Hình tƣợng nông thôn và con ngƣời chân quê, nhân hậu

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ nguyễn quang thiều 2015 (Trang 54 - 60)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Hình tƣợng nông thôn và con ngƣời chân quê, nhân hậu

Nguyễn Quang Thiều là con ngƣời của hai vốn sống và vốn văn hóa:

vốn sống và vốn văn hóa làng quê bên cạnh vốn sống và vốn văn hóa đô thị.

May mắn đƣợc học tập ở nƣớc ngoài và tham quan nhiều nƣớc trên thế giới, nhƣng Nguyễn Quang Thiều vẫn lƣu giữ hồn quê và văn hóa làng quê trọn vẹn, bên cạnh sự lịch lãm của vốn sống đô thị; tích hợp đƣợc trầm tích văn hóa vừa tâm linh, vừa phong tục, cả phƣơng Đông (quê hƣơng ông) và phƣơng Tây (nơi ông du học và du lãm). Ông có những năm tháng nhọc nhằn, lam lũ của tuổi thơ những năm chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Bên cạnh đó, ông còn cảm nhận sâu sắc những phong tục, tập quán của xã hội cũ qua những ngƣời thân, qua những câu chuyện kể của bà, của cha mẹ. Qua đó, ông liên hệ với hiện tại tuổi thơ mình để trở thành những ký ức ám ảnh. Và chính đó cũng là duyên nợ văn chƣơng để chúng gắn bó với tâm hồn ông, để thành thế giới hình tƣợng thơ sâu nặng của ông.

Thơ Nguyễn Quang Thiều là thế giới của hồi tƣởng và đồng hiện, bởi vì ở đó, ông đã miêu tả những cảnh vật và con ngƣời đồng hiện trong cả ba kiểu thời gian và không gian (quá khứ, hiện tại và tƣơng lai). Trƣớc hết là cố

hƣơng ông: “Tôi hát bài hát về cố hương tôi - Khi tất cả đã ngủ say - Dưới

những vì sao ướt đẫm - Những ngọn gió hoang mê dại tìm về. Cố hƣơng nơi

lƣu giữ tất cả những gì thiêng liêng và sâu nặng nhất, đẹp và buồn nhƣ những ngọn đèn hạt đỗ thuở mẹ thắp trong đêm. Vì vậy, hiện thực gốc trong thơ Nguyễn Quang Thiều chính là làng Chùa yêu dấu của đời ông. Ở đó, những loài vật nhỏ bé nối tiếp hiện ra: con gà, con chó, con kiến, con ốc sên, con

cuốc hiện ra chân thật: “Tôi hát bài hát về cố hương tôi - Bằng khúc ruột tôi

đã chôn ở đó - Nó không tiêu tan - Nó thành con giun đất - Bò âm thầm dưới

vại nước, bờ ao - Bò quằn quại qua khu mồ dòng họ - Bò qua bãi tha ma người làng chết đói - Đất đùn lên máu chảy ròng ròng. Vì vậy, ông đã

nguyện suốt đời canh giữ cố hƣơng nhƣ báu vật mà ông gọi là Bản tuyên ngôn

về làng Chùa bất tử: “Tôi hát, tôi hát bài ca về cố hương tôi - Trong những

chiếc tiểu sành đang xếp bên lò gốm - Một mai đây tôi sẽ nằm trong đó - Kiếp này tôi là người - Kiếp sau phải là vật - Tôi xin ở kiếp sau làm một con chó

nhỏ - Để canh giữ nỗi buồn - báu vật cố hương tôi.” (Bài hát về cố hƣơng)

Làng Chùa là tổng thể. Những gì thuộc làng Chùa mới sâu nặng và cụ thể làm sao. Đó là dòng sông, cánh đồng lúa và cánh đồng rau khúc, là ao làng, cây đa, bến nƣớc, là chân trời có biển gọi đêm đêm, là mái rạ nghèo với vƣờn cây ân nghĩa... Ở đó, tác giả đã quan sát và đồng hiện những thế giới động vật bé nhỏ, đang tìm nơi trú ngụ.

Trên mảng tường ẩm mốc

Bầy kiến lang thang theo tri giác của mình Con đường kiến - miên man cơn sốt

Những con kiến tí hon với cái đầu vĩ đại Đi về đâu những điều đúng trong trăng Đi về đâu những điều sai trong trăng Và ôi, con dế mèn lãng du

Hãy vì đồng loại mày trong đêm mê dại này mà đừng vuốt râu Chiếc đàn hình lá cỏ

Bài ca xanh ngập ngụa lối mòn.

(Dƣới trăng và một bậc cửa)

Qua sự vực dậy những ký ức ấy, ông mới nhận thức về quê hƣơng một

cách bừng ngộ và thiêng liêng, chân thành nhất. Ông đã thức cùng “Góc vườn

khuya cỏ thức một mình, để hiểu đƣợc “Từ quả trứng buồn vừa bóc vỏ thời

gian. Nhà thơ là nhân chứng của chính mình: “Qua những ngôi sao đã mở

mắt nhưng lưỡi thì chưa mọc - Tôi gặp dơi của bình minh, sơn ca của bóng

tối - Những ngôi mộ tổ tiên hắt sáng gọi tôi về. Nơi đó, ông liên hệ với tổ

tiên để hiểu cuộc đời và ân nghĩa.

Tổ tiên tôi thức quá lâu, tôi lại ngủ quá lâu

Trong trầm vọng kèn hơi những họng người đã rách Bầy lúa nước vừa mang thai vừa than thở

Với lũ cá rô đồng đang khao khát mọc chân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Bài hát)

Đất đai, cánh đồng, bầu trời là những hình tƣợng nói lên hiện thực cuộc sống rõ nhất, nhọc nhằn và cơ cực nhất của nhân dân trong chiến tranh và xây dựng. Ông đồng hiện chúng trong day dứt của nỗi buồn, để biết yêu thƣơng và hy vọng mà ông gọi là “bản hòa âm của những ba đào”.

Người nắm chặt những hạt giống và thả vào bầu trời đất nâu Bầy sơn ca lấp lánh xuyên qua những đám mây mùn bụi Từ cổ họng trắng tinh chói lên âm điệu tương lai ký ức Bầy sơn ca bay qua biên giới xộc xệch của đói nghèo Bay qua hơi nóng ngứa ngáy của cơn mơ no ấm Bay mãi vào đất đai đang run rẩy ứa tràn

Nguyễn Quang Thiều từng quan niệm: “Mục đích của bài thơ là cố gắng lƣu giữ lại cho ngƣời đọc cái khoảnh khắc của đời sống mà họ không

bao giờ tìm lại đƣợc nếu không có thơ” (Thay lời tựa). Thế giới thơ Nguyễn

Quang Thiều là những khoảnh khắc ấy. Chúng không phải là “những số cộng giản đơn mà là tan hòa, chuyển hóa trong nhau để thành chất thơ riêng”. Chất thơ Nguyễn Quang Thiều là những hòa âm, hòa cảnh nhƣ thế.

Tôi sẽ ngủ ngon lành để sớm ra ruộng mạ Bật lá mầm ngơ ngác trước bình minh Nhưng giờ đây tôi như đá biển

Ngồi già nua nghe sóng vỡ qua mình Tôi đã sống những đêm gần sáng

Một chút lạnh cuối đêm, một chút ấm sang ngày Nuối tiếc vầng trăng đi, mong mặt trời buổi sớm Tôi như cỏ trong vườn cần hai khoảng thời gian (Đêm gần sáng)

Trên cái nền cuộc sống làng quê, mà làng Chùa là biểu tƣợng, Nguyễn Quang Thiều đã khắc họa bằng thơ hình ảnh những con ngƣời dân quê chân chất, mộc mạc, nhân hậu, nhẫn chịu đến cao cả. Đó là mẹ, là cha, là ngƣời bà, là những ngƣời đàn bà, con gái, ngƣời già và em trẻ yêu quý nhất đời ông:

Đâu đây có tiếng nói mê đàn ông bên mái tóc đàn bà - Đâu đây thơm mùi

sữa bà mẹ khe khẽ tràn vào đêm - Đâu đây những bầu vú con gái tuổi mười lăm như những mầm cây đang nhoi lên khỏi đất - Và đâu đây tiếng ho người

già khúc khắc - Những trái cây chín mê ngủ tuột khỏi cành rơi xuống - Góc

vườn khuya cỏ thức một mình. Nhƣng trên tất cả là Mẹ. Hình tƣợng Mẹ đƣợc

đặt trong bao la sông Đáy, là cội nguồn tỏa mát tâm hồn và nỗi nhớ trong ông.

Sông Đáy chảy vào đời tôi

làm về vất vả

Tôi dụi mặt vào lưng áo người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm

Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt

Cơn mơ vang tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn

Tỏa mát cơn đau tôi là tóc mẹ bến mòn đứng đợi Một cây ngô cuối vụ khô gầy

Suốt đời buồn trong tiếng lá reo.

(Bài hát về cố hƣơng)

Ngƣời bà nội của nhà thơ trong Châu thổ có những nét của cổ tích:

nhân hậu nhƣng huyền ảo với mái tóc thật dài và một giọng nói nhƣ từ thế giới khác vọng về: “Có lần tôi đã nói rằng, bà tôi - một nông dân không biết

chữ là nhà văn đầu tiên và vĩ đại của tuổi thơ tôi” (Thay lời tựa).

Ký ức làng quê, hình ảnh những ngƣời thân là chứng chỉ thời gian bền vững và trầm lắng nhất để Nguyễn Quang Thiều nghĩ về những gì đồng nghĩa

với gian khổ, nhƣng có sức mạnh thanh lọc tâm hồn: “Tôi khóc những ngón

tay bại liệt của bà tôi không bao giờ chịu tự sát - Tôi khóc những miếng bánh

nóng như một cái lưỡi rơi vào bếp tro bụi bặm - Tôi khóc những mùa rau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khúc thiêng liêng phủ đầy mưa xuân như phủ đầy cám nếp - Nơi mãi mãi giấu

vùi hơi thở của bà tôi.” (Tôi khóc những cánh đồng rau khúc).

Và hệ hình lây lan từ ngƣời bà là ngƣời mẹ tảo tần, thƣơng cảm của đời

ông, cũng lại đặt trong liên hệ với quê hƣơng, với cát: “Mẹ tôi đã già như cát

bên bờ - Ôi mùi cát khô, mùi tóc mẹ tôi” (Sông Đáy). Chẳng còn mẹ và cũng

chẳng còn cha cho ông gục mặt khóc tủi buồn. Hình ảnh ngƣời cha cũng

về tóc trắng”, ở đó “Tóc cha trắng một tiếng cười ngửa mặt” (Tiếng cƣời). Có gì nghẹn đắng và uẩn ức lắm!

Từ hình ảnh ngƣời bà, ngƣời mẹ, nhà thơ phóng chiếu thành những ngƣời đàn bà mang thiên tính nữ cao đẹp trong thơ. Họ là những ngƣời gắn bó với quê hƣơng, sông nƣớc và cỏ hoa, gắn với những gì đồng nghĩa với “sự thủy chung, dạt dào và tái sinh mầu nhiệm. Đó là những biểu tƣợng lâu đời nhất, giống nhƣ những thần thoại, cổ tích làm nên sự sống bền vững và nhân bản của cõi ngƣời. Giờ trong ký ức chập chờn nguồn cội, ông nhƣ thấy những ngƣời phụ nữ ấy hiện về nguyên vẹn sau nửa đời lƣu lạc, di thê” (Hồ Thế Hà) [34, tr.205].

Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy Những người đàn bà xuống gánh nước sông

Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt

Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi Bàn tay kia bấu vào mây trắng

Sông gục mặt vào bờ đất lần đi

Những người đàn ông mang cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ

Để sau năm năm, mƣời lăm năm, ba mƣơi lăm và nửa đời, nhà thơ lại

thấy nỗi ngậm ngùi nối tiếp thời gian: “Sau những người đàn bà gánh nước

sông là lũ trẻ cởi truồng - Chạy theo mẹ và lớn lên - Con gái lại đặt đòn gánh

lên vai và xuống bến - Con trai lại vác cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà

lặng lẽ - Và cá thiêng lại quay mặt khóc - Trước những lưỡi câu ngơ ngác lộ

mồi” (Những ngƣời đàn bà gánh nƣớc sông).

Thế mà những thế giới buồn và nhức buốt ấy lại có khả năng hóa giải mọi bi ai để trở thành hiện thực có sức vẫy gọi con ngƣời hƣớng về hy vọng. Cái đẹp trở nên buồn và đắng nhƣ hạnh phúc. Và nhà thơ chỉ còn biết vọng

trời cao để cho nỗi buồn có chỗ trú ẩn: “Đêm nay là đêm thứ bao nhiêu rồi ta chẳng còn biết nữa - Ta như hai đứa trẻ non mềm vừa mới sinh ra - Với hơi

thở của người vừa ốm dậy - Ta ôm nhau ngước mắt gọi sao trời.” (Những

ngôi sao). Hình tƣợng những vì sao có thể xem là ƣớc mơ cao đẹp trong thơ Nguyễn Quang Thiều.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ nguyễn quang thiều 2015 (Trang 54 - 60)