6. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Hình tƣợng đô thị và con ngƣời phân hóa, bất an
Trong dòng chảy của đời sống đô thị hiện đại, cả nông thôn và thành thị đều có những thay đổi đa chiều. Những điều tốt đẹp có khi bị ẩn chìm dƣới lớp vỏ màu mè, xa lạ, con ngƣời không kịp nhận biết về những phân hóa và tan rã của xã hội hiện đại. Trƣớc dòng thời gian cuộn trôi chóng mặt ấy, “Nguyễn Quang Thiều đã sâu sắc nhận ra bƣớc ngoặt chuyển mình của hiện thực đời sống và hiện thực tâm lý. Và thơ là hình thái phản ánh chân thật, triết lý và sinh động nhất, thông qua những đối lập, va chạm và phát hiện mới mẻ của nhà thơ, bằng ngôn ngữ cũng giàu hàm ngôn và diệu vợi nhất. Hồn cuộc
sống đƣợc vực dậy từ những ký ức gần và ký ức xa. Có thể xem Gọi hồn là
bài thơ khái quát nhất cho cảm thức về hiện thực mới này” [34, tr.206].
Dưới ánh sáng những vầng mây mùa đông
Bên những ngôi nhà cao tầng vừa thở dốc vừa chống gối đứng dậy Bên những quán đang đổ rượu mê man vào một miền khô trụi Những đám cỏ vô tình được cứu sống dạt vào nhau
Tôi mang cơn mơ nham nhở của màu xanh
Suốt tuổi thơ không hay cỏ từng ngày bị săn đuổi Những con dế bật càng xa, xa mãi
Mưa giêng hai góa bụa khóc sang hè
Tôi đi qua cái chết của màu xanh với 30 năm vừa rũ chiếu vừa khóc Tôi đi qua những kẻ sát nhân đang bắn vào hơi thở
Không nghe tiếng súng nào mà ngực cỏ vỡ đêm đêm
Chiều nay trên đại lộ bê tông xuyên vào thế giới cuối cùng của cỏ Một con ngựa trắng đi cúi mặt, rũ bờm
Cỗ xe tang chở cái chết của màu xanh với hai cánh mũi lên cơn sốt rát bỏng
Và tất cả những vệt cơ đang rung lên tiếng hí gọi hồn.
Sự đổi thay cua một xã hội kéo theo những thay đổi cấu trúc tâm lý và hành vi của con ngƣời, chƣa kể sự thay đổi cơ chế xã hội, lại có nguy cơ phân hóa và tha hóa về lối sống cũng nhƣ tệ nạn xã hội khác. Con ngƣời nhiều khi là nạn nhân của chính mình. Họ chiến thắng hoàn cảnh hay cam chịu và chạy
trốn trƣớc hoàn cảnh: “Chạy trốn điện thoại, xa-lông mút - Chạy trốn lễ sinh
nhật - Chạy trốn tiếng gõ cửa - Chạy trốn chìa khóa - Chạy chốn bát đĩa và sách dạy nấu ăn - Chạy trốn những tã lót, quần áo cũ phơi rợp trên những
nóc nhà thành phố”. Vừa chạy, họ vừa ngƣớc lên những vòm cây chật vật
đâm chồi, ngƣớc lên bầy chim cánh chập choạng, rũ rƣợi bay, hát bài ca kiên
nhẫn “Ngước lên những ngôi sao mới bóc vỏ, hăng nhựa – đôi mắt trẻ sơ
sinh, giọt rượu vang của thần hy vọng”. Cứ thế, con ngƣời phải vƣợt qua
những chƣớng ngại và tất bật, phi lý của cuộc sống đô thị: “Họ đang đến,
đứng giữa thành phố, mỉm cười và thấy - Vang lên những giọng nói, tỏa sáng những gương mặt trong vòm cây - Trong mây bay, trong gió, trong sao đêm, trong cánh chim và trong linh hồn hồ nước - Những con mắt của ảo giác đê
hèn vẫn lần tìm con đường của họ...” (Lời cầu nguyện).
Cuộc sống đô thị trong thơ Nguyễn Quang Thiều mang lại những tiện nghi vật chất, nhƣng ngày càng nhân lên những quan hệ đa chiều, làm cho con
ngƣời cảm thấy bất an và ngột ngạt: “Thành phố không chốn an toàn cho họ
dài. Hoàng hôn xấu xí - Ngũ cốc đang gập mình bởi cơn ho hóa chất sặc mùi” (Lời cầu nguyện).
Những tác động của cơ chế mới đã làm cho thành phố trở nên năng động, tất bật hơn, nhƣng cũng làm cho không khí trở nên ngột ngạt, tiềm ẩn những mối đe dọa. Con ngƣời gánh chịu những hậu quả do chính con ngƣời gây ra. Có thể có lúc Nguyễn Quang Thiều cố tình phóng đại hiện thực lên quá ngƣỡng nhƣng nó có tác dụng cảnh báo khả năng cảnh tỉnh và khắc phục của con ngƣời trƣớc cái ác và cái xấu. Đó phải chăng là chức năng dự báo của
thi ca mà nhà thơ không thể không quan tâm: “Thế giới còn lại từng đó người
- Úp mặt cầu xin, ngửa mặt trăn trối - Những bài thơ ba mắt bay qua xứ sở bóng tối - Chúng ta những xác chết tươi, những thân sống đang tằn tiện thở - Chúng ta giấu phổi mình trong bếp ám khói - Hay đánh rơi trong lá mục rừng
già”. Và không có cách nào khác, con ngƣời phải vƣợt lên để tồn tại. Cao hơn
sự tồn tại là sự cải tạo hoàn cảnh để nó trở nên nhân đạo hơn với con ngƣời.
Thế giới vẫn còn lại từng đó người
Và một dòng sông đuối nước trên đầu thưa bến đợi
Nơi những con cá không vây, không mang, không đuôi đang tìm vào lớp học
Nơi một ông giáo già với cơn ho mùa đông vỡ ra từng cụm khói Nhổ một ngón tay không đeo nhẫn của mình
Viết lên bảng đen một dấu phẩy giống con mắt xếch Rồi ngồi khâu ống quần đợi học sinh đến lớp
Với những tập giáo trình đầu những chữ O.
(Những học sinh mới và một thầy giáo cũ)
Nguyễn Quang Thiều đã thử làm một phép nghịch đảo để thấy những đối lập không thể khác theo quy luật sinh tồn của vạn vật. Từ đó, nhìn về phía trƣớc nhƣ nhìn về những gì đồng nghĩa với tƣơi mới, non xanh.
Những cây khô đang cầu kinh cho lá mới
Những ngọn cỏ hát ru đám mây ngũ sắc vô sinh
Những bông hoa bày ra khao khát để che đậy những khao khát Những dòng sông làm u mê từng luồng cá chép
Ánh sáng trắng đang tìm giấy khai sinh lần thứ nhất của mình Khúc vòng con đường đang lắc lư trong cơn say
Trong đói khát, kinh hoàng và trong thánh thiện
Con đường trắng đang xếp hành lý của mình trong mắt người chờ đợi
(Một phép nghịch đảo)
Trong thành phố, ngày ngày diễn ra những nghịch lý và thuận lý bất ngờ. Hình nhƣ cả thiên nhiên cũng có sự biến đổi theo cảm nhận của nhà thơ:
“Những người đàn bà mang thai từ đâu đó mỗi sáng lại tụ về thành phố - Như
những đám mây vất vả trôi - Tôi ngửi thấy mồ hôi những đám mây, tôi nhìn
thấy vệt gân xanh những đám ma - Và hơi thở gần ngày sinh nở”. Đêm đêm
những đám mây dạt về đâu trên những cánh đồng lúa nƣớc, những ngọn đồi để những vòm cây ngoại thành phủ bụi, trong khi đáng lẽ chúng phải trong xanh cho những lũ trẻ chào đời.
Sáng nay tôi mở cửa tìm kẽ trời xanh để ngắm
Gặp những đàn bà mang thai chậm chạp mệt nhọc hơn hôm qua Những chiếc tổ con con như những chiếc áo rách vo lại rải rác trên bầu trời thành phố bên cạnh những đám mây vàng, mây đỏ bay nhanh hơn sáng qua...
(Mỗi sáng tôi mở cửa)
Trong đô thị công nghiệp, con ngƣời hình dung ra sự u uất, tăm tối của khói nhà máy, của những vi khuẩn và mùi vị bất an do những phế thải của đủ loại vật chất. Trong môi trƣờng ấy, con ngƣời dƣờng nhƣ bị vây hãm ngột
bất động – Chúng ta đi mãi quanh bốn bức tường như tìm lối thoát ra” (Hồi
tƣởng tháng sáu). Hay có thể đó là “Những người lang thang - Không tìm thấy
đường về nhà - Họ đứng trước bức tường - Gọi mãi bóng mình bằng cái tên
xa lạ”. Và cuối cùng, những vật chất nhân tạo hiện ra, không cứu vớt gì cho
sự lang thang của họ đƣợc.
Từ bóng tối một ô cửa hiệu
Những manơcanh nhìn họ vô hồn Và một chiếc áo cưới
Không làm sao nhấc nổi ống tay
(Những ngƣời lang thang)
Điều này, giống nhƣ những thành phố phƣơng Tây, thiên nhiên bao phủ
bởi tuyết. Tuyết nhƣ muốn vẽ lại bản đồ thế giới bằng màu trắng giá lạnh. Con ngƣời chịu nhiều áp lực của cuộc sống đến từ xã hội hoặc thiên nhiên.
Đổ xuống, tuyết, từ bất động xa xăm
Xa đến nỗi như đâu đấy ở trong, ngoài lòng bàn tay Đổ xuống, và tất cả con đường lặng lẽ hiện lên âm bản
Đổ xuống, tất cả những tàu, xe dừng lại giữa cuộc hành trình
Hành khách vĩnh viễn ngồi trên ghế, và vĩnh viễn hộ chiếu mang theo Vĩnh viễn không về đến nhà, vĩnh viễn chưa ra khỏi cửa
Đổ xuống, tuyết vẽ lại bản đồ thế giới
Và dưới tấm bản đồ trắng kia, vĩnh viễn viện bảo tàng.
(Và màu trắng)
May thay, thành phố đƣợc “chữa chạy”, đƣợc “hồi sức” trong buổi rạng đông, bởi vì đó là lúc thanh lọc và tĩnh lặng nhất của ban mai.
Thành phố được chữa chạy, được hồi sức trong buổi rạng đông Bầu trời trên những mái nhà yên tĩnh và xanh thẳm
ngái ngủ
Những Thiên thần đã mượn gương mặt chúng, giọng nói chúng và tâm hồn chúng
Để hiển thị và bày tỏ và ở lại
Trong thành phố còn đầy lú lẫn và tội lỗi của chúng ta.
(Đoản ca về buổi tối) Sự xâm thực của nền văn minh vật chất đã kéo theo những thích nghi mới mà con ngƣời phải hấp thụ nhƣ một hƣớng mở của văn minh vật chất, nhƣng nó cũng kéo theo bao phức tạp khác, bởi không phải lúc nào, ánh điện
cũng đƣợc tự do sáng hết mong ƣớc của con ngƣời: “Chiếc bóng điện 1000
oát - vầng mặt trời giả dối - Lặn xuống từ công tắc màu đen - Cơn gió lốc
quạt trần từ từ chết - Xòe ba xương sắt đen sì” (Bầy kiến qua bàn tiệc).
Sinh ra và lớn lên từ nông thôn, cảm nhận đến tận cùng vị mặn và đắng của đồng quê. Lớn lên đƣợc tiếp xúc với văn minh đô thị, Nguyễn Quang Thiều càng cảm nhận đến tận cùng những đổi thay tiện nghi của cuộc sống. Nhƣng rồi có lúc, trƣớc mặt trái của văn minh đô thị, thi nhân không khỏi
mang cảm thức hoài vãng, để tìm về một trạng thái cân bằng: “Những bóng
đèn trong đêm - Nổ bục con người - Những mặt hình tivi - Ào ào mất máu”
(Con bống đen đẻ trứng).
Tính hai mặt của đời sống đô thị là một tất yếu của sự tiến bộ, ở giai đoạn đầu của quá trình thích nghi. Đời sống tâm linh giờ đây nổi lên nhƣ một nhu cầu đƣợc quan tâm để cân bằng với cấu trúc tâm lý. Hình nhƣ những cao ốc và tiện nghi vật chất cùng với sự ô nhiễm môi trƣờng đang bao phủ những ngôi chùa và các công trình văn hóa tâm linh trong thành phố, khiến cho chốn linh thiêng cũng ngột ngạt trƣớc con ngƣời. Những quan sát trực quan của Nguyễn Quang Thiều về xã hội hiện đại nƣớc ngoài, giúp ông có cơ hội nhìn rõ hơn xã hội hiện đại Việt Nam. Nhìn trái đất, ông sẽ nghĩ về sự kết thúc và
nối tiếp nhƣ một quy luật. Và con ngƣời cũng không thể khác: “Trái đất sẽ kết
thúc bằng sự tự bóc vỏ - Con trai ơi, con sẽ sinh lại cùng ngày với cha”. Và
“Trái đất sẽ kết thúc bằng sự tự nghiền hạt - Con trai ơi, con sẽ sinh lại cùng
ngày với tổ tiên con” (Lời trăn trối của tƣơng lai).
Thơ Nguyễn Quang Thiều ám ảnh đến triết lý về những điều nghịch lý nhƣ thế để chúng ta hiểu trong tận cùng tuyệt vọng thì sự sống lại tự bóc vỏ hồi sinh.
Những cây khô đang cầu kinh cho lá mới
Những ngọn cỏ hát ru đám mây ngũ sắc vô sinh
Những bông hoa bày ra khao khát để che đậy những khao khát Những dòng sông làm u mê từng luồng cá chép
Ánh sáng trắng đang tìm giấy khai sinh lần thứ nhất của mình Khúc vòng con đường đang lắc lư trong cơn say
Trong đói khát, kinh hoàng và trong thánh thiện
Con đường trắng đang xếp hành lý của mình trong mắt người chờ đợi
Trong mạch cảm quan triết luận về cuộc sống hiện đại này, Nguyễn Quang Thiều có rất nhiều bài thơ hay và độc đáo, trƣớc hết ở tứ thơ, sau đến
là ở cách kiến trúc thời gian, không gian cho bài thơ. Bài ca những con chim
đêm là một tiêu biểu.
Còn một tiếng, con chim đêm, đập cánh và vọng xuống rền rĩ Bài ca của trời xanh bị thương trên đôi cánh của mình
Còn một tiếng rống lên làm hoảng sợ những vòm cây Làm phụt tắt ngọn đèn quán ăn khuya hết khách
Làm bật tung những răng sâu, làm mở toang cánh cửa Làm lưỡi câu nơi đáy hồ xúc động run lên.
Tác giả đã nhìn thế giới bằng giả tƣởng và ảo ảnh, ảo giác rằng tất cả mọi vật chỉ còn lại duy nhất là chính nó trong độc lập nhất thể và mất liên hệ với chung quanh. Nhƣng bỗng có tiếng con chim đêm vọng lại trong mờ mịt
đen đã “Xối vào không gian như máu ngập tràn”.
Trong thơ Nguyễn Quang Thiều vang lên âm thanh của thời đại thông
tin. Chiếc điện thoại là một đặc trƣng âm thanh của con ngƣời hiện đại, nhƣng
nó không thể thay cho âm thanh giao cảm của con ngƣời: “Chuông điện thoại
réo vang - lúc ba giờ sáng - Tôi tỉnh giấc ra khỏi giường - lần mò đi qua một
thế giới đồ đạc”. Nhƣng rồi, tiếng chuông ấy không át nổi tiếng nói của chính
con ngƣời trong tiềm thức và vô thức: “Chuông điện thoại vẫn vang lên bền
bỉ - Tôi nhấc ống nghe - Và từ đầu dây bên kia ở nơi nào xa lắc - Tôi lại nghe
chính giọng nói của mình.” (Tiếng gọi).
Con ngƣời hiện đại hầu nhƣ quan tâm nhiều về thời gian. Nguyễn Quang Thiều ám ảnh thời gian, cả thời gian thƣờng nghiệm và thời gian tâm lý. Tất cả hình nhƣ nó đang vụt trôi nhanh đến nỗi con ngƣời không kịp nhận
ra: “Không giờ - Không phút - Không giây - Điểm chết thời gian - Đo bằng
hơi thở linh hồn... Không giờ - Không phút - Kém một giây...” (Con bống đen
đẻ trứng). Đơn vị tính thời gian, với Nguyễn Quang Thiều “không phải là giờ mà là phút, là giây, thậm chí ít hơn thế nữa. Tiêu đề những bài thơ của ông
nhƣ: 0h17 phút, 0h7 phút, 10h13 phút, 14h43 phút, 17h43 phút... là sự ý thức
chiếm lĩnh thời gian của những con ngƣời biết sống, biết sự hủy diệt và tàn bạo của thời gian là ghê gớm nhƣ thế nào!
Trong quan hệ phức hợp của đời sống hiện đại, những kinh nghiệm quan hệ mới sẽ xuất hiện trong thơ, giúp con ngƣời nhận thức lại cả quá khứ và hiện tại. Nguyễn Quang Thiều là ngƣời trải nghiệm và nâng chúng lên thành tƣ tƣởng thi ca. Ông đã so sánh với những gì mình dung nạp đƣợc từ bản chất cuộc sống hiện đại để nghĩ suy và nhận thức chúng thành tiếng nói
thi ca, để hiện hữu làng quê trong sự cảnh báo và níu giữ, trong bất an và minh triết của niềm tin.