ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu Một số yếu tố thuộc môi trường sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 34 - 37)

Năm năm qua, quán triệt chủ trương lấy phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, Đảng bộ thành phố đã tập trung lãnh đạo và đạt được những thành tựu quan trọng.

Kinh tế - xã hội có bước phát triển. Tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân hàng năm đạt 4,75%, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng trên địa bàn tăng bình quan 3,45%, thương mại dịch vụ tăng 5,95%/năm; nông, lâm nghiệp tăng bình quân 6,85%/năm. Cơ cấu kinh tế có tỷ trọng công nghiệp, xây dựng chiếm 45,9%, thương mại dịch vụ 44,2%, nông lâm nghiệp 9,9%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 5,8 triệu đồng, tương đương 413 USD/năm.

Sản xuất công nghiệp trên địa bàn trong những năm đầu nhiệm kỳ (1996 - 2000) phát triển khá, nhất là năm 1997. Từ năm 1998 đến cuối năm 1999 do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, một số doanh nghiệp gặp khó khăn gay gắt, sản xuất đình trệ, đến năm 2000 mới từng bước phục hồi. Trong bối cảnh đó, sản xuất CN-TTCN ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố vẫn phát triển, giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân 12,5%.

Theo đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thể hiện trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII và Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị... có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Văn kiện Đại hội VIII của Đảng nhấn mạnh “Trong phát triển mới, ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo việc làm, thu hồi vốn nhanh...”. Thực hiện đúng chủ trương của Đảng, Đảng bộ thành phố Thái Nguyên đã có nhiều chính sách ưu tiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp này phát triển.

Hơn nữa, được sự quan tâm chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND đã chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng của thành phố và các phường, xã, bám sát chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo của Tỉnh, vận dụng phù hợp vào điều kiện của thành phố đã giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

Thực hiện quyết định số 120 của Chính phủ về việc cho vay vốn lãi suất ưu đãi giải quyết việc làm. Thành phố đã chỉ đạo Phòng Công nghiệp phối hợp với các phòng ban và Kho bạc hướng dẫn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh vay vốn và dự án trị giá 350 triệu đồng, đưa tổng số vốn vay ưu đãi lên trên 1 tỷ đồng thu hút thêm hơn trăm lao động có việc làm.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp phép hành nghề kinh doanh, cấp nguyên liệu gỗ cho một số đơn vị chế biến lâm sản, trang trí nội thất.

Năm 1999, Thành phố đã đề nghị với Ban Tổ chức Hội chợ Thương mại - Công nghiệp Thái Nguyên và UBND Tỉnh hỗ trợ 1 gian hàng miễn phí cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh tham gia hội chợ nhằm giao lưu kinh tế và tìm kiếm thị trường.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng được tạo điều kiện trong việc ký kết hợp đồng kinh tế lớn với Nhà nước và thông tin tư vấn, định hướng trong quá trình sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Nhìn chung, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã được sự quan tâm và giúp đỡ rất nhiều của Thành phố. Tuy đã có những biến đổi thăng trầm song đến nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thích nghi được với cơ chế quản lý mới nên phát triển khá đa dạng và phong phú. Mặc dù vậy, sản xuất vẫn mang nặng tính chất tự phát, phân bổ xen kẽ lẫn với các hộ dân, khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo vệ sinh công nghiệp ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân và không đủ điều kiện để mở rộng phát triển lâu dài. Đánh giá một cách khái quát về sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố TN ta có bảng số liệu sau:

ĐVT 1995 1996 1997 1998 1999 2000Số lượng doanh Số lượng doanh

nghiệp

964 935 998 1017 1076 1084

Số lượng lao động Người 3028 2878 3428 3159 3427 3520

Giá trị SXCN (NQD) (Giá cố định năm 1994) tỷ đồng 50,08 59,125 64,463 68,280 71,734 90,0 Thu nhập bình quân của người lao động/tháng 1000 đ 330 350 450 450 500 550 Tổng giá trị gia tăng GDP triệu đồng 873.090 924.978 944.970 980.320 1.026.300 GDP bình quân theo đầu người

1000đ 5.420 5.740 6.060 5.640 5.820

USD/người 440 466 432 401 413

Nguồn: Theo số liệu kinh tế xã hội TPTN năm 1996 - 2000 Niên giám Thống kê năm 1996 - 2000

Qua bảng thống kê một số chỉ tiêu kinh tế xã hội như trên ta thấy giá trị SXCN (NQD) có xu hướng ngày càng tăng năm sau cao hơn năm trước từ 20% - 30%. Điều này cho thấy công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh đang có triển vọng phát triển. Năm vừa qua, năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp (NQD) đạt khoảng: 90 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của người lao động/ tháng năm 1995, 1996 chỉ đạt khoảng 330.000 đồng/tháng đến năm 1999 cũng vẫn chỉ đạt 300.000 - 700.000 đồng/tháng. Điều này thể hiện thu nhập của người lao động còn thấp, mức sống của họ chưa cao và đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng đánh giá khái quát thì GDP bình quân đầu người có xu hướng tăng từ năm 1996 - 1998 sau đó là năm 1999 đã bị giảm do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế khu vực. Năm 2000, GDP bình quân theo đầu người đã đạt 5,82 triệu đồng là cao so với mức bình quân chung của cả nước. Số liệu thống kê cho thấy GDP bình quân đầu người năm 1998 đạt

mức cao nhất trong mấy năm gần đây là 6,06 triệu đồng. GDP/người dân tỉnh Thái Nguyên chỉ bằng khoảng 55 - 60% mức bình quân chung của nước. Do đó mức sống của người dân tính trung bình còn thấp. Nhưng thực tế mức sống của người dân thành phố là cao so với các nơi khác.

Tóm lại, trong giai đoạn 1996 - 2000

Các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã tăng nhanh về số lượng nhưng chủ yếu là loại hình hộ tư nhân và cá thể.

Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp do thành phố quản lý đạt mức độ tăng trưởng bình quân khá cao khoảng 12,5%/năm.

Số lượng lao động thu hút được còn ít bình quân khoảng 100 lao động/năm.

Một phần của tài liệu Một số yếu tố thuộc môi trường sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w