6. Cấu trúc luận văn
3.3. NHỮNG THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC
3.3.1. So sánh, đối lập
So sánh là một phƣơng thức nghệ thuật chuyển nghĩa đắc dụng nhất của nghệ thuật thi ca. Nhờ so sánh, đối lập mà hình ảnh, ý tƣởng của vật so sánh
đƣợc hiện ra đa nghĩa và có chiều sâu cảm xúc và ý tƣởng. Nguyễn Quang Thiều đƣợc sống và suy tƣ trong nhiều không gian, nhiều hoàn cảnh nên biện pháp so sánh hiện diện trong thơ ông thƣờng trực là một đặc điểm dễ thấy để
ông ngẫm suy và bày tỏ thái độ, tâm cảm của mình: “Khi đồng cỏ vào đêm -
Gió lồng như quỉ dữ”, “Mái tóc châu Phi ấm như hơi lửa - Dày êm như đệm
cỏ khô”. Biện pháp so sánh trong thơ Nguyễn Quang Thiều thƣờng rất lạ, nó
xuất phát từ kiểu tƣ duy mang màu sắc triết lý theo kinh nghiệm cá nhân của ông.
Những con thuyền sinh ra từ rừng sâu Mang hình lá đổ về biển cả
Cánh buồm nâu như những bàn tay nhỏ
(Những con thuyền sông Đáy)
Muốn diễn đạt hình ảnh, tâm trạng sống động, phong phú mà lạ hóa, không có trong tiềm thức của mọi ngƣời, Nguyễn Quang Thiều buộc phải liên tƣởng đến những sự vật, hiện tƣợng xa nhau, có khi không có trong tâm tƣởng
của mọi ngƣời để kéo chúng về lại trong một trƣờng so sánh: “Sông Đáy chảy
vào đời tôi - Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về
vất vả - Tôi dụi mặt vào lưng áo người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm -
Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt - Cơn mơ vang tiếng cá quẫy
tuột câu như một tiếng nấc” (Sông Đáy).
Biện pháp so sánh thƣờng xuất hiện nhất trong thơ Nguyễn Quang Thiều là so sánh tƣơng đồng và tƣơng phản, qua đó, ông muốn diễn đạt, khắc sâu hơn những tƣ tƣởng muốn chuyển tải đến bạn đọc, làm cho ý thơ thoát
khỏi sự đơn điệu, dễ dãi: “Bóng tối đêm gần sáng như một con mèo nhung
khổng lồ bước đi uyển chuyển”.Có khi là so sánh liên hệ gần nhau, đối chiếu
với hai sự vật bất ngờ.
Như những rễ cây bò buồn trong sỏi đá
(Những ngôi sao)
Trong thơ Nguyễn Quang Thiều, ta cũng bắt gặp khá nhiều kiểu so
sánh bất ngờ, lý thú khác. Nếu Nguyễn Trọng Tạo sử dụng phƣơng thức so sánh bằng những thông điệp ngắn, nhƣng cũng đem lại những cấu trúc ngữ
nghĩa mới lạ: “viên sỏi như bánh xe - có thể mang anh đi xa rất xa” (Thành
phố ngƣời không quen), “em là cây - âu - cơ thắp trăm đèn hoa đỏ” (Không
tuổi), thì Nguyễn Quang Thiều cũng cùng từ so sánh ấy nhƣng ngữ nghĩa lại
cho ta những liên hệ và ý nghĩa sâu rộng hơn, mới lạ hơn: “Cuối cùng ta cũng
đứng được lên - Bằng đôi chân trong mộng như đôi chân của người bại liệt”.
Hoặc bất ngờ hơn khi nhà thơ so sánh loài mèo với những gì bất trắc.
Câu chuyện kể về loài mèo trong mơ như một điều bất trắc Những ngón tay em muôn đời ấm dưới ngón tay tôi
Dòng địa chỉ mơ hồ vang lên như dao rơi xuống đá Nóc nhà nào thế gian này cũng vọng tiếng mèo đêm
(Nhân chứng của một cái chết - Khúc tám) Một quy luật của nhận thức và cảm xúc chính là liên tƣởng và đối lập. Nguyễn Quang Thiều sử dụng rất linh hoạt phép biện pháp này để mở rộng cảm xúc và khám phá các quan hệ tình cảm và quan hệ cuộc sống mà ông từng nếm trải.
Cha ơi cha
Bốn anh em con không phải là đích cuối cùng của đời cha Chỉ là bốn cột số trong nỗi buồn cha dằng dặc
Bởi thế cha lại mang tuổi bảy mươi của mình về bến cũ
(Tiếng cƣời)
Đối lập sẽ làm hiện lên những va chạm, sinh thành những chiều không gian và thời gian khác nhau để nói lên những bất an và hệ lụy giống nhƣ
những trạng thái biến dạng trong văn học hiện sinh kiểu Kafka: “Khi bóng đêm vụt đứng chặn trước ta, ta vội quay lại tìm dấu chân mình - Òa khóc. -
Ta tin có một mụ phù thủy đã biến ta thành một chú bê” (Tháng mƣời).
Sự chuyển động của loài ốc sên không phải đi về phía thuận chiều của sự sống mà hình nhƣ chúng phải vất vả, nặng nề nhƣ chính cái vỏ nặng nề mà
nó phải mang nặng truyền kiếp: “Con ốc sên cuối cùng đã bò qua bức tường
bao quanh vườn cũ mốc. Cái chóp vỏ cuối cùng đã khuất phía bên kia. Những tia sáng cuối cùng của những hạt kim cương vụt tắt. Vệt bò của chúng để lại
những dòng sáng đặc lóng lánh, những vệt sao đổi ngôi đọng mãi trên trời”
(Chuyển động).
Những đối lập trong thơ Nguyễn Quang Thiều nhiều khi là sự chuyển biến thuận chiều trong cảm nhận hạnh phúc, hết đớn đau sẽ là ân huệ, máu hạnh phúc sẽ tuôn chảy mát thịt da để hoài thai cho những hy vọng sắp đến.
Rồi cơn đau hạnh phúc sẽ lên tận trời xanh.
Rồi máu hạnh phúc sẽ tuôn chảy trên những miền da thịt.
(Nhân chứng của một cái chết - Khúc mƣời hai) Có khi, đó là kiểu đối lập hình ảnh con ngƣời với hình ảnh sự vật nhằm biểu đạt hai tính chất, một bên là mảnh mai và yếu ớt, một bên lại vững chãi,
bền bĩ: “Những người đàn bà già của làng đồng phục màu nâu - Những trụ
cầu mảnh mai, suốt đời bền vững”(Nhịp điệu châu thổ mới)
Từ những nỗ lực tìm tòi để tăng cƣờng hiệu cảm thẩm mỹ cho thơ, Nguyễn Quang Thiều đã thể nghiệm nhiều biện pháp tu từ khác nhau và mỗi loại mang lại những hiệu quả thẩm mỹ riêng. Thơ ông đã xâm nhập đƣợc vào đời sống hiện đại, có xu hƣớng tự do hoá hình thức, muốn bứt phá những ràng buộc của quy tắc, luật lệ thông thƣờng để làm giàu chất suy nghĩ và chiêm nghiệm cho thơ. Hay kiểu đối lập giữa những vật trừu tƣợng với những sự vật cụ thể sinh động nhằm hữu hình
hết cuối trời - Con chờ đợi nỗi niềm già như cát - Lặng lẽ suốt đời cởi áo thả vào
sông” (Những con thuyền sông Đáy).
Chúng ta thường chăm sóc những ngôi mộ bằng nỗi sợ hãi và tiếc thương
Nhưng ít người chúng ta nhìn thấy cỗ xe tang lộng lẫy
Trong tiếng trống tưng bừng
Làm thần chết cũng hết phiền muộn
(Thay lời nguyện cầu)
3.3.2. Liên tƣởng, lạ hóa
Liên tƣởng là quy luật của nhận thức và cũng là quy luật của tình cảm thông qua sự nhạy cảm và tinh tế của từng nhà thơ. Thi ca của bất kỳ nhà thơ nào, thời đại nào cũng đề cao liên tƣởng và sáng tạo nên những hình tƣợng đƣợc liên tƣởng càng bất ngờ càng tốt. Liên tƣởng là thuộc tính và là năng lực của con ngƣời, giúp họ kết nối các hình ảnh, cảm xúc, ngôn ngữ và văn hóa, biểu tƣợng, biểu trƣng lại với nhau để tạo nên nội dung mới mẻ cho thơ.
Bên ngoài cửa sổ những cái cây chụm đầu nhau nhìn vào một ngôi nhà. Những cái cây đã che cho mẹ nó và hộ tống mẹ nó dọc con đường xuyên thủng thành phố. Những cái cây nghe thấy tim nó đập vang trong máu thịt mẹ nó. Và đứa bé trở thành sự thách thức lớn nhất với những gì đe doạ người đàn bà.
(Nhân chứng của một cái chết - Khúc mƣời hai) Liên tƣởng trong thơ Nguyễn Quang Thiều là loại liên tƣởng đa phân,
đa quan hệ, nhƣng phổ biến nhất là liên tƣởng lạ hóa: “Lần cuối cùng anh
nhìn thấy em khóc - Anh mơ một ngôi nhà trong ánh sáng của cây - Có tiếng nấc đêm đêm vọng về từ con đường xa khuất thế gian này - Cái cây nhìn thấy
Nhìn trái đất, ông liên tƣởng về sự kết thúc và nối tiếp nhƣ một quy luật. Và con ngƣời cũng không thể khác. Đó là cái nhìn biện chứng triết học để thấy
quy luật của tiếp nối và tồn sinh: “Trái đất sẽ kết thúc bằng sự tự bóc vỏ -
Con trai ơi, con sẽ sinh lại cùng ngày với cha - Trái đất sẽ kết thúc bằng sự tự
nghiền hạt - Con trai ơi, con sẽ sinh lại cùng ngày với tổ tiên con” (Lời trăn
trối của tƣơng lai).
Mọi sự vật, hiện tƣợng đều phải tự bóc vỏ để sinh thành, mọi nỗ lực đều phải chiến thắng những phi lý, nghịch lý và vô nghĩa, bởi con ngƣời là một sinh tồn có điều kiện, nếu con ngƣời không tự buông xuôi trƣớc sự xâm thực, sự rạn vỡ của vũ trụ - một cảm thức hậu hiện đại xuất hiện trong thơ ông.
Sự sống bao giờ cũng bắt đầu bằng âm thanh của chính từng sự vật, hiện tƣợng. Với con ngƣời, đó là tiếng khóc chào đời, là giọng nói, đồng
nghĩa với sự sinh sôi, nhƣ những Nhịp điệu châu thổ mới - tên một bài thơ mà
ông muốn qua nó để ẩn dụ về những sinh sôi, về sự sống.
Đêm vĩ đại và linh ẩn đã chuẩn bị con đường cho Cậu Bé Những quả đồi tự xưng tên tuổi thật của mình
Tất cả thức dậy và đứng lên, những quả đồi bóng tối Thức dậy không quờ tay tìm đèn và không cả ho khan Thức dậy và rút những chân hương ra khỏi ngực mình
Thức dậy để chào đón một giọng nói
Giống nhƣ những cơn mƣa tuyết đổ xuống “lộng lẫy nhƣ lời cầu kinh” để hiện dần lên trong đêm “những ngọn núi”, “những ngọn cây”, “những mái nhà”, “những ống khói”... Và rồi mọi vật tƣởng bất động, trở thành âm bản. Vậy mà sự sống vẫn ủ mầm chờ đợi sự tái diễn niềm vui, dù khoảnh khắc tuyết có thể vẽ lại thế giới trong mắt nhìn của nhà thơ.
Và dưới tấm bản đồ trắng kia, vĩnh viễn viện bảo tàng
(Và màu trắng)
Liên tƣởng trong thơ Nguyễn Quang Thiều thƣờng gắn với sự lạ hóa. Lạ hóa ở thơ ông có giá trị nhƣ những ám gợi và ám chỉ về những vô nghĩa và vô lý của cõi ngƣời. Nó có tác dụng cảnh báo và cảnh giới cho con ngƣời trƣớc những nguy cơ của sự tha hóa và biến dạng trong nhịp sống hiện đại.
Chúng ta mang cơn khát lớn lao trên vòm trời mùa hạ những chiếc lá không mùa trổ dọc cánh tay
Chúng ta lớn lên bởi âm thanh, bởi nỗi sợ hãi Bóng tối bồi dần vào ánh sáng phì nhiêu
(Ngôn ngữ tháng Tƣ)
Nguyễn Quang Thiều tâm sự “Tôi luôn tìm cách phủ định bản thân mình của ngày hôm qua bằng những thử thách khác nhau”. Chính điều đó đã làm cho thơ ông luôn mới trong liên tƣởng, trong suy nghĩ và mới trong triết lý. Sự lạ hóa là một trong những biện pháp đổi mới thi pháp, khác với sự chân
phƣơng và hiền lành của những tập thơ đầu: “Và lúc này người mặc lá phổi
mới tay dài - Thường bay qua cánh đồng mỗi ngày cuối chiều - Và dừng lại
trên đầu - Khâu lặng lẽ những hơi thở rách”(Nhịp điệu châu thổ mới).
Nếu sự cố định thƣờng gây nên sự lặp lại, sáo mòn trong nghệ thuật thì chính sự lạ hóa lại là biện pháp đổi mới thi ca, nếu chúng thành công thì sẽ đem lại hiệu quả theo tầm đón đợi của ngƣời tiếp nhận. Đông La đã viết: “Có một sự mâu thuẫn, về trí tuệ, con ngƣời thƣờng dễ tiếp nhận những tri thức quen thuộc, nhƣng về mặt tâm lý lại luôn tò mò, thích cái lạ. Vì thế, sự lạ hóa làm tăng sức biểu đạt là một quy luật sáng tạo, chính nó đã biến những điều bình thƣờng thành thơ”. Thơ Nguyễn Quang Thiều luôn lạ hóa trong cảm quan nhƣ vậy.
Tôi đi qua những cánh đồng ngôn ngữ khác nhau với cùng câu hỏi:
- Lông cánh của những con gà bị giết
Có phủi sạch bụi trên những con gà bằng sứ kia không ?
(Về những đồ vật có trên bàn viết) Lạ hóa ở đây còn chính là sự thổi vào, gắn vào trong lòng sự vật, hiện tƣợng những thuộc tính, đặc điểm lạ, nhiều khi phi lý, hoang đƣờng. Đó là cách để Nguyễn Quang Thiều nhìn và dự báo về những gì sẽ phải xảy ra trong cuộc sống đa đoan và nhiều hệ lụy của thời hiện tại đang tiếp diễn. Thơ ông,
vì vậy, có cái nhìn hoài nghi và tự thú, tự thoại sâu sắc: “Rộng mê man, sông
Hồng, chảy bên kia giấc mơ - Tôi ra sông, tóc réo vang như lửa, bất tận trên
cánh đồng Châu Thổ”. Và từ đó, những liên tƣởng lạ hóa tiếp tục xuất hiện
nhƣ những vết loang của vô thức mà nhà thơ không thể giữ lại bên trong
đƣợc: “Vục tay xuống lòng sông, tôi dâng lên, xoè rộng - Phù xa nhiễu dài -
MÁU - chầm chậm và rên rỉ - Vục tay xuống lòng sông, tôi dâng lên, xoè
rộng, ban mai túa đầy - mí mắt tôi bờ thứ ba màu mỡ bóng tối chuyển động”.
Một liên tƣởng lạ hóa khác lại bắt đầu hiện hữu.
Trộn máu vào phù sa, trộn ban mai vào hoàng hôn, tôi nặn chiếc bình gốm
Chiếc bình chảy máu, men hoàng hôn chảy, men ban mai chảy, chảy phù sa
(Chiếc bình gốm)
Thơ Nguyễn Quang Thiều càng về sau càng gia tăng yếu tố lạ hóa. Những hình tƣợng và ý tƣởng, ngay cả tứ thơ cũng đƣợc ông tƣ duy và thể hiện bằng ngôn ngữ lạ, giàu biến ảo; tăng cƣờng yếu tố tƣợng trƣng, siêu thực để đẩy lạ hóa lên một cấp độ mới của suy nghĩ. Đó chính là những “hình thức mang tính quan niệm” nhƣ lý thuyết thi pháp học hiện đại yêu cầu.
Chúng ta ngỡ bóng tối chứa đầy vũ trụ Thực ra chỉ mỏng như màng mắt người mù Và chỉ cần bước thêm một bước
Chúng ta sẽ sáng lên sau những hãi hùng.
(Bóng tối)
Biện pháp liên tƣởng, lạ hóa trong thơ Nguyễn Quang Thiều đạt giá trị thẩm mỹ cao và lúc đầu, chúng có làm cho bạn đọc khó chịu, nhƣng càng về sau, khi tầm đón đợi của độc giả thời hiện đại đã thay đổi thì nó đƣợc mọi ngƣời chấp nhận. Và công bằng mà nói, biện pháp này trong thơ ông đƣợc các nhà thơ trẻ học tập, thể nghiệm đa dạng.
* * *
Phƣơng thức nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều đa dạng và phong phú thông qua nghệ thuật thể hiện ngôn từ mang dấu ấn sáng tạo riêng biệt. Ông đã vận dụng và phát huy tối đa bút pháp nghệ thuật linh hoạt, tích hợp làm nên những đột phá trong tƣ duy nghệ thuật. Hiện thực cuộc sống và hiện thực tâm trạng đƣợc tác giả lựa chọn thể hiện thông qua những thể thơ sở trƣờng nhƣ thơ tự do và thơ văn xuôi cùng những kiểu kết cấu mới lạ đa tầng, đa nghĩa. Từ những nỗ lực không ngừng đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu, Nguyễn Quang Thiều đã đem lại sự kết tinh riêng về tƣ tƣởng và suy nghiệm mang tính đời tƣ - thế sự sâu sắc. Đọc thơ ông, ta nhƣ đƣợc trở về với làng quê thân thuộc của mình từ thuở ấu thơ với những bài đồng dao thuở bé, đƣợc thoả sức tƣởng tƣợng qua hệ thống biểu tƣợng, biểu trƣng và các biện pháp tu từ độc đáo. Tất cả gắn với môi trƣờng sống, ý thức, quan niệm của ông về thế giới và cuộc đời. Nguyễn Quang Thiều là một hiện tƣợng mới mẻ trong nền thơ hiện đại Việt Nam.
KẾT LUẬN
Có ý kiến cho rằng thơ Nguyễn Quang Thiều là “lai căng”, là “thơ dịch xổi”, là “dịch tiếng Việt sang tiếng ta”, là “tây giả cầy” nhí nhố... Chúng tôi không cực đoan nhƣ thế. Từ trong bản chất, thơ Nguyễn Quang Thiều, về hình thức là thơ hiện đại, nhƣng về nội dung lại mang đậm bản sắc dân tộc nhƣ bất cứ nhà thơ nào. Tràn ngập trong thơ ông là cảnh vật làng quê, là tình
yêu quê hƣơng, khi xa cái làng Chùa nửa vòng Trái đất, ông còn muốn “dòng
sông dâng lên ngang trời cho tôi được nhìn thấy”. Thơ ông cũng tràn ngập
những mối quan tâm, những thao thức, những âu lo, những buồn đau… những tình cảm mang đậm nét bản sắc tâm hồn con ngƣời Việt . Ông viết nhiều về