Quan niệm về thơ ca

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ nguyễn quang thiều 2015 (Trang 26 - 28)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.2.Quan niệm về thơ ca

Quan niệm về nhà thơ và quan niệm về thơ ca bao giờ cũng biện chứng trong nhau, bởi lẽ thơ ca là kết quả của quá trình tƣ duy và sáng tạo của nhà thơ. Từ việc nhận thức quy luật đó, Nguyễn Quang Thiều đã xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng loại hình và loại thể để thấy đặc trƣng của mỗi loại bao giờ cũng chính là khả năng chiếm lĩnh đời sống và thể hiện thành thế giới hình tƣợng với khả năng kiến trúc ngôn từ mang tính đặc thù riêng: “Tôi viết rất nhiều thể loại nhƣ truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch sân khấu, kịch bản phim, tiểu luận, báo chí… Nhƣng thơ ca là nơi duy nhất để tôi giải phóng tôi và để tôi trú ẩn. Một điều tôi muốn nói đến là: có thể những bài thơ cụ thể nào đó không cứu rỗi đƣợc thế giới nhƣng những gì mang tinh thần của thi ca đã và đang cứu rỗi thế giới” [62].

Chính sự xác định đặc trƣng loại hình, loại thể nhƣ vậy mà các nhà thơ, đặc biệt là những nhà thơ lớn đều thao thức, kiếm tìm chất thơ, tƣ tƣởng thơ từ cuộc sống và từ đặc trƣng thể loại để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ. Họ phân ra từng đề tài, chủ đề và từng khu vực và đặc biệt là họ chú ý đến đối tƣợng tiếp nhận của thể loại để

hƣớng những nỗ lực thơ ca của mình vào hiện thực tiếp nhận một cách hiệu

quả: “(…) không phải những nhà thơ Xuân Diệu, Chế Lan Viên hay Xuân

Quỳnh thơ của họ đều hay hơn tất cả những bài thơ của các nhà thơ sau này. Các nhà thơ phân ra khu vực, có độc giả ở những khu vực riêng. (…) Có thể bây giờ, trong thời đại này để bạn đọc chỉ đọc một nhà thơ là điều khó. Kể cả các nhà thơ đƣợc giải Nobel cũng có phân chia khu vực bạn đọc của mình, các khuynh hƣớng đọc của mình” [64].

Chính vì vậy mà Nguyễn Quang Thiều luôn học hỏi những nhà thơ lớn trong nƣớc và thế giới về tƣ duy và phong cách để làm giàu cho sáng tạo của

mình. Trong Thay lời tựa của Tuyển thơ Châu thổ, Nguyễn Quang Thiều trích

lại ý kiến của Charles Simic (nhà thơ Mỹ, Giải Pulitzer 1990) mà ông tâm huyết: “Mục đích của bài thơ là cố gắng lƣu giữ lại cho ngƣời đọc cái khoảnh khắc của đời sống mà họ không bao giờ tìm lại đƣợc nếu không có thơ”. Thế giới thơ Nguyễn Quang Thiều là những khoảnh khắc bất chợt và mới lạ ấy. Chúng không phải là những số cộng giản đơn mà tan hòa, chuyển hóa trong nhau để thành chất thơ riêng, thành những gì đồng nghĩa với cá tính sáng tạo, cao hơn, chính là phong cách. Ngay cả với những nhà thơ trẻ trong nƣớc, Nguyễn Quang Thiều cũng thấy ở họ những đồng cảm sáng tạo: “Mai Văn Phấn, Trần Tiến Dũng, Đinh Thị Nhƣ Thúy, tôi ấn tƣợng với ba tác giả này, vì họ thực sự tạo nên một thế giới thi ca mà có những điều cá nhân tôi không làm đƣợc” [65].

Nhƣng dù gì, nhà thơ phải thực sự có những tố chất căn bản để làm thành giá trị cho thi phẩm của mình. Đó là vốn sống trực tiếp hoặc gián tiếp; kế đến là vốn văn hóa, nền tảng nghệ thuật vững chắc; cuối cùng là khả năng thể hiện ngôn ngữ linh hoạt cộng với thế giới tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của thi nhân. Nguyễn Quang Thiều từng phát biểu: “Trong mỗi tác phẩm văn học có thể thƣờng hiển lộ ba yếu tố mà tôi gọi đó là những sự kiện. Thứ nhất:

Những sự kiện mang tính xã hội. Thứ hai: Những sự kiện mang tính ngôn ngữ. Và thứ ba: Những sự kiện của tâm hồn. Trong ba yếu tố đó có thể cùng diễn ra trong một tác phẩm văn học. Nhƣng sự kiện quan trọng nhất làm nên một tác phẩm văn học thực thụ là sự kiện của tâm hồn. Thi ca xuất hiện trên đoạn cuối của con đƣờng ấy. Nếu chúng ta dừng lại với hiện thực của đời sống cùng với một chút cảm xúc không thôi, chúng ta chỉ bắt gặp một cái gì đó giống thi ca chứ không phải thi ca (…).

Theo tôi, mỗi bài thơ dù ngắn hay dài thì mục đích cuối cùng của nó phải tạo ra những sự kiện tâm hồn. Chỉ nhƣ vậy, cuộc cách mạng về Mỹ học trong tác phẩm nghệ thuật mới đƣợc thực thi” [63]. Đó chính là quan niệm

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ nguyễn quang thiều 2015 (Trang 26 - 28)