Phương hướng phát triển ngành nghề chế biến nông lâm sản

Một phần của tài liệu Một số yếu tố thuộc môi trường sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 65 - 67)

I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

2. Phương hướng phát triển các ngành nghề công nghiệp chủ yếu trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

2.3. Phương hướng phát triển ngành nghề chế biến nông lâm sản

Qua bảng thống kê các sản phẩm chủ yếu của ngành ở Chương II ta thấy qua các năm gần đây hầu hết số lượng sản phẩm tiêu thụ đều tăng lên mà tiềm năng phát triển của ngành là rất lớn do đó cần giải quyết đối với ngành này là về vốn. Qua thực tế kiểm tra thì hầu hết các doanh nghiệp đều phản ánh là thiếu vốn. Muốn mở rộng sản xuất là điều rất

khó với chính sách cho vay vốn hiện nay còn quá phức tạp. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc loại hình vừa và nhỏ khi vay vốn ngân hàng đều đòi hỏi phải thế chấp. Với mức đánh giá tài sản để thế chấp cho vay vốn thì số vốn được vay là quá ít so với số vốn họ cần. Chính vì vậy Nhà nước nên có các chính sách đối với các doanh nghiệp loại này để họ có thể phát huy hết khả năng và từng bước hội nhập, cạnh tranh với các sản phẩm trong nước và xuất khẩu.

Mặt khác trong những năm gần đây số lượng các mặt hàng đã tung ra được thị trường nước ngoài, nhưng khả năng để các mặt hàng tham gia vào thị trường khu vực và thế giới là còn rất lớn. Chính vì vậy mà đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất là việc cấp thiết hiện nay. Các doanh nghiệp chủ yếu là thiếu vốn nên việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật còn rất ít, kỹ thuật sử dụng còn ở dạng thô sơ đơn giản, lao động chân tay là chính. Vì vậy nước ta đang trong giai đoạn tiến lên chủ nghĩa xã hội còn rất nhiều những khó khăn và nhiều bất cập về chính sách thực thi chưa đồng bộ các Nghị quyết, Nghị định của Đảng và Nhà nước. Cho nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tận dụng các khả năng sẵn có mà vươn lên và đứng vững, phù hợp với hoàn cảnh hiện nay của nước ta.

- Đối với sản xuất lương thực tập trung khai thác tốt hơn diện tích đất ruộng đã có để đưa vào trồng trọt tăng hệ số quay vòng của đất, tiếp tục khảo nghiệm các loại giống mới có năng suất cao đưa vào sản xuất, tăng diện tích lúa cao sản, tăng diện tích đất canh tác 3 vụ, phấn đấu đạt và vượt mức kế hoạch sản lượng lương thực quy thóc.

- Phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khoanh vùng tập trung, tiêu chuẩn hoá giống cây để sản xuất, xác định cây ăn quả chủ lực để tập trung đầu thế mạnh cây chè, nghiên cứu tuyển chọn loại giống chè có năng suất cao, chất lượng tốt, đưa vào trồng mới và thay thế dần giống cũ. Tiếp tục cải tạo giống chè hiện có để nâng cao năng suất. Trên cơ sở tiếp cận mở rộng thị trường, cần nghiên cứu xây dựng cơ sở công

nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp nhất là kỹ thuật chế biến đạt tiêu chuẩn tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Về chăn nuôi: Khuyến khích phát triển đa dạng các loại chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản, tập trung giống đàn bò, lợn, gà để nâng cao sản lượng, chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và xuất khẩu.

- Về lâm nghiệp: Tiếp tục trồng rừng kết hợp khoanh nuôi bảo vệ rừng tái sinh, kết hợp một số dự án trồng rừng gắn với cây ăn quả, cây công nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất chế biến nước hoa quả. Tập trung ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, gắn nông lâm nghiệp với công nghiệp chế biến, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ hình thành sự liên kết nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Khuyến khích phát triển mô hình kinh tế trang trại, thực hiện dự án đầu tư cải tạo vườn tạp.

Một phần của tài liệu Một số yếu tố thuộc môi trường sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w