6. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Đất, Lửa và Ngôi mộ
Có một biểu tƣợng nhức nhối khác gắn với quê hƣơng, gắn với làng
Chùa là Đất, có khi ông gọi là Đất đai hay Châu thổ. Nhìn từ lý thuyết vô
thức tập thể của K.G Jung, đây là những cổ mẫu then chốt, ám ảnh để nhận ra chất thơ riêng của ông. Đất trong thơ ông cũng lạ và đƣợc nhìn ngắm từ cội
nguồn văn hóa làng quê: “Đất nâu thẫm hắt lên rười rượi - Mưa luênh loang,
ngây ngất đáy chiều” (Cánh đồng). Đất đang biến đổi và vận động theo vết
loang của chính nó và vết loang của tâm cảm nhà thơ: “Tôi như tan vào đêm
cùng vỏ cây, trăng gió - Lưỡi tôi chạm không gian gặp vị máu của mình -
Máu tôi chảy lâm râm trên đất - Trên mặt người trên mặt những câu thơ”.
Đất lại sƣởi ấm lòng ngƣời trƣớc những giá lạnh của tình ngƣời, của nhân tình, thế thái.
Trước trái đất đang nóng lên từng độ Và trái tim con người cứ lạnh dần đi Thì tôi phải cần em, cần bạn bè cây lá Cần có một quê hương để được trở về mình
(Đêm gần sáng)
Nhìn trái đất, ông sẽ nghĩ về sự kết thúc và nối tiếp nhƣ một quy luật.
Và con ngƣời cũng không thể khác: “Trái đất sẽ kết thúc bằng sự tự bóc vỏ -
Con trai ơi, con sẽ sinh lại cùng ngày với cha”. Và “Trái đất sẽ kết thúc bằng
sự tự nghiền hạt - Con trai ơi, con sẽ sinh lại cùng ngày với tổ tiên con” (Lời
trăn trối của tƣơng lai). Ở đó, đất đai và lửa luôn hiện hữu song hành.
Rộng mê man, sông Hồng, chảy bên kia giấc mơ
Tôi ra sông, tóc réo vang như lửa, bất tận trên cánh đồng Châu Thổ
(Chiếc bình gốm)
Một biểu tƣợng thƣờng trực khác trong thơ Nguyễn Quang Thiều là Lửa. Lửa là cổ mẫu của nhân loại có từ thuở xa xƣa của lịch sử loài ngƣời trong huyền thoại, trong cổ tích, giờ đƣợc ông vực dậy trong liên hệ cụ thể
với cuộc đời ông, với quê hƣơng và những gì thân thƣơng nhất: “Những ngôi
nhà có lửa - Tôi nấp sau cánh cửa” để nhìn những chú mèo đang kêu trong
bóng đen.
Ngọn lửa cầm trên tay Tiếng mèo kêu rát ruột Ôi cái con mèo hoang Lang thang trên đồng cỏ Đêm về nhìn ngọn lửa Tha nỗi niềm tôi đi
Lửa luôn là biểu tƣợng ám gợi cội nguồn văn hóa, chạm đến chiều sâu tâm linh của con ngƣời. Lửa có nhiều biểu trƣng, Lửa có thể là hủy diệt, đốt cháy, tàn phá sự sống bằng hơi nóng của nó. Lửa cũng có thể là biểu trƣng cho dục vọng, chiến tranh và sự giận dữ, điên khùng. Nó cũng có thể biểu trƣng cho sự soi sáng và tẩy uế hoặc nhiệt huyết và tái sinh mầu nhiệm của
vạn vật. Đó phải chăng là sự đồng hiện để cứu vớt những cổ mẫu: đất, lửa,
nước, máu và ngôi mộ... đã nhạt nhòa?
Rộng mê man, sông Hồng, chảy bên kia giấc mơ
Tôi ra sông, tóc réo vang như lửa, bất tận trên cánh đồng Châu Thổ.
(Chiếc bình gốm)
Trong tập Châu thổ, lửa xuất hiện với tần số cao: “Tôi hát bài hát về cố
hương tôi - Trong ánh sáng đèn dầu”. Ở đây, Lửa đƣợc biểu hiện phái sinh
thành ngọn đèn, ngọn nến, ánh sáng, sự lóe sáng, sự rực rỡ… Ngọn đèn dầu có sức ám gợi tuổi thơ ông - ngọn đèn do ông bà ông, cha mẹ ông để lại - mà ông gọi một cách hình tƣợng là:
Đẹp và buồn hơn tất cả những ngọn đèn Thuở tôi vừa sinh ra
Mẹ đã đặt ngọn đèn trước mặt tôi
Để tôi nhìn mặt đèn mà biết buồn, biết yêu và biết khóc.
(Bản tuyên ngôn của cơn mơ)
Nguyễn Quang Thiều luôn đồng hiện lửa trong hình ảnh thân thuộc có liên quan đến hiện thực và kỷ niệm cuộc đời ông. Nó có tác dụng ám gợi về những âu lo, phấp phỏng cho chính mình và cho những đối tƣợng khác:
“Làng quê ơi bao năm xa cách - Đêm nay tôi trở lại làng - Trời sắp bão oi
nồng cơn sốt - Bên ngọn đèn hạt đỗ - Tôi ngồi nghe – Tiếng chó khuya sủa
Lửa đèn, ngọn lửa đã ám ảnh và mộng mơ, giờ xao động trong tâm tƣởng Nguyễn Quang Thiều. Lửa đèn leo lét gợi nhắc niềm mộng mị, sự cô đơn, khắc khoải. “Lửa đèn tự do nhƣng quầng tụ thành ngọn, thành một cái gì đó cố định, để chống lại sự rét mƣớt và xua tan bóng tối”.
Đó là ngọn lửa của làng Chùa - một phần bản mệnh cuộc đời ông kéo
dài mãi trên hành trình yêu thƣơng và hoài vọng: “Hỡi mặt trời, cơn đau đớn
của lửa - Những lá buồm loé lên ánh sáng thủy thần - Ta nghe tiếng dây buộc
chèo xiết rên tóe máu - Những tấm lưới bùng ra như đám cháy - Cơn đau đớn
vĩ đại, nỗi khát khao vĩ đại của lửa - Chỉ còn một - Vòng nữa thôi - Mặt trời
sẽ chạm vào biển” (Xô - nát hoàng hôn trên biển).
Ngay trong chia ly, trong quan hệ đời thƣờng, ông cũng nhìn thấy lửa:
“Từng khúc xoan tươi toác ra tiếng cười của lửa - Ô cửa mùa đông mở ra
lặng lẽ - Chiếc áo sơ sinh của con ta phơi vừa bay qua đó” (Mƣời một khúc
cảm - VI). Nhìn những chú cá, Nguyễn Quang Thiều cũng liên hệ đến lửa nhƣ là sự tự quẫy đạp của chính nó để chống lại cái rét thân xác.
Những con cá toả sáng Những mảnh lửa rực rỡ bay Giấc mơ lộng lẫy, rực nóng Trong rét lạnh thân xác
(Những con cá vàng)
Có một biểu tƣợng đáng chú ý nữa trong thơ Nguyễn Quang Thiều, đó là nấm mộ. Nấm mộ nhƣ biểu tƣợng về mặc cảm chết trong thơ ông, nó có liên quan đến thế giới hiện sinh, những ám ảnh về sự ra đi, sự tan rã vào đất đai, cây cỏ và hƣ vô của kiếp ngƣời.
Tôi bay qua những cánh đồng mùa xuân còn ái ngại Qua những ngôi sao đã mở mắt nhưng lưỡi thì chưa mọc Tôi gặp dơi của bình minh, sơn ca của bóng tối
(Thay lời nguyện cầu)
Những ngôi mộ nối tiếp nằm bên nhau nhƣ những dấu tích của thời gian mà ở đó những gì đồng nghĩa với sự thoáng chốc của đời ngƣời, với sự ra đi và trở về - sự kết thúc một vòng luân hồi. Chúng nhắc nhở những ngƣời đang sống đừng sợ hãi cái chết. Vì đó là quy luật mà cũng là sự yên nghỉ vĩnh viễn của mỗi hiện sinh đời ngƣời, trong tiếng trống và tiếng kèn đƣa tiễn mà ở
đó “Tên tuổi chúng ta được khắc - Trên phiến đá lặng im - Lấp lánh và uy
nghiêm - Như tên các vị thánh”. Vì vậy, hãy nhìn thấy mặt đối lập của nó.
Chúng ta thường chăm sóc những ngôi mộ bằng nỗi sợ hãi và tiếc thương
Nhưng ít người chúng ta nhìn thấy cỗ xe tang lộng lẫy
Trong tiếng trống tưng bừng
Làm thần chết cũng hết phiền muộn
(Thay lời nguyện cầu)
Vậy mà những bãi tha ma, những nấm mồ hoang lạnh vẫn nhắc con ngƣời đang sống nỗi sợ hãi vọng lại từ những nấm mộ trong ngút ngàn cây
cỏ: “Và từ ngút ngàn dâu xanh những người đàn bà khốn khổ đi ra. Họ quảy
những chiếc thùng và cất lên những tiếng nằng nặc như giọng nói từ trong
ngôi mộ” (Nhân chứng của một cái chết - Khúc ba). Từ đó, ông liên tƣởng
đến sự kết thúc một vòng luân hồi của mình, sẽ là nơi có những chiếc tiểu sành đang xếp bên lò gốm.
Tôi hát, tôi hát bài ca về cố hương tôi
Trong những chiếc tiểu sành đang xếp bên lò gốm Một mai đây tôi sẽ nằm trong đó
(Bài hát về cố hƣơng tôi)
Đó phải chăng là mặc cảm chết trong thơ ông, nó liên quan đến thế giới hiện sinh, những ám ảnh về sự ra đi, sự tan rã vào đất đai, cây cỏ và hƣ vô.
Nấm mộ còn là hiện hữu của nỗi đau. Đó là biểu trƣng cho thời gian mà trong chiều kích của nó, con ngƣời có thể sống thay niềm vui của ngƣời đã
khuất để đƣợc an ủi, vỗ về “Người hàng xóm góa chồng - Trở về từ nghĩa địa
- Cắm đầy hoa tầm xuân trong phòng ngủ của mình” (Hồi tƣởng tháng
Giêng). Đó là những triết lý hiện sinh xuất phát từ trực giác và tâm linh mách bảo để nối liền cõi dƣơng và cõi âm, giữa hiện thực và tâm linh, huyền bí. Thời gian còn là chứng tích trên từng hiện vật, trên từng nhịp thở thổn thức trong đêm, là giấc mơ đồng hiện những mảnh vỡ ký ức để hoàn nguyên những cảnh vật thân quen, cứu vãn sự trôi chảy của dòng đời tất bật. Đó phải
chăng là sự đồng hiện để cứu vớt những cổ mẫu: đất, lửa và ngôi mộ nhƣ
những cổ mẫu bền vững và ám ảnh trong thơ Nguyễn Quang Thiều.
Biểu tƣợng trong thơ Nguyễn Quang Thiều giàu chất triết lý về con ngƣời và cuộc đời nên các biểu tƣợng trong thơ ông có giá trị khái quát về văn hóa, có gợi nhớ đến huyền thoại cổ xƣa của con ngƣời, giúp ngƣời đọc nhận ra chính mình trong chiều sâu của cội nguồn quê hƣơng và dân tộc. Dƣới con mắt nhà thơ, Đất là sự sống bền vững của muôn loài, Lửa là khát vọng sống mãnh liệt, nhƣng cũng là sự hủy diệt ghê gớm. Còn ngôi mộ là hình tƣợng vĩnh viễn của sự tàn phai, nhƣng sống mãi trong ký ức của cộng đồng, nhất là trong ký ức của những gì đồng nghĩa với cội nguồn thiêng liêng, huyết thống.
Nếu trong thơ Nguyễn Trọng Tạo hoa ly vàng nhỏ bé biểu tƣợng cho tình yêu say đắm, thì trong thơ Nguyễn Quang Thiều là đất, lửa và ngôi mộ. Chúng biểu hiện cho những gì bền vững nhất của cội nguồn tình yêu và cuộc sống, không phải chỉ đánh thức lòng ngƣời hƣớng về quá vãng, mà sâu xa hơn là để đánh thức tình cảm của con ngƣời hôm nay, để họ nhớ về những “vô thức tập thể” và biết rằng chúng có khả năng thanh lọc và nhân đạo hóa con ngƣời trong cuộc sống xô bồ có nguy cơ phân hóa hiện nay. Thế giới hình tƣợng thơ Nguyễn Thiều gần gũi nhƣng có sức ám gợi về chiều sâu văn hóa
vật chất và tâm linh. Đất, Lửa và Ngôi mộ là biểu tƣợng của cuộc sống gần gũi nhất với con ngƣời. Chúng đối lập nhau, nhƣng bổ sung cho nhau để nói lên nỗi khắc khoải về sự sống, tình yêu và thời gian, cũng nhƣ về cõi hƣ vô của kiếp ngƣời. Điều đó biểu hiện nhất quán trong tâm thức và biến thành cổ mẫu trong tƣ duy nghệ thuật Nguyễn Quang Thiều
* * *
Hình tƣợng cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều là hành trình đi tìm chính mình và phản ánh những tình cảm cộng đồng một cách chân xác và cao đẹp. Từ các dạng thức của cái tôi trữ tình trong tƣ duy thơ Nguyễn Quang Thiều, ta bắt gặp tâm trạng cô đơn và nỗi buồn quê kiểng nhƣ một ám ảnh. Thơ ông chất chứa những suy tƣ, trăn trở, nhƣng không phải để thụ động và bất lực mà chính là để khái quát thành những triết lý về cuộc sống và con ngƣời. Nhà thơ luôn hƣớng về cội nguồn của tâm linh, quê hƣơng và dân tộc để vui buồn và ân nghĩa. Ông trở thành kẻ sầu xứ trong tha hƣơng, lƣu lạc, nhƣng lại đƣợc giàu có trong ý nghĩa nhân văn của nhận thức và tƣ tƣởng. Những tình cảm ấy làm hiện lên da diết quê hƣơng làng Chùa của ông với những con ngƣời chân quê nhân hậu và gian khó. Từ đó, ông nhìn ra ngƣời khác và những kiếp ngƣời muôn thuở. Chúng ám ảnh ông để trở thành những biểu tƣợng văn hóa trong thơ. Hình tƣợng cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều đƣợc đặt trong các quan hệ bền vững nhƣ thế nên chúng có giá trị nhận thức về kinh nghiệm và quan hệ sống của nhân sinh. Tất cả đã trở thành thế giới nghệ thuật riêng của ông, đem lại cho ngƣời đọc những thông điệp chân thành, sâu lắng và có sức lay động về nhân sinh và thế sự.
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU