2.1.4.1. Đa dạng sản phẩm.
Hiện nay, đa dạng hóa sản phẩm trong các ngân hàng điện tử là một trong nhưng phương thức đẩy mạnh sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, trong những năm đầu khi dịch vụ ngân hàng điện tử xuất hiện mới chỉ có dịch vụ thanh toán bằng Thẻ, nhưng cho đến nay, các dịch vụ ngân hàng điện tửđã
được đa dạng hóa và sử dụng rộng rãi như Call centre; Phone banking; Mobile banking; Internet banking; Home banking hay dịch vụ Kiosk ngân hàng cũng đang được triển khai.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18
Khi phát triển thêm các dịch vụ mới của ngân hàng điện tử, khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn khi sử dụng dịch vụ, bên cạnh đó nhờ việc gia tăng, đa dạng thêm sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử mà các ngân hàng
đẩy mạnh được sự phát triển của ngân hàng mình, cũng như nắm bắt được khả
năng, nguồn lực, tâm lý của khách hàng để từ đó tìm hiểu, nghiên cứu cung cấp những sản phẩm mới đáp ứng được như cầu của người sử dụng đầy đủ
hơn nữa.
2.1.4.2. Mở rộng qui mô.
Để đa dạng được các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử, các ngân hàng phải đầu tư mở rộng qui mô về hoạt động, về con người, về truyền thông,…, từđó để thu hút khách hàng biết đến dịch vụ và sử dụng.
Mở rộng qui mô dịch vụ ngân hàng điện tử được phản ánh, thể hiện trên các thông số, chỉ tiêu như: Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ; Doanh số sản phẩn, dịch vụ ngân hàng điện tửđược cung cấp; Doanh thu từ dịch vụ
ngân hàng điện tử đem lại, tỷ trọng thu từ hoạt động ngân hàng điện tử trên tổng thu nhập của ngân hàng.
Muốn đánh giá được qui mô mở rộng của ngân hàng qua các giai đoạn, thời kỳ, các ngân hàng đánh giá thông qua các chỉ tiêu phía trên, bằng cách lập các báo cáo về tình hình số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ mới; báo cáo về số lượng sản phẩm mới được mở rộng cả về số lượng và chất lượng trên từng địa bàn, khu vực; báo cáo về doanh thu thu được về việc thu phí của các dịch vụ mới. Từ đó, ngân hàng lấy làm căn cứ để ra quyết định nên mở
rộng ở phạm vi nào, đối tượng nào, khu vực nào với các sản phẩm nào để phù hợp và thu được hiệu quả, không lãng phí chi phí bỏ ra.
2.1.4.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử
Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng khi đưa ra sản phẩm, dịch vụ mới, cung cấp, đa dạng hóa sản phẩm là một bước nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 điện tử, tuy nhiên, việc duy trì được các dịch vụ hay không, lại phụ thuộc vào chất lượng của dịch vụ, chính vì vậy, các ngân hàng muốn nâng cao chất lượng dịch vụ dựa trên các tiêu chí như: Thủ tục của các dịch vụ phải đơn gian, thu gọn, nhanh chóng, đáp ứng được độ thỏa mãn của khách hàng khi sử
dụng, đồng thời các dịch vụ phải có độ chính xác cao.
Ngày nay, khi mà công nghệ thông tin phát triển, việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng thông qua Internet được khách hàng lựa chọn tương đối nhiều, nhận thấy được điều này nên hiện nay các ngân hàng cũng cố gắng hoàn thiện tối đa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tửđểđáp ứng cho người sử dụng. Hầu hết, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử cho đến nay đã tương đối hoàn thiện, thủ tục, cách thức giao dịch nhanh chóng, dễ hiểu, được chỉ dẫn rõ ràng, mức độ sai sót ít.
Đó cũng là những nỗ lực hết sức to lớn của các ngân hàng trong việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng của sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử hiện nay
2.1.4.4. Tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động dịch vụ NHĐT
Khi sử dụng một dịch vụ, đặc biệt dịch vụđó lại liên quan đến tài chính (hay nói cách khác liên quan trực tiếp đến tiền của khách hàng) thì việc khách hàng băn khoăn về độ an toàn, độ rủi ro trong giao dịch là điều hết sức bình thường. Nắm bắt được tâm lý của khách hàng, các ngân hàng đảm bảo độ an toàn, kiểm soát được rủi ro trong các dịch vụđối với số tiền trên tài khoản của khách hàng, đảm bảo an toàn trong thanh toán, các giao dịch cho khách hàng, hoặc phải có các điều khoản cụ thể, cách khắc phục cụ thể nếu có xảy ra sự cố
trong giao dịch, như vậy các dịch vụ sẽđược khách hàng tin cậy và sử dụng. Nhìn chung, những sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử là những giao dịch diễn ra thông qua mạng Internet, chính vì vậy việc kiểm soát các giao dịch còn phụ thuộc vào hệ thông đường truyền ổn định, điều ngày không phải ngân hàng nào cũng kiểm soát được, do chất lượng sử dụng dịch vụ Internet khi tiến hành giao dịch của khách hàng không ổn định, điều này dẫn đến có những trường hợp giao dịch thực hiện rồi nhưng tin nhắn chưa tới hoặc ngược lại. Để
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20
khắc phục những trường hợp như vậy, thì hiện nay các ngân hàng đã kiểm soát các giao dịch trên hệ thống của ngân hàng để xác minh được giao dịch nào đã thực hiện, giao dịch nào là ảo đểđảm bảo quyền lợi của khách hàng.
2.1.4.5. Tăng thu nhập, lợi nhuận cho ngân hàng thông qua các dịch vụ ngân hàng điện tử.
Đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng dịch vụ
hay kiểm soát rủi ro tốt trong các giao dịch, tất các hoạt động này đều nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng mình, mục tiêu cuối cùng của các ngân hàng vẫn là lợi ích, doanh thu thu được từ các dịch vụ ngày diễn ra như thế nào, đem lại lợi ích gì cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc đưa ra các dịch vụ ngân hàng điện tử không chỉ dừng lại ở lợi nhuận mà nó
đém lại, mà nó còn thúc đẩy ngân hàng phát triển, đi lên, cạnh tranh với các ngân hàng khác, do vậy mục tiêu cuối cùng của các ngân hàng là lợi nhuận, nhưng
đây không phải mục tiêu duy nhất mà các ngân hàng mong muốn.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại.