Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong nhưng mục tiêu của các ngân hàng trong thời đại ngày này, khi xã hội ngày càng tăng trưởng và phát triển, tuy nhiên, việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử cũng gặp không ít khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển này, cụ thể:
2.1.5.1. Các yếu tố khách quan.
Các yếu tố khách quan là các yếu tố bên ngoài tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử gồm rất nhiều yếu tố, bao gồm:
a. Những quy định, văn bản pháp luật của Nhà nước.
Cơ sở pháp lý đối với ngân hàng điện tử tuy đã có nhưng việc ban hành còn chậm trễ, vẫn còn chung chung, chưa hướng dẫn cụ thể, chi tiết, khung pháp lý cho thương mại điện tử mới hình thành ở mức cơ bản, thiếu một văn bản pháp lý điều chỉnh các quan hệ trong giao dịch điện tử.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21
Khung pháp lý không ngừng được đổi mới và hoàn thiện theo hướng nới lỏng kiểm soát thương mại dịch vụ, kể cả dịch vụ ngân hàng và thị trường tài chính, đây là điều kiện để dịch vụ ngân hàng điện tử hình thành và phát triển. Hiện nay đã có khá nhiều văn bản pháp luật quy định như NĐ số
35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; QĐ số
04/2006/QĐ-NHNN ban hành quy chế an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ
thông tin trong ngành ngân hàng; QĐ số 35/2006/QĐ-NHNN ban hành quy
định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử; QĐ
số 376/2003/QĐ-NHNN quy định về bảo quản, lưu trữ chứng từđiện tửđã sử
dụng để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; QĐ số 308-QĐ/NHNN ban hành quy chế về lập, sử dụng, kiểm soát, xử
lý, bảo quản và lưu trữ chứng từ điện tử của các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng, trong đó Luật Giao dịch Điện tử của Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 51/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005 là cơ sở
pháp lý mới nhất để thực hiện các giao dịch điện tử, nhờ đó ngân hàng có thể
cung cấp các dịch vụ giao dịch điện tử trong đó có Internet Bangking, luật này
đã được hướng dẫn cụ thể bằng nghị định của Chính phủ số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/06/2006 về Thương mại Điện tử.
Các văn bản này sẽ tạo hành lang pháp lý cơ sở để các ngân hàng triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử mới cũng như hỗ trợ khách hàng trong trường hợp phát sinh tranh chấp với ngân hàng. Hệ thống chính sách và pháp luật tiếp tục sẽ có những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu thực hiện các cam kết trong khuôn khổ WTO và yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường.
b. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng
Hệ thống TTLNH là hệ thống thanh toán điện tử trực tuyến online hiện
đại nhất từ trước tới nay, được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, thiết kế theo mô hình tập trung hóa tài khoản. Thông qua việc tập trung số dư tài khoản tiền gửi của các Chi nhánh về Hội sở của NHNN; Thanh toán trực tuyến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22
(online) kết nối các Hội sở chính, các chi nhánh của NHTM với Trung tâm thanh toán Quốc gia, tạo luồng thông tin thông suốt, bảo đảm sự chính xác, nhanh chóng, an toàn cho mọi khoản thanh toán. Nhờ có hệ thống TTLNH mà dịch vụ ngân hàng điện tử mới có thể phát triển vững mạnh.
Hệ thống TTĐTLNH ở Việt Nam là một tiểu dự án trong dự án "Hiện
đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán" do WB tài trợ. Ngày 16/01/1996, hiệp định tín dụng “Dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và Hệ thống Thanh toán” ký kết giữa Chính phủ Việt nam và WB số 2785 VN, bao gồm 7 Tiểu dự án: 01 của NHNN và 06 của các NHTM, trong đó Tiểu dự án thanh toán điện tử liên Ngân hàng do NHNN trực tiếp quản lý và thực hiện là Tiểu dự án xương sống, quan trọng nhất trong toàn Dự án. Việc triển khai Tiểu dự án được bắt đầu vào cuối năm 1999 đến 6/3/2001 hoàn thành thi công kỹ thuật. Từ 3/2001- 02/2002 hệ thống chạy thử nghiệm với số liệu giảđịnh và từ 03/2002 đến 30/04/2002, hệ
thống chạy thử nghiệm với số liệu thật. Từ ngày 02/05/2002 Hệ thống TTLNH chính thức được đưa vào vận hành. Tiếp nối TTLNH-1, hệ thống TTLNH-2,
được NHNNVN chính thức vận hành từ 18/11/2008, sẽ là một nền tảng công nghệ quan trọng để phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại và phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. Đây cũng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc điều hành và thực thi chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam.
c. Hệ thống tập trung hóa tài khoản kế toán (core banking)
Core banking chính là một hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, khách hàng, là hệ thống kế toán khách hàng tập trung hóa tài khoản dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ hiện đại. Thông qua đó, ngân hàng phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm và quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn. Trước đây, khi các ngân hàng chưa có "core" hiện đại hoặc dùng "core" lỗi thời, việc quản lý khách hàng rất rải rác và vô cùng bất tiện cho khách hàng. Tiền gửi ở đâu, phải đến đó, không thể rút ở điểm giao dịch khác, mặc dù các điểm này đều trong cùng hệ thống một ngân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23
hàng. Thậm chí, khách hàng muốn giao dịch ở bao nhiêu điểm thì phải mở
bấy nhiêu tài khoản. Với sự ra đời của core banking hiện đại, khách hàng chỉ cần có một mã duy nhất ở ngân hàng là có thể giao dịch với rất nhiều sản phẩm và ở
bất cứđiểm giao dịch trong cùng hoặc không trong cùng một hệ thống.
Như vậy, với hệ thống core banking, các dữ liệu về khách hàng được cập nhật và lưu trữ tập trung, giúp cho việc quản lý, phân loại khách hàng
được chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí. Ngoài ra, core banking còn giúp tăng tốc độ xử lý, rút ngắn thời gian giao dịch phục vụ khách hàng, giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí nhân công, và nhiều chi phí hành chính khác. Ngân hàng có thể thực hiện tới 1.000 giao dịch/giây, quản trị tới 50 triệu tài khoản khách hàng và hỗ trợ thực hiện giao dịch qua hệ thống 24h/ngày.
Công nghệ phần mềm lõi (core banking) là điều kiện cần để hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, mở ra khả năng xử lý đa dịch vụ với cơ sở dữ liệu tập trung. Tiền, tài sản thế chấp trong ngân hàng thực ra chỉ ở trên giấy, sổ
sách kế toán, dữ liệu máy tính... chỉ hiển thị bằng thông tin và quản lý tài sản
đó thông qua thông tin chứ không thể quản lý tài sản vật lý. Lõi banking chính là hạt nhân toàn bộ hệ thống thông tin của một hệ thống ngân hàng.
Tại Việt Nam năm 2005, chỉ có 7 ngân hàng triển khai hệ thống Core Banking, nhưng đến nay đã có 44 ngân hàng quốc doanh và cổ phần trong nước triển khai hệ thống này, tức 84% các ngân hàng Việt Nam đã triển khai xong và đưa vào sử dụng hệ thống Core banking phù hợp với công nghệ hiện
đại của thế giới, trong đó có một số ngân hàng đã kết nối toàn quốc, một số
mới trong giai đoạn đầu thử nghiệm. Các ngân hàng cũng đã quan tâm chú ý
đến việc phát triển và hoàn thiện hệ thống bảo mật của ngân hàng mình. Tuy nhiên, quy mô hệ thống vẫn còn nhỏ và chưa đầy đủ các chức năng.
d. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng
Một trong những tác nhân dẫn đến sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng điện tử là nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng. Hiện nay, do sự
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24
phát triển của kinh tế xã hội, thu nhập của người dân Việt Nam đã có sự cải thiện rõ rệt. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như khả năng trả nợ nước ngoài ngày càng tăng (dự trữ ngoại tệ quốc gia có xu hướng tăng đều), số lượng doanh nghiệp mới được thành lập tăng lên rất nhanh, các dòng vốn FDI luôn ổn
định, chỉ số đói nghèo và bất bình đẳng có xu hướng giảm mạnh. Xu hướng này có thể tiếp tục được duy trì trong ít nhất là trung hạn (2006-2010) nhằm
đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Trong hơn 10 năm qua tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam đều trên 7%, trong khi đó lạm phát luôn được duy trì ở mức một con số. Thu nhập tăng cũng đồng nghĩa với việc người dân sẽ có điều kiện và nhiều nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng hơn, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng điện tử
hiện đại. Điều này buộc các ngân hàng Việt Nam không thể thỏa mãn với những dịch vụ mà mình đang cung cấp mà phải không ngừng mở rộng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ của mình.
e. Trình độ sự hiểu biết của người dân.
Mặt bằng dân trí không đồng đều, trình độ, hiểu biết còn nhiều hạn chế
nên họ không sẵn sàng tiếp cận những phương thức giao dịch mới, họ e ngại sự thay đổi và phực tạp. Khách hàng quen với những giao dịch theo kiểu truyền thống, nên đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử.
f. Môi trường kinh tế.
Hiện nay, công nghệ thông tin, thanh toán ở Việt Nam đã có được sự
phát triển nhanh chóng, tuy nhiên quy mô và chất lượng của thương mại điện tử trong nước còn thấp và chậm phát triển, chưa có hệ thống thương mại điện tửđủ mạnh để cung cấp tất cả các hàng hóa dịch vụ trên mạng, tạo tiền đề cho dịch vụ thương mại điện tử phát triển.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25
Số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và bán hàng chấp nhận thanh toán qua thẻ tín dụng còn rất hạn chế. Các ngân hàng cũng chưa chú trọng trong việc liên kết với các cơ sở chập nhận thẻ thanh toán.
Bên cạnh đó, vấn nạn gian lận trong thương mại, trốn thuế, tình trạng nhũng nhiễu, tham ô, tham nhũng,.., cũng là một mặt hạn chế sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử.
2.1.5.2. Các yếu tố chủ quan
a. Cơ sở hạ tầng và trình độ khoa học công nghệ cao
Dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời và phát triển với sự hỗ trợđắc lực của công nghệ thông tin, công nghệ hiện đại cao, nhờ vậy mà khách hàng hiện nay không cần phải đến ngân hàng mà có thể ngồi tại nhà để thực hiện các giao dịch thông qua các dịch vụ home banking, phone banking, internet banking, mobile banking… Các dịch vụ ngân hàng điện tửđều gắn liền với yếu tố khoa học công nghệ và đòi hỏi phải có sựđầu tư rất lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật.
Để có thể kết nối dữ liệu giữa các chi nhánh trong một ngân hàng đồng bộ, các ngân hàng phải có hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, được quản lý bằng một hệ thống máy tính với phần mềm tương thích, mà chi phí cho phần mềm công nghệ hiện đại không hề nhỏ. Bên cạnh đó, việc đầu tư cho các loại máy móc như máy ATM, máy POS, hệ thống core banking nhằm hỗ trợ cho việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử cũng là một đòi hỏi khách quan.
Như vậy đểđầu tư phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tửđòi hỏi một lượng vốn lớn. Lượng vốn lớn đầu tư cho cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ là một điều kiện tất yếu để có thể phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Yêu cầu về công nghệ cao cũng đòi hỏi nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, ngoài nghiệp vụ chuyên môn thành thạo, nhiều kinh nghiệm, còn cần phải có kiến thức về công nghệ thông tin. Với số lượng dịch vụ ngân hàng vô cùng đa dạng, liên tục gia tăng tính mới mẻ, các nhân viên ngân hàng phải luôn nâng cao tay nghề, nghiệp vụ, hiểu biết sâu rộng về sản phẩm và có hiểu biết về các ứng dụng khoa học công nghệ trong ngân hàng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26
b. Hạ tầng công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin – truyền thông phát triển sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tửứng dụng hàm lượng công nghệ thông tin cao. Các yếu tố như dung lượng đường truyền internet, tính ổn
định của đường truyền, mức độ tin học hóa trong các cơ quan quản lý, trong cộng đồng dân cư... nâng cao sẽ giúp cho các dịch vụ như internet banking, phone banking, mobile banking... đáp ứng tốt hơn.
c. Công tác tổ chức, quản lý, điều hành hệ thống.
Bộ phận quản lý, điều hành hệ thống là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển chung của ngân hàng nói chung, và sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử nói riêng. Đối với những ngân hàng thương mại, sự
quản lý tốt, nhà quản lý có tầm nhìn tốt, sẽ lãnh đạo tốt và thúc đẩy hệ thống
đi lên, trong đó có các dịch vụ ngân hàng điện tử.
d. Ảnh hưởng bới yếu tố con người.
Yếu tố con người đề cấp đến ở đây chính là cán bộ công nhân viên trong ngân hàng, nhưng người trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ từ ý tưởng và cung cấp tới khách hàng thông qua thông tin, hướng dẫn. Chính vì vậy, yếu tố
con người là rất quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển chung của ngân hàng trong đó có sự phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử. Cán bộ công nhân viên có trình độ cao, được đào tạo chuyên nghiệp đúng với chuyên ngành, vị trí công tác, có hiểu biết về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây là cơ sở giúp đẩy nhanh sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.