Cái tôi trữ tình triết lý, chiêm cảm

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ nguyễn quang thiều 2015 (Trang 46 - 54)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Cái tôi trữ tình triết lý, chiêm cảm

Trong quá trình sáng tạo thơ, “Nhà thơ là nhân vật chính, là hình bóng trung tâm, là cái tôi bao quát trong toàn bộ sáng tác. Những sự kiện, hành động và tâm tình trong cuộc đời riêng cũng in đậm nét trong thơ” [40, tr.15]. Tuy nhiên, cái tôi trữ tình - nhà thơ và cái tôi trữ tình trong thơ không hề đồng nhất. Cái tôi nhà thơ ngoài đời thuộc phạm trù xã hội còn cái tôi trữ tình trong thơ thuộc phạm trù nghệ thuật. “Cái tôi trữ tình là cái tôi nhà thơ đã đƣợc nghệ thuật hóa và trở thành một yếu tố nghệ thuật phổ quát trong thơ trữ tình” [40, tr.15]. Từ đó, nhà thơ từ mình nhìn ra ngƣời khác với một nhu cầu triết lý, chiêm nghiệm.

Nếu cái tôi đời tƣ, thế sự trong thơ Nguyễn Quang Thiều đầy khắc khoải, cô đơn với nỗi buồn thực chứng để củng cố niềm tin làm ấm lòng ngƣời, thì cái tôi trữ tình triết lý, chiêm cảm lại hƣớng về nhân sinh, về khách thể với cách chiếm lĩnh và lý giải riêng: nhiều trở trăn, khát khao và giao cảm.

Những Đêm gần sáng là lúc thi nhân đối diện với chính mình để tự thoại và tự thú về những gì nhà thơ nghi vấn.

Tôi đã sống những đêm gần sáng

Một chút lạnh cuối đêm, một chút ấm sang ngày Nuối tiếc vầng trăng đi, mong mặt trời buổi sớm Tôi như cỏ trong vườn cần hai khoảng thời gian Đêm như câu thơ, ngày như miếng bánh

Hai nỗi niềm trong tôi năm tháng dày vò Đêm chớp biển đường chân trời giật sáng Đường chân trời run rẩy nhịp thời gian

Thơ đƣơng đại không ngừng mở rộng về hƣớng suy tƣởng, triết lý. Thơ đƣợc quan niệm nhƣ một hình thức tự vấn, phản tỉnh trƣớc cuộc đời. Nhƣng trƣớc hết, để cộng cảm và tìm đƣợc những trải nghiệm từ cuộc sống, nhà thơ phải “đem” cái tôi của mình nhập vào mọi vật xung quanh, phân thân thành những trạng thái khác nhau để thể hiện mọi cảm xúc.

Nguyễn Quang Thiều ƣớc ao đƣợc hoan ca cùng vũ trụ, đất trời. Ông muốn mình đƣợc nhập mọi vật để đƣợc thấu hiểu những lẽ sâu kín từ cuộc sống mà mình trải nghiệm. Giấu đằng sau những câu thơ trải rộng, là những diễn giải về triết lý cuộc đời mà ông cảm nghiệm đƣợc. Tƣ duy thơ Nguyễn Quang Thiều thoả sức bung phá, đào sâu vào những miền tâm tƣởng để mở tung mọi cánh cửa tâm thức cho ngƣời đọc.

Bây giờ là mùa đông cuối cùng của thế kỷ này, chúng ta đang đi hết con đường này

Chúng ta đẹp như ban mai, đầy ước mơ sinh nở ý nghĩ ấy vụt qua, bầu trời chợt mở

chúng ta đi lên đỉnh đồi, đi về phía trời xanh

những cái cây cổ thụ như Người cha vĩ đại cúi nhìn

trong hơi ấm nồng nàn của gỗ, nỗi sợ hãi chúng ta tan biến chỉ còn thổn thức, nước mắt loang chảy trên đôi môi rạng ngời Và bây giờ giọng chúng ta vang trên những cành cây lưng trời.

(Những ngọn đồi ban mai)

Tình yêu cuộc sống, sự khát khao giao cảm với đời là niềm đam mê cháy bỏng của cái tôi trữ tình triết lý, chiêm cảm Nguyễn Quang Thiều. Nhìn những con cá ƣớp trong những chiếc chum sành, ông thấy sự hồi sinh của

chính nó và cả trong dòng suy tƣởng của mình: “Chiếc chum sành lắc lư -

những con cá ướp - phun chảy những dòng trứng - nở ra những con cá - trong dòng hải lưu suy tưởng bất tận của tôi.” (Những con cá ƣớp). Đồng hiện đàn bò đi trong đêm đến ban mai, đến đƣờng cày cuối cùng, tƣởng nhƣ chúng đã tan vào ánh sáng và chỉ còn lại những linh hồn của chúng đang lang thang trong những con bò khác. Đó là liên tƣởng đậm màu sắc huyền thoại, để

tác giả chiêm nghiệm về lẽ sống của mọi sinh vật ở đời: “Chúng đã đi hết

đường cày cuối cùng - Những chiếc ách biến mất gần sáng - Dấu chân chúng

đã điểm chỉ - Trên những cánh đồng thế gian. Điều phi lý trong thực tế lại

chính là điều hợp lý trong tƣởng tƣợng.

Trong ban mai đàn bò mỗi lúc vàng rực Và tan vào ánh sáng

Những tiếng rống vọng lại

Dàn kèn đồng trong xóm đạo nhỏ đang tập buổi cuối cùng

để đón lễ phục sinh

linh hồn của đàn bò bay trên cánh đồng của những con bò khác.

(Linh hồn những con bò)

Nhìn vào mỗi sự vật, hiện tƣợng, Nguyễn Quang Thiều luôn có cái nhìn đa phân, biến ảo, có khi logic, có khi phi logic. Triết lý, chiêm cảm kiểu Nguyễn Quang Thiều thƣờng đƣợc ông vận dụng từ các nguồn tƣ tƣởng triết học khác nhau, rồi biến ảo chúng theo phạm trù nghệ thuật, qua ngôn ngữ thi ca cũng biến ảo, đa dạng để làm bật lên ý nghĩa bất ngờ, có khi khó hiểu,

nhƣng lại gợi suy tƣởng trong ngƣời đọc: “Không thể tìm lại trong chiếc

gương cũ gương mặt xưa của mình - Mọi chiếc gương không mang ký ức -

Một người đàn bà khác xấu xí và kỳ dị - giờ nhảy múa trên gương mặt người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đàn bà. Một ký ức hiện về trong nhạt nhòa đƣợc tác giả khắc họa một cách lạ

lùng, ảo ảnh: “Người đàn bà đập vỡ chiếc gương thành trăm mảnh trong cơn

tuyệt vọng - Vẫn không tìm lại được dù một mẩu quá khứ - Và một trăm người đàn bà xấu xí và kỳ dị được sinh ra - Với trái tim giá băng trong bóng đêm nhảy múa. - Từng bước, từng bước nàng đến gần người đàn bà xấu xí và giá lạnh - Miệng nàng thốt lên tiếng đau đớn yêu thương - Ngay lúc đó nàng nhận ra gương mặt người đàn bà kỳ dị - Chỉ là tấm vải tối màu bọc gương

mặt thuở xưa” (Chiếc gƣơng).

Đọc thơ Nguyễn Quang Thiều, đâu đâu ta cũng thấy ông nhập vai vào khách thể, từ thế giới sinh vật cỏ, cây, hoa, lá… đến các hiện tƣợng tự nhiên nhƣ mƣa, nắng, gió, trăng để liên hệ, so sánh. Mỗi sự nhập vai nhà thơ gắn vào chúng một chiều sâu suy tƣởng. Có khi ông gọi đó là trò chơi của ảo giác:

Không. Bàn tay chúng ta chuyển động. Không. Cái ly chuyển động - Không.

Rượu chuyển động. Không. Đôi chân chúng ta chuyển động. Không. - Con tàu chuyển động. Không. Nhà ga chuyển động - Không. Thành phố chuyển động.

Không. Con cá bơi - Không. Nước bơi. Không. Dòng sông bơi. Không. - Con chim bay. Không. Cái cây bay. Không. Bầu trời bay - Không. Tất cả không.

Chỉ cái chết chuyển động - Và mang theo chúng ta.” (Trò chơi của ảo giác).

Nghĩ về các vị vua từng ngự trị quyền uy trong lịch sử, Nguyễn Quang

Thiềungẫm suy về họ và không khỏi ngậm ngùi thƣơng xót cho sự ngắn ngủi

của họ trong lòng nhân dân. Hào quang vĩ đại một thời, giờ chỉ là hƣ ảo:

Đêm đêm ngọn gió thời đại ấy trở về rền rĩ cho tới sáng - Nỗi tuyệt vọng của

nhà vua không thể trường sinh - Ngai vàng vẫn còn kia, quyền lực biến mất

trong nấm mồ - Người ngự trị một thời đại nhưng không ngự trị nổi giấc mơ.

Quyền lực chỉ là nấm mồ, không chống nổi cỏ mùa xuân xóa vết, không ngời lên dƣới ánh nắng trời rực rỡ của thiên nhiên.

Cỗ xe lịch sử vẫn lăn và trên vệt lằn bánh xe

Cỏ vươn lên trong quyền năng của mùa xuân bí ẩn Những linh hồn ngự y vẫn trồng thần dược

Và linh hồn nhà vua vẫn uống thuốc đúng giờ

Trong hoang tàn của những lăng tẩm một bầy trẻ ùa vào với gương mặt không dấu vết gì của thời đại suy tàn chúng đuổi nhau, nô đùa, cười vang và hát

dưới bầu trời lớn lao ngập ánh sáng vĩnh hằng

(Trong khu vƣờn hoang tàn của quyền lực)

Trong hành trình tìm kiếm hiện sinh đời ngƣời, Nguyễn Quang Thiều, đã giàu có và bừng ngộ trƣớc bao nhiêu chân lý và quan hệ. Các phạm trù triết lý nhƣ: sự sống và cái chết, quá khứ và hiện tại, vĩnh cửu và thoáng chốc, hữu lý và phi lý… đƣợc Nguyễn Quang Thiều tri nhận và thể hiện bằng ngôn ngữ thơ ảo ẩn và trùng phức, nên nhiều lúc ngƣời đọc khó nhận ra, nhƣng càng đọc, càng suy ngẫm thì chúng đều có giá trị chiêm nghiệm về cuộc sống và

nhân sinh rất sâu sắc.

Đâu đấy ánh sáng không bao giờ tắt trong cả những đêm

Và sự chuyển động mỗi lúc một mãnh liệt trong cái kén bất động Rồi đột ngột xuất hiện, trong sự chờ đợi của đất đai, của cây cỏ và bầu trời một sự sống diệu kỳ với vẻ đẹp mong manh

Đâu đấy, không chỉ một đâu đấy, mà tràn ngập bất tận Từ bóng tối đến ánh sáng, mở ra những cánh bướm

Và theo luồng hơi thở ấm áp và rộng lớn của tháng Giêng Chúng mang vẻ đẹp của đời sống đi khắp thế gian

Mà không để lại một tiếng động nhỏ

(Những cánh bƣớm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng cƣờng tính triết luận và tính suy tƣởng vào thơ là mong ƣớc và đích đến của các nhà thơ. Bằng tài năng và vốn sống, vốn văn hóa - nghệ thuật của mình, với vốn ngôn ngữ nhuần nhuyễn, mỗi nhà thơ đều có ý hƣớng thể hiện chiều sâu tƣ tƣởng và triết lý của mình một cách mới mẻ, độc đáo. Điều này cũng đƣợc nhà nghiên cứu Hồ Thế Hà xác quyết: “Nhà thơ nào có vốn văn hoá, vốn triết học càng cao và biết vận dụng nó trong sáng tạo để hình thành kiểu tƣ duy độc đáo đậm đặc mang cá tính riêng thì đƣợc xem nhƣ là nhà thơ trí tuệ, nhà thơ triết lý” [10]. Nguyễn Quang Thiều, bằng kiểu tƣ duy đối lập đã nói lên những nghịch lý của vũ trụ trong con mắt triết học phi

lý. Ông đã tả dòng sông một cách hƣ vô trong bóng tối: “Bóng tối nuốt chửng

dòng chảy mọi con sông - Tôi sợ hãi bởi ý nghĩ này - Chúng ta mang cảm

giác bị xóa mất - khỏi thế gian trong sự lãng quên - Nhưng không phải lãng

quên mà sự lặng im - Chúng ta từng hoảng loạn và bỏ chạy - Từ nơi chốn

cuối cùng ngước lên và thấy - những cái cây vút thẳng, câm lặng ý chí vĩnh

vật đã vốn nhƣ thế.

Với những bước chân trong nghi lễ trọng đại Tôi bước tới cái cây đời sống

Mọc vượt qua bóng tối Tán lá vĩ đại tỏa sáng

Chúng ta ngỡ bóng tối chứa đầy vũ trụ Thực ra chỉ mỏng như màng mắt người mù Và chỉ cần bước thêm một bước

Chúng ta sẽ sáng lên sau những hãi hùng.

(Bóng tối)

Nguyễn Quang Thiều luôn tự vấn, tự thú với chính mình bằng cái nhìn va chạm, đối lập. Thời gian luôn diễn ra theo quy luật của chính nó. Và con ngƣời không thể nào quay ngƣợc đƣợc chiều của thời gian. Duy chỉ có nghệ thuật mới làm đƣợc điều đó. Thơ đƣợc gọi là nghệ thuật thời gian, phải chăng

còn với ý nghĩa nhƣ thế nữa?: “Vào lúc ban mai anh sẽ ra đi khỏi thế gian này

- Em đừng khóc, đừng thay đổi những chiếc ghế chúng ta thường ngồi trong

bóng tối - Đừng thay đổi những lý do, đừng thay đổi những sợ hãi - Đừng

thay đổi cả những cái cây chết ở góc vườn - Em đừng khóc, đừng bao giờ

khóc về chuyến đi này, hãy nhìn ra cửa sổ - Anh sẽ ra đi từ đấy, một ngôi sao

lấp lánh từ đêm anh sinh ra. Vậy là, sự sống ở đâu đó vẫn cao hơn cái chết.

Tinh thần của sự sống sẽ tồn tại trong những ngƣời biết sống, ngay cả khi họ không còn có mặt trên đời.

Vào lúc ban mai anh sẽ ra đi khỏi thế gian này, chuyến đi kỳ vĩ

Cờ sẽ rực rỡ biết nhường nào, âm nhạc sẽ tinh khiết đến nhường nào Giống cậu bé ham chơi trốn cha mẹ ra khỏi giường ngủ, anh đi bằng

Và cúi xuống bên em đang thiếp ngủ, thì thầm anh nói:

Đời sống này đôi lúc buồn hơn cái chết.

(Buồn hơn cái chết)

Nếu sự chiêm nghiệm, triết lý trong thơ Nguyễn Trọng Tạo, Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng thƣờng nhức nhối về niềm tin khi đứng trƣớc các giá trị chuẩn mực bị “đổ ngã”, con ngƣời chƣa thích ứng với đời sống thời hậu chiến, thì sự chiêm nghiệm, triết lý trong thơ Nguyễn Quang Thiều cũng có những nội dung nhƣ thế, nhƣng ở ông, hiện đại, lạ hóa hơn, đa tầng hơn. Bằng chất giọng lãng mạn và sự trải nghiệm riêng, Nguyễn Trọng Tạo thể hiện những

suy nghĩ sâu lắng: “niềm vui rồi dễ phai nhanh - cuộc đời lắng lại long lanh

nỗi buồn - em mù sương anh mù sương - ngôi sao buồn ấy vẫn thường hiện

lên” (Ngôi sao buồn). Còn Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng thì trầm tƣ, chiêm nghiệm

về sự hiện hữu của thời gian sống đời ngƣời, ngay cả khi họ đã đi về xứ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

không màu: “Rồi sẽ một ngày trắng tóc - Nhưng lòng anh vẫn không nguôi -

Thời gian sao mà xuẩn ngốc - Mới thôi, đã một đời người” (Dù năm dù

tháng). Nguyễn Quang Thiều cũng triết lý, nhƣng thấy sự ra đi của thời gian không chỉ nhƣ ngọn gió, nhƣ dòng nƣớc, nhƣ bóng câu… nhƣ thơ ca xƣa nay thƣờng ví, mà ông nghiệm suy nó qua chính bàn tay của thời gian. Đây là một

ẩn dụ mới, nơi có: “Hoa tường vi trên tường nở rộ - Một con sơn ca rũ say

trong tiếng hót chính mình”. Nơi bàn tay thiên nhiên ấy, mọi vật đều hồi sinh

bằng sức sống diệu kỳ, mơ mộng của chúng.

Đấy là ngày cây sinh hạ tất cả những chiếc lá và dòng hoa từ ruột gỗ tuôn chảy ra không ngừng Đấy là ngày lũ trẻ thôn quê lấy những viên sỏi trắng Bày một trò chơi xưa ở giữa hai người

Và mùa hạ đổ về cơn lũ khổng lồ ánh sáng Những chiếc tổ tung lên trời ngàn vạn cánh chim

Một bàn tay vô hình xoay khẽ thời gian làm hai người biến mất Trên cánh đồng lấp lánh nước và hoa

(Bàn tay của thời gian)

Cái tôi trữ tình triết lý - chiêm cảm trong thơ Nguyễn Quang Thiều hiện đại, phức hợp, không dễ nắm bắt. Bởi ông luôn thể hiện chúng bằng cảm quan nghệ thuật phong phú và linh hoạt, thể hiện đƣợc cốt cách thi sĩ giàu tiềm năng trí tuệ và cảm xúc.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ nguyễn quang thiều 2015 (Trang 46 - 54)