Khuynh hƣớng lạ hóa và tự do hóa hình thức

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ nguyễn quang thiều 2015 (Trang 28 - 33)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.1.Khuynh hƣớng lạ hóa và tự do hóa hình thức

Mỗi nhà thơ có hành trình và định phận riêng để đến thành công và thƣờng là lâu dài, gian khổ. Tài năng và vốn sống, tâm hồn và vốn văn hóa, tất cả nếu cộng hƣởng và đƣợc thăng hoa trong những hoàn cảnh thuận lợi nào đó, thì thƣờng có thơ hay. Với Nguyễn Quang Thiều, những trạng thái và hoàn cảnh nhƣ thế diễn ra thuận lợi, đó là do ông biết phát huy chúng một cách tối đa, thông qua những rung cảm có thật, cộng với hƣớng đổi mới thi ca

mãnh liệt đã làm cho thơ ông luôn hiện đại và có hƣớng đi riêng. Cùng thế hệ với Nguyễn Lƣơng Ngọc, Mai Văn Phấn…, Nguyễn Quang Thiều thực sự tạo ra hiệu ứng thi ca riêng và luôn đổi mới cho đến ngày nay.

Ông xem thơ là nghiệp dĩ và sinh mệnh cuộc sống nên dành cho nó nhiều kỳ vọng nhất. Dù vậy, không phải lúc nào ông cũng thành công nhƣ mong ƣớc. Ông là một hiện tƣợng thơ ca khá đặc biệt, ngay từ thi phẩm đầu

tiên Sự mất ngủ của lửa ra mắt và đƣợc Hội Nhà văn trao giải. Theo đó,

những thi phẩm liên tiếp ra mắt bạn đọc đã đƣa ông lên vị trí những nhà thơ trẻ tiên phong đổi mới. Khen có, chê có - có ngƣời cho thơ ông ở hàng tiên phong trong sự đổi mới (số đông); ngƣợc lại, có ngƣời cho là “lai căng”, là rất “non kém về nghệ thuật” (số ít). Nhƣng nhìn chung là sự đồng vọng tiếp nhận nồng nhiệt của độc giả.

Vậy, bằng cái nhìn khách quan và nghệ thuật, thơ Nguyễn Quang Thiều có đặc điểm và giá trị gì? Đây là một việc làm không dễ nhƣng không phải là không thể, bởi mỗi bài thơ, mỗi thi phẩm đều có tính chỉnh thể tự trị của chúng thông qua ngôn từ, ngƣời đọc có thể lần tách ngữ nghĩa đích thực bên trong của chúng, dù phức tạp. Hiện tƣợng thơ Nguyễn Quang Thiều có lẽ là một hiện tƣợng đáng quan tâm đối với ngƣời đọc, kể cả giới sáng tác và phê bình chuyên nghiệp.

Khuynh hƣớng dễ nhận diện nhất của thơ Nguyễn Quang Thiều, làm nên sự khác biệt của ông, đó là ông thực hành thơ theo khuynh hƣớng lạ hóa và tự do hóa hình thức. Điều này, trƣớc đó đã có nhiều nhà thơ thể hiện và thành công, nhất là Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Bằng Việt… Nhƣng ở Nguyễn Quang Thiều, chất hiện đại và ngôn ngữ mang tính chất riêng của ông, phản ánh tình cảm và tâm thức lịch sử, tâm thức văn hóa của riêng ông.

Nguyễn Quang Thiều có năng lực sáng tạo dồi dào, nhƣng trƣớc hết là ý thức sáng tạo. Ông luôn quan sát cuộc sống ở thì hiện tại đang tiếp diễn với

tầm bao quát rộng, từ đó, chọn lọc và đƣa chất hiện thực bề bộn vào thơ một cách nghệ thuật để nói lên tính chất phức tạp và phong phú của đời sống hiện

tại. Từ Những người đàn bà gánh nước sông đến Cây ánh sáng, chính là kết

quả của quá trình trải nghiệm ấy. Tƣ tƣởng và tƣ duy thơ Nguyễn Quang Thiều đƣợc sự hỗ trợ tích cực từ vốn văn hóa, trình độ học vấn và cảm xúc chân thành. Chỉ khác là ông thể hiện cuộc sống theo khuynh hƣớng lạ hóa và tự do hóa hình thức, nhƣng không dễ dãi và đơn điệu. Ông không viết những điều để ngƣời đọc thích thú mà ông viết về những điều buộc ngƣời ta phải suy nghĩ. Có nghĩa là ông không nhìn cuộc sống một cách êm đềm, bóng bẩy, vui tƣơi mà viết nhiều những vấn đề gai góc, những bài toán lớn đặt ra trong cuộc sống. Thơ ông có xu hƣớng trình bày, bóc trần hiện thực bằng cái nhìn nhân ái, nhƣng xót xa và đậm tính chất nghi vấn, đối thoại. Ở đó, ông dẫn ngƣời đọc vào những không gian kỳ lạ với rất nhiều luồng lạch, ngõ ngách và tâm trạng khác nhau. Chúng hoàn toàn xa lạ với cách nhìn một chiều, cũ kỹ và bất biến. Vì vậy, thơ ông thƣờng tạo ra những hiệu ứng đa chiều, thích nghi cho những ngƣời thích truy tìm, khám phá. Có phải do chính điều này, mà nhiều ngƣời đã nói đến tính khó hiểu của thơ ông chăng?

Cùng với khuynh hƣớng lạ hóa là khuynh hƣớng tự do hóa hình thức câu thơ. Đây chính là thi pháp đáng chú ý ở thơ Nguyễn Quang Thiều. Nhờ thế mà hiện thực đƣợc đi vào thơ thoải mái, giúp nhà thơ có dịp so sánh, đối chiếu, hệ thống hóa và chiêm nghiệm một cách cụ thể; từ đó, khái quát và đặt vấn đề, lý giải vấn đề vừa cụ thể vừa đa dạng, vừa quen thuộc nhƣng lại vừa lạ hóa. Để hiện thực điều đó, ngôn ngữ thơ ông cũng tăng dần tính ký hiệu biểu đạt, hƣớng đến sự lạ hóa để không dẫm lên thành tựu của những nhà thơ khác. Ví nhƣ để nghĩ về chiếc bình gốm - vật dụng quen thuộc của ngƣời dân quê, ông có cách nói suy diễn lạ hóa, lại đƣợc chứa đựng bằng hình thức tự do hóa câu thơ, gây tò mò trong tiếp nhận của ngƣời đọc.

Rộng mê man, sông Hồng, chảy bên kia giấc mơ

Tôi ra sông, tóc réo vang như lửa, bất tận trên cánh đồng Châu Thổ. Vục tay xuống lòng sông, tôi dâng lên, xoè rộng

Phù xa nhiễu dài – MÁU - chầm chậm và rên rỉ

Vục tay xuống lòng sông, tôi dâng lên, xoè rộng, ban mai túa đầy mí mắt tôi bờ thứ ba màu mỡ bóng tối chuyển động.

Trộn máu vào phù sa, trộn ban mai vào hòang hôn, tôi nặn

chiếc bình gốm Chiếc bình chảy máu, men hoàng hôn chảy, men ban mai chảy,

chảy phù sa Tôi ra sông lấy lòng tay múc một miền nước lớn

Sông Hồng mê man rộng, chảy bên này giấc mơ

(Chiếc bình gốm)

Khổ thơ trên buộc ngƣời đọc phải huy động sức tƣởng tƣợng, liên tƣởng và suy luận mới mong hiểu đƣợc. Điều này, trong lĩnh vực nghệ thuật

thi ca, thơ Nguyễn Quang Thiều đã tạo ra chức năng và ý nghĩa kép: về mặt lý

trí - ảo ẩn, khó nắm bắt, nhƣng về mặt tâm lý, lại gây sự tò mò, thích thú cho

ngƣời đọc. Vì thế, sự lạ hóa làm tăng ấn tƣợng và sức biểu đạt chính là một quy luật của sáng tạo nghệ thuật; chính nó đã biến những điều bình thƣờng thành thơ, thành những hình tƣợng mang nghĩa.

Lạ hóa và tự do hóa hình thức câu thơ đƣợc Nguyễn Quang Thiều thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau: từ ngôn ngữ, hình ảnh, đến ý tƣởng. Ông luôn

gắn cho sự vật, hiện tƣợng những đặc tính khác lạ, bất ngờ: “Những chân trời

lại” (Dƣới trăng và một bậc cửa). Nói về những ngƣời đàn bà gánh nƣớc

sông, ông có những liên hệ lạ: “Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé

bỏng chơi vơi - Bàn tay kia bấu vào mây trắng”. Biện pháp tu từ mà Nguyễn

Quang Thiều thƣờng sử dụng tối đa là nhân hóa: “Chiếc áo cần cù xé ra băng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vết thương mùa màng hổ thẹn” (Hòa âm của những đa bào), “Những cánh

buồm khổ đau tự xé tự vá lại mình” (Dòng sông)… Nhìn vào đâu, Nguyễn

Quang Thiều cũng biến chúng thành những thông điệp mới, thông qua những

hình ảnh, hình tƣợng lạ hóa, bất ngờ: “Những dòng sông tự cào tướp họng

(Con bống đen đẻ trứng), “Ánh đêm đoan trang đang bảo ban những dòng

sông lười chảy” (Bình minh đang lên)…

Sự lạ hóa và tự do hóa hình thức nói trên điểm xuyết trong thơ Nguyễn Quang Thiều, làm thành khuynh hƣớng mang nét riêng, đa dạng nhƣng thống nhất trong thi giới của ông. Lạ hóa lồng trong lạ hóa, tự do hóa tạo những lạ hóa mới, làm tăng hiệu ứng thẩm mỹ cho thơ. Nhƣng không phải ai cũng có cùng mặt bằng tri thức nghệ thuật để tiếp nhận thi ca Nguyễn Quang Thiều.

Có thể minh họa bằng một khổ thơ nữa để thấy sự thống nhất, nhƣng đa

dạng của thơ Nguyễn Quang Thiều: “Trên mảng tường ẩm mốc - Bầy kiến

lang thang theo tri giác của mình - Con đường kiến - miên man cơn sốt - Những con kiến tí hon với cái đầu vĩ đại - Đi về đâu những điều đúng trong trăng - Đi về đâu những điều sai trong trăng - Và ôi, con dế mèn lãng du - Hãy vì đồng loại mày trong đêm mê dại này mà đừng vuốt râu - Chiếc đàn

hình lá cỏ - Bài ca xanh ngập ngụa lối mòn” (Dƣới trăng và một bậc cửa).

Những đối lập bản thể ở đây nói lên điều gì? Sự đấu tranh sinh tồn của thế giới loài vật có gì khác với thế giới con ngƣời? Thơ Nguyễn Quang Thiều bao giờ cũng tác động vào lý tính trƣớc tình cảm của ngƣời đọc là vậy.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ nguyễn quang thiều 2015 (Trang 28 - 33)