phố phát triển.

Nguồn nguyên liệu từ lâm nghiệp: Thành phố có 1900 ha rừng chủ yếu là rừng trồng tỉnh có gần 100 ha trong đó hơn 80% là rqngf tự nhiên và 20% là rừng trồng, tổng chữ lượng gỗ rừng toàn tỉnh Thái nguyên khoảng 6 triệu m3phòng hộ. Trong những năm qua nguồn nguyên liệu này chủ yếu cung cấp cho công nghiệp chế biến lâm sản của thành phố phát triển mạnh. Nhưng hiện nay, Chính phủ đã có chủ trương đóng cửa rừng phòng hộ và tạm thời không khai thác rừng kinh doanh

nhằm bao vệ rừng. Do vậy việc chế biến gỗ cần có hướng chuyển đổi thích hợp, cần khai thác có kế hoạch, sử dụng có hiệu quả gỗ tạp sườn đồi, rừng trồng và lâm sản khai thác để duy trì ngành nghề này.

Nguồn than: Cung cấp cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp dồi dào với tổng trữ lượng khoảng 100 triệu tấn tập trung ở các mỏ Khảnh Hoà, Núi Hồng , Phấn mễ, Lang Cẩm, Quang vinh, Quán triều ( trữ lượng than đứng thứ 2 trong cả nước sau Quảng Ninh).

Nguồn điện: Thành phố Thái nguyên đã có điện lưới quốc ở tất cả 25 phường xã đối với công suất tiếp nhận hiện tại là 390-400 triệu kwh/năm Trong đó công nghiệp tiêu thụ chiếm tỷ lệ 77%. Theo kế hoạch của điện lực Thái nguyên thì hàng năm năng công suất tiếp nhận điện lên 20% để đáp ứng thoả mãn nhu cầu sản xuất và đời sống.

Mạng lưới truyền thông: Hiện nay đã rất thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển giúp các doanh nghiệp trao dổi thông tin, thực hiện trên máy nhiều công đoạn. Truy cập trên mạng Internet là điều trở nên rất dễ dàng.

Tóm lại các yếu tố thuộc môi trường vật chất là rất thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển mỗi yếu tố thuộc môi trường vật chất này có ý nghĩa quan trọng đối với từng nhóm ngành cần phát triển ở thành phố Thái Nguyên.

2. Một số yếu tố thuộc môi trường chính trị-pháp lý.

Do chủ trương đổi mới của Đảng ta về phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, từ đó nhà nước và chính phủ đã ban hành các văn bản, luật nghị định như: Luật Doanh nghiệp tư nhân, luật công ty luật ( công ty cổ phần, công ty TNHH), luật khuyến khích đầu tư trong nước, bộ luật lao động, luật HTX. Nghị định 66/HDBT đối với các hộ cá thể và tiểu chủ, tạo hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.

- Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố đã chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng của thành phố bám sát chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, chính phủ, vận dụng phù hợp vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp về các mặt như. Thủ tục cấp giấy phép hành nghề kinh doanh, mặt bằng sản xuất, giảm thuế, miễn thuế đối với các đơn vị mới ra đời các sản phẩm mới mà địa phương khuyến khích, ví dụ như các sản phẩm mành cọ xuất khẩu, các sản phẩm phục vụ nông nghiệp. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp CN vừa và nhỏ vay vốn của nhà nước từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, từ ngân hàng cân đối Việt Đức, Việt Pháp, và các ngân hàng trên địa bàn thành phố.

- Tạo điều kiện và đề nghị tỉnh cấp nguyên liệu gỗ theo chỉ tiêu kế hoạch cho một số đơn vị chế biến lâm sản, trang trí nội thất thu hút nhiều lao động, thông tin tư vấn, định hướng cho các đơn vị trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện đặc biệt chú ý công tác tuyên truyền và vận động các thành phần kinh tế nắm được chủ trương chiến lược của đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, để mọi người tin tưởng huy động các nguồn lực sẵn có đầu tư vào việc SXKD, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội.

- Tuy nhiên còn một số yếu điểm của môi trường chính trị pháp lý như: Chính sách nhà nước ban hành chưa đồng bộ, chưa kịp thời dối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đặc biệt còn chưa thực sự ưu tiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Luật HTX, luật thuế giá trị gia tăng còn đòi hỏi bức xúc của sự nghiệp phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần nhưng ban hành chậm. Nhà nước chưa có chính sách bảo hộ hàng nội, chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn hàng ngoại nhập phi mậu dịch, trốn thuế, chèn ép hàng nội công tác thu thuế chưa gắn thu với việc tạo điều kiện thuận lợi để nuôi dưỡng nguồn thu, biểu hiện bưng bít các

thông tin về các chính sách của Đảng và nhà nước đối với khu vực kinh tế này.

- Môi trường pháp lý đối với các loại hình doanh nghiệp chưa bình đẳng, kể cả hình thành doanh nghiệp cũngnhư trong quá trình hoạt động kinh doanh. Việc hoạch định chính sách chủ yếu vẫn theo loại hình sử hữu, chưa hỗ trợ theo ngành nghề, quy mô doanh nghiệp. Thiếu bình đẳng giữa luật đầu tư nước ngoài theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp có vồn đầu tư nước ngoài.

- Môi trường pháp lý thiếu ổn định, thường xuyên thay đổi các quy định pháp lý đối với các ngành doanh nghiệp gây tác động xấu đến môi trường đầu tư do mức độ rủi ro cao.

- Nhiều quy định pháp lý hiện nay còn rắc rối, rườn rà, bên cạnh việc tuyên chuyền luật pháp lại rất hạn chế khiến cho các doanh nghiệp có tâm lý ngại không muốn thực hiện các quy định dó.

- Các văn bản pháp quy thường ban hành không khịp thời, nhiều quy định pháp lý không còn phù hợp chưa được rà soát khịp thời vừa gây khó khăn bó buộc hoạt động của các doanh nghiệp , vừa tạo ra các kẽ hở để các doanh nghiệp lợi dụng, làm mất hiệu quả quản lý của nhà nước đặc biệt là những quy định về thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh, thủ tục vay vốn xuất nhập khẩu, thuế đất.

- Việc thực thi pháp luật chưa nghiêm và xử lý vi phạm thiếu nghiêm minh đã dẫn đến tình trạng kinh doanh thiếu lành mạnh, gây rối loạn trong hoạt động kinh doanh.

- Chưa có luật khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Nhìn chung, môi trường chính trị pháp lý hiện nay rất thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp đặc biệt khi Việt nam ra nhập các tổ chức quốc tế như ASEAN, WTO, cho thấy thểchế chính trị ổn định và hợp tác là rất tốt cho phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Thái nguyên dưới sự chỉ đạo của Tỉnh

uỷ, thành phố, sự giúp đỡ có hiệu quả của các cấp, các ngành hữu quan từ TW đến các cơ sở đã đạt được những kết quả đáng tự hào trong sự nghiệp đổi mới toàn diện do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.

3. Môi trường kinh tế - xã hội.

Môi trường kinh tế xã hội tác đông rất lớn đến sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nó là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là một sốyếu tố phụ thuộc vào môi trường kinh tế xã hội tác động tới các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số yếu tố thuộc môi trường sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w