NGÔN NGỮ THƠ, GIỌNG ĐIỆU THƠ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ nguyễn quang thiều 2015 (Trang 95)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.NGÔN NGỮ THƠ, GIỌNG ĐIỆU THƠ

3.2.1. Ngôn ngữ thơ

Ngôn ngữ là vỏ vật chất của tƣ duy, “sự vận động của ngôn ngữ nghệ

thuật là biểu hiện trực tiếp của quá trình tư duy”. Nghệ thuật ngôn từ trong

thơ là nghệ thuật kiến trúc từ ngữ vất vả và khó khăn nhất nhằm mang lại những hiệu quả thẩm mỹ nhất định mà nhà thơ Lê Đạt gọi là ngƣời “phu chữ”. Nó phản ánh cuộc sống và con ngƣời thông qua ý thức thẩm mỹ cá nhân của chủ thể sáng tạo. Để tạo nên một thi phẩm, nhà thơ vận dụng và dung hợp nhiều phƣơng tiện ngôn ngữ thuộc nhiều phong cách chức năng khác nhau, nhƣng tuỳ theo hoàn cảnh, sở thích, đặc điểm tâm lý và ý đồ sáng tạo riêng. Với Nguyễn Quang Thiều, ông có cách tổ chức ngôn ngữ thơ riêng theo tạng và vốn văn hóa, vốn ngôn ngữ của mình: “thơ hoá” ngôn ngữ đời thƣờng, tăng cƣờng các biện pháp tu từ nhƣ so sánh ẩn dụ, biện pháp liên tƣởng, lạ hóa… Chúng tôi cảm nhận và khai thác ngôn ngữ thơ Nguyễn Quang Thiều ở các dạng nhƣ sau:

a. Ngôn ngữ đời thường giàu chất tự sự và giãi bày

Thơ Nguyễn Quang Thiều là thơ tự do và thơ văn xuôi nên kéo theo một đặc điểm ngôn ngữ là trần trụi, gần gũi với đời sống hằng ngày, nhƣng không phải là nôm na, dễ dãi. Nó đan xen giữa tính mƣợt mà, trữ tình và giãi bày, tự sự theo diễn ngôn riêng của ông. Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ Nguyễn Quang Thiều thƣờng ở tứ thơ và các biện pháp tu từ đặc sắc. Với chất hoài niệm và đồng hiện, ngôn từ trong thơ ông giản dị, gần gũi nhƣng có khả năng vực dậy những kỷ niệm và văn hóa làng quê trong cuộc sống hiện tại. Nguyễn Quang Thiều đã đƣa thơ về với đời thƣờng nơi làng quê yêu dấu của ông. Trong thơ ông, nhiều lần ta bắt gặp những âm thanh và hình ảnh quen thuộc:

tiếng chuột nhắt cắn thóc”, “chiếc bình gốm cổ”, “dấu chân chú bê vàng lạc

mụ phù thủy đã biến ta thành một chú bê”, “bầy ốc sên bò qua giấc ngủ của

cỏ”, “đuôi cá mềm quẫy tung nước làm bỏng rát mặt ta”… Số lƣợng lớp từ

này diễn tả đời sống nông thôn và cả đời sống thành thị chiếm tỷ lệ khá lớn. Điều đó làm cho thơ ông gần gũi với đời thƣờng ân nghĩa quanh đời, nhất là khi ông làm sống dậy ký ức của làng Chùa ám ảnh tuổi thơ ông.

Những người đàn bà góa bụa làng tôi - những ví dụ - chân không giày không dép. Họ tránh con đường dẫn đến những đêm trăng. Bầu vú họ mệt mỏi nằm ngoẹo đầu và trở lên nghễnh ngãng, không còn nghe được tiếng gọi đàn ông nồng mùi thuốc lào và ruộng bùn ngai ngái, trong những đêm gió từng đôi quấn nhau qua vườn hổn hển. Chỉ tiếng chuột nhắt cắn thóc trong những chiếc áo quan gỗ gạo đóng sẵn làm họ thức giấc. Và họ nằm lo âu trong tiếng mọt cắn gỗ vọng ra từ cỗ áo quan.

(Những ví dụ)

Thơ Nguyễn Quang Thiều không cầu kì, bóng bẩy, nhƣng lại giàu hình ảnh, hình tƣợng, đƣợc tác giả đặt trong nhiều kỷ niệm và quan hệ nên liền mạch, thể hiện cái nhìn về cuộc sống đa phƣơng, đa tầng với quan niệm thẩm

mỹ riêng, không lẫn với những nhà thơ khác: “Về từ bên kia sông, từ đỉnh núi

xa - Đang ngủ hay đang chết trong mưa chiều tháng Bảy - Nước đang nói

trên mái nhà trầm mặc - Đang chết hay đang ngủ, không cần phải dày vò.

Chỉ thấy phía chân trời sấm dậy phủ đồng xa.

Không còn ai trên cánh đồng mù mắt Bà tôi đâu, đòn gánh gãy đâu rồi Sấm mất giọng, đỉnh núi già mất bóng Mất hay còn, than thở để làm chi Chỉ còn nước đang bò qua bậc cửa Vừa bò vừa thăm dò sự im lặng của tôi Nước đục quá, cá loạn đường của cá

Tôi viết tên tôi lên văn bản không đèn

(Văn bản lần thứ nhất)

Nhƣng sử dụng kiểu ngôn ngữ này cũng đặt ra một thử thách đối với ngƣời viết, vì nếu không linh hoạt và chân thật thì sẽ dễ nhàm chán và đơn điệu; nhiều khi lặp lại, trở nên sáo mòn. Công bằng mà nói, Nguyễn Quang Thiều không rơi vào trƣờng hợp này, vì ông biết điều tiết và lồng vào nó những tứ thơ mới, những cấu trúc mới. Nếu so sánh ở Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Duy và Nguyễn Trọng Tạo, ta sẽ thấy sự khác nhau. Nguyễn Duy xem thơ là sự cóp nhặt ngôn ngữ đời thƣờng, giữ nguyên sự thô ráp, sống sít,

chua ngoa, sỗ sàng: “Giường vãng lai chợ đài thọ Chí Phèo yêu Thị Nở -

phản hàng thịt tênh hênh nhằng nhịt vết dao nhờn nhợt dầu mỡ” (Liền anh

liền chị). Còn Nguyễn Trọng Tạo, mặc dù xem thơ cần sự giản dị, nhƣng

ngôn ngữ thơ ông ít bỗ bã, vẫn giữ tính mực thƣớc: “hình như đời ưa nịnh ưa

ngợi ca - thì sự thật cũng chỉ là ảo ảnh - người trồng hoa vẩy nước hoa cho hoa - người ngồi ghế ngày ngày tô lại nghế - giá trị cứ đổi thay. Ta cứ tin như

thế” (Điều bình thƣờng lạ lẫm). Còn Nguyễn Quang Thiều, đằng sau lớp ngôn

ngữ bình dị là một cảm xúc đột hứng, táo bạo, mang tính phản biện cuộc sống cao nên có hiệu quả thẩm mỹ bất ngờ.

Ngôi nhà mang đời sống mới

Bữa tiệc tự do đang giục giã nhóm lò

Mang đời sống mới chiếc giường, bàn ghế, và cốc, chén Trên dây phơi một đời sống mới, trên sân, lối ra, vườn và rau cải đắng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đời sống mới khua vang bát đĩa, trầm trầm củi khô, và háo hức ấm đun nước

Đời sống mới rạng ngời gạo, rực rỡ ớt và lấp lánh lưỡi mới của dao Đời sống mới những gương mặt, những bước chân, những

thì thào qua dậu

Những ngọn đèn sáng mới một đời sống và khói mới những nén hương

(Nhịp điệu châu thổ mới)

Với những hình ảnh, ngôn từ đậm chất đời thƣờng nhƣ trên, thơ Nguyễn Quang Thiều có cách diễn đạt theo kiểu giãi bày tự sự kiểu văn xuôi:

Những tháng năm trú ngụ của bầy chim khu vườn luôn thoảng thốt. Bầy

chim không lúc nào ngớt những lo âu phiền muộn dày vò. Chúng thường mê sảng và hét toáng trong đêm. Chúng gầy rộc vì mất ngủ và buổi sáng thường dậy muộn. Thay vào những tiếng hót ban mai là những tiếng ho đặc đờm cổ họng. Chúng đã gắng sức ở lại với khu vườn. Sự ra đi nào cũng làm chúng

không chịu đựng nổi” (Nhân chứng của một cái chết - Khúc mƣời tám).

Ngôn ngữ thơ tự do và thơ văn xuôi Nguyễn Quang Thiều nhìn chung đƣợc cấu trúc nhƣ nhau. Chúng đều có khuynh hƣớng tự do hóa hình thức câu thơ và dung nạp hiện thực đời sống vào thơ ồ ạt. Chỉ có điều, trong thơ văn xuôi, ông không tổ chức xuống dòng mà viết liền mạch, phủ tràn trang giấy thành những đoạn tƣơng đối dài để diễn đạt hết cảm xúc và tâm trạng tuôn chảy của mình. Những quy luật ngữ pháp và âm thanh của câu thơ, khổ thơ tự nó hoán cải trong chính cấu trúc nội tại của chúng.

Họ cất tiếng và bóng tối rung lên như mảng tường sắp đổ. Ngôn ngữ họ bay lượn khoảng tối trên đầu. Họ nói về đất đai, về những cơn mưa nhiệt đới miên man. Họ nói về những mùa màng sấm chớp và những lưỡi cày nhiệt thành, khát vọng. Họ nói về những thung lũng thẫm cây, những đỉnh núi mù mây. Họ nói về những buổi tối nặng nề như bánh xe trâu, lăn chậm chạp trên đường giống đôi đũa mộc.

Việc Nguyễn Quang Thiều dùng lớp ngôn ngữ văn xuôi vào thơ đã tạo ra cách diễn ngôn rất riêng của ông, muốn giải phóng cho thơ thoát khỏi những ràng buộc của ngôn ngữ cũ. Đó chính là ý hƣớng đổi mới hình thức và tƣ duy thơ Nguyễn Quang Thiều.

b. Ngôn ngữ suy nghiệm giàu sức liên tưởng và đa nghĩa

Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất làm nên thế giới nghệ thuật thơ. Mỗi nhà

thơ đều xem ngôn ngữ là sự sống còn của sáng tạo. Lê Đạt gọi nhà thơ là

ngƣời “phu chữ”, chữ bầu lên nhà thơ. Nguyễn Quang Thiều là nhà thơ hiện đại, có vốn sống và vốn văn hóa rộng. Ông không thể không lao động chữ nghĩa công phu và nghiêm túc. Ông gia tăng chất sống vào thơ trên cơ sở tìm tòi ngôn ngữ để nó chuyển tải thông điệp ý nghĩa tốt nhất cho ngƣời đọc. Thơ ông kết hợp đƣợc hai tính chất bản chất của ngôn ngữ, đó là: nó vừa gần gũi với ngôn ngữ đời thƣờng nhƣng không phải đời thƣờng dễ dãi, nôm na, mà chứa đựng những nội dung tình cảm có tính chiêm nghiệm, triết lý, giúp

ngƣời đọc cùng suy ngẫm, đồng cảm: “Cơn mưa không thể kéo dài mãi mãi -

Tôi phải đến những vụ gieo trồng của cánh đồng bên kia - Bên kia, những lưỡi cày đang được đất dạy dỗ - Bên kia, những nông dân quỳ sụp nghe đất đặt tên - Bên kia, những hạt giống được tắm rửa và đặt vào võng cỏ - Bên kia,

những đám mây già nhàn rỗi mắc bệnh ngủ gật thường trôi qua cánh đồng”.

Điều còn lại là con ngƣời không đƣợc ngờ vực những gì đã hiện hữu và không đƣợc vô cảm. Hãy đến với những gì mình phải đến và chấp nhận.

Tôi phải đến, không được băn khoăn về đồ đạc của mình

Không được ngờ vực trước cái nhìn lạnh lùng của dòng sông khó tính Không được sợ, không được hoảng hốt tìm lối chạy về làng

Khi bóng tối giơ những ngón tay bí ẩn khổng lồ rờ lên mí mắt Tôi phải đến. Và điều quan trọng nhất:

Không được khóc và không được hát.

Thơ Nguyễn Quang Thiều là những chỉnh thể mỹ học đầy cảm xúc, mang giá trị ngữ nghĩa đa dạng. Nó đƣợc hình thành từ trong trí tƣởng tƣợng và vốn sống phong phú, vốn từ vựng đặc sắc riêng của ông. Tuy là thơ tự do, nhƣng ngôn ngữ thơ Nguyễn Quang Thiều cô đọng, súc tích nên sinh động, đa nghĩa. Tính hàm súc đƣợc gợi lên trong thơ ông chính là nỗi khao khát muốn bộc lộ cái tôi cá nhân qua cách cảm nhận từng sự vật và hiện tƣợng:

“Thế gian những dòng sông chảy, những cây thông - thì thầm, những đứa trẻ khóc, những chàng trai chết, những đàn bà - sợ hãi, những ô cửa chạy trốn vào những hốc mắt - Thánh đường Thomas More ngọn nến run rẩy. Những ngôi sao xa xôi - Một con đường ngập máu một bàn tay nhỏ - bám chặt những

ngọn cỏ như bám tóc người mẹ. Từ đó, ông nghĩ về bóng tối của nửa thế giới

còn lại trong đêm mà ở đó, con ngƣời cầu nguyện cho những gì tốt đẹp.

Thế gian vẫn trôi một nửa trong bóng tối. Một con chim trong lùm cây không ngủ đều đều tiếng kêu buồn bã.

Những người thiên chúa giáo, những người hồi giáo, phật giáo vẫn rì rầm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lời nguyện cầu và người đàn ông xa lạ vẫn đứng

trong góc tối thánh đường đôi mắt khép lại như thiếp ngủ.

(Lời cầu nguyện ở thánh đƣờng Thomas More)

Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Quang Thiều lắng đọng cảm xúc nhờ những hình ảnh và hình tƣợng mang tính biểu tƣợng, biểu trƣng nên nghĩa hàm ngôn

hiện ra sâu sắc, gợi những liên tƣởng bất ngờ: “Bản thánh ca từ trời cao vang

trên những ngọn đồi - dọc bờ sông - trên những ngọn cây, bên hàng rào gỗ - trên con đường chạy qua khu vườn, bên những ô cửa sổ - bản thánh ca của

tuyết, bấy giờ lúc nửa đêm.” (Tuyết lúc nửa đêm).

Nhờ sự liên tƣởng dồi dào và tăng cƣờng tính suy nghiệm cá nhân mà ngôn ngữ thơ Nguyễn Quang Thiều nói đƣợc nhiều điều mang tính nhức nhối

của cuộc sống và kinh nghiệm quan hệ của con ngƣời, ý nghĩa bồi đắp cho nhau qua những cụm từ mới và những liên tƣởng bất ngờ. Chất thơ, vì vậy mà linh hoạt, hàm ngôn.

Chàng trở thành kẻ điên khùng của thế giới câm ngọng Và luôn luôn mang gương mặt của đứa trẻ đau ốm Nhưng đêm đêm đầu chàng lắc lư một quả chuông lớn Tiếng nó làm rung những vòm cây và những ngọn đồi

(Nhà thơ)

Ngôn ngữ thơ ông tự do biến ảo, gợi những liên tƣởng đa tàng, đa nghĩa, biểu hiện những va chạm, sinh thành của cuộc sống và con ngƣời hiện

đại: “Không. Bàn tay chúng ta chuyển động. Không. Cái ly chuyển động -

Không. Rượu chuyển động. Không. Đôi chân chúng ta chuyển động. Không -

Con tàu chuyển động. Không. Nhà ga chuyển động - Không. Thành phố

chuyển động. - Không. Con cá bơi - Không. Nước bơi. Không. Dòng sông bơi.

Không. - Con chim bay - Không. Cái cây bay. Không. Bầu trời bay - Không.

Tất cả không. Chỉ cái chết chuyển động - Và mang theo chúng ta” (Trò chơi

của ảo giác).

Nguyễn Quang Thiều phát huy tối đa việc mở rộng định ngữ cho câu thơ, tạo ra những nhóm ngữ danh từ, ngữ tính từ và ngữ động từ để nhấn mạnh một tính chất đặc trƣng, nổi bật của đối tƣợng”. Những bài thơ tiêu biểu

cho cách thể hiện này là Bài ca những con chim đêm, Những chiếc áo, Thiên

nga, Chúng ta có quyền ăn bữa tối, Hồi tưởng, Nhân chứng của một cái chết,

Những ngọn đồi ban mai... Ông mở rộng biên độ, tự do hóa hình thức câu thơ,

tăng cƣờng phản ánh hiện thực trong tính bộn bề, phức tạp của những quan

hệ, liên tƣởng. Vì vậy mà chúng tạo ra sự đa nghĩa: “Đoàn thuyền đi qua cửa

nhà tôi. Buồm căng lên che kín cả chân trời. Tôi thấy trẻ con thị xã hò reo trên những chiếc thuyền ấy. Chúng đồng loạt chỉ tay về phía đại dương.

Những chiếc thuyền vẫn tràn ra từ ngõ phố tối đen. Như ánh sáng phun trào từ bóng tối. Những chiếc thuyền lướt qua giấc ngủ tù đọng của chúng ta. Đêm

nay nước đã giải thoát cho những chiếc thuyền ấy” (Nhân chứng của một cái

chết - Khúc mƣời một).

Thao tác kết hợp, lắp ghép và sự hòa phối ăn nhịp của tƣ duy hình tƣợng với tƣ duy ý nhƣ thế, Nguyễn Quang Thiều đã để cho chất thơ của mình đƣợc tuôn trào theo mạch cảm xúc và tâm trạng tự nhiên. Với phép lặp từ này, giá trị ngữ nghĩa của câu chữ đƣợc nâng lên một cấp cao hơn, mang lại những cảm xúc thẩm mĩ bất ngờ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cuối cùng ngươi cũng phải cất giọng, hỡi những lừa, lạc đà, những ngựa của con đường vô định

Những sư tử, những báo gấm, những hổ của rừng mang dáng vẻ kỳ vĩ đang mục ruỗng từ bên trong

Những dê, những chim ưng, những ong của mùa đông khan hiếm phấn hoa

Những chim non của tổ chim xác xơ vì gió, những bướm của những cái kén thẫm tối

Những cá của nước xiết, những côn trùng của lá mục

Và những chúng ta của ngôn từ chết mai táng trong thân xác chuyển động

(Công việc của tháng Mƣời Một)

Hầu hết thơ của Nguyễn Quang Thiều đều trực tiếp hoặc gián tiếp thể hiện những quan hệ bền vững của con ngƣời và cuộc sống với cảm xúc và tâm trạng điển hình nên ngôn ngữ thơ ông có tính đối thoại và đa nghĩa. Thơ ông là những đối thoại và độc thoại để suy nghiệm về những gì đồng nghĩa

với cuộc sống và sự hiện sinh của mỗi kiếp đời, kiếp ngƣời: “Sao em vô hình

mưa xuân không sao đứt nổi - Giờ em vĩnh viễn ra đi võng đứt hết rồi - ...Kỷ niệm như con tôm xanh thon thót giật mình - Sao chiếc nơ trắng mười tám tuổi kia không sinh cho tôi một chiếc nơ bé bỏng - Sao tôi lại cắt một khoanh

lớn đời mình để nuôi sự dài cánh cào cào và nhịp rắn uốn lưng?” (Sám hối).

Sự đối thoại và trần tình ấy đã tạo cho thơ Nguyễn Quang Thiều một ƣu thế riêng, giúp nhân vật trữ tình - tác giả thoải mái trình bày quan điểm, ý nghĩ riêng của mình một cách dân chủ với nhu cầu nhận thức tối đa về những gì

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ nguyễn quang thiều 2015 (Trang 95)