6. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Làng Chùa, Dòng sông và Cánh đồng
Hình tƣợng mẫu gốc ám gợi nhất trong thơ Nguyễn Quang Thiều là làng Chùa – nơi chôn nhau cắt rốn của ông, nơi mà ông – với tƣ cách một nhà thơ đã tự cho phép mình phải tuyên ngôn về nó nhƣ một tình cảm và mệnh
lệnh tối thƣợng mà ông gọi là Bản tuyên ngôn của giấc mơ.
Đâu đây có tiếng nói mê đàn ông bên mái tóc đàn bà Đâu đây thơm mùi sữa bà mẹ khe khẽ tràn vào đêm
Đâu đây những bầu vú con gái tuổi mười lăm như những mầm cây đang nhoi lên khỏi đất
Và đâu đây tiếng ho người già khúc khắc
Góc vườn khuya cỏ thức một mình
Và từ đấy, làng Chùa trở thành bản mệnh cuộc đời, là mẫu gốc của
sáng tạo thơ, bừng ngộ thơ Nguyễn Quang Thiều: “Tôi hát bài hát về cố
hương tôi - Bằng khúc ruột tôi đã chôn ở đó - Nó không tiêu tan - Nó thành
con giun đất - Bò âm thầm dưới vại nước, bờ ao”. Từ đó, ông đoán trƣớc
cuộc đời ông: “Kiếp này tôi là người - Kiếp sau phải là vật - Tôi xin ở kiếp
sau làm một con chó nhỏ - Để canh giữ nỗi buồn - báu vật cố hương tôi” (Bài
hát về cố hƣơng tôi).
Mẫu số chung làng Chùa lặp đi lặp lại thành những ám ảnh thơ, hình tƣợng thơ đa phân trong thi giới Nguyễn Quang Thiều. Đó là những khu vƣờn, là ông bà và bố mẹ, là thế giới của côn trùng và loài vật, cỏ cây hoa lá, là những ngƣời đàn bà quê tần tảo và những đứa trẻ dáng nâu, là dòng sông Đáy dạt dào trong tâm thức... Đó chính là thế giới hiện thực hiển minh và trầm tích, làm thành văn hóa, phong tục trong thơ Nguyễn Quang Thiều mà
ông gọi là “nỗi buồn - báu vật cố hương tôi”.
Hình tƣợng ám ảnh và hiện diện đa dạng trong thơ Nguyễn Quang Thiều nhƣ biểu tƣợng gốc, đó là dòng sông. Có lúc đó là con sông Đáy có thực trong quan hệ thiêng liêng, cụ thể của thi nhân, có lúc đó là con sông tâm
tƣởng trong tiềm thức, trong những quan hệ vô thức: “Thuở ấu thơ tôi thường
ra bờ sông. Tâm hồn bé nhỏ của tôi vang lên tiếng nước chảy. Tôi hỏi sao đôi bờ không theo nước ra đi? Tôi hỏi sao những cái cây cứ quẫy lên trong gió
muốn giã từ chùm rễ của mình?”. Từ đó, nhà thơ tƣởng tƣợng mình đƣợc
dòng sông đƣa đi vào một thế giới xa lạ nào đó của cõi ngƣời: “Tôi đứng bên
bờ sông như đứng bên bờ của thế gian. Những con thuyền trôi trước tôi như ở
một thế giới khác” (Nhân chứng của một cái chết - Khúc ba).
Có khi dòng sông lại là những mảnh vỡ của tâm trạng nhà thơ. Từ dòng sông thật đến dòng sông tâm tƣởng, Nguyễn Quang Thiều đã đi tìm hình bóng
một ngƣời xa trong gập ghềnh nỗi nhớ: “Trong tiếng thở dài như dòng sông
cạn - Trong tiếng ho như con đường xóc - Tôi đi tìm em” (Cánh buồm).
Nhƣng rồi cuối cùng, dòng sông Đáy - con sông thật quê ông - lại đồng hiện trong dòng suy tƣởng của ông. Dòng sông Đáy là ám gợi da diết, dòng sông chảy trong tâm thức làng Chùa mà Nguyễn Quang Thiều đã tắm suốt tuổi thơ, tắm cả trong những giấc mơ mộng mị. Để giờ đi xa còn nhói buốt những nỗi buồn. Dòng sông tƣợng trƣng cho những gì mát mẻ, trôi chảy, sinh sôi; nhƣng dòng sông trong thơ Nguyễn Quang Thiều có gì nhƣ uất nghẹn, quặn đau do cuộc sống khổ nghèo và do chiến tranh dai dẳng làm cho con ngƣời càng vất vả, gian lao.
Sông Đáy chảy vào đời tôi
Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả Tôi dụi mặt vào lưng áo người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt
Cơn mơ vang tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn
Tỏa mát cơn đau tôi là tóc mẹ bến mòn đứng đợi Một cây ngô cuối vụ khô gầy
Suốt đời buồn trong tiếng lá reo.
Vậy mà ngày trở lại làng Chùa, dòng sông nhƣ quặn đau trong mắt
ngƣời xa xứ, bởi vì em đã sang ngang, những bãi bồi đã khác. Và “Mẹ tôi đã
già như cát bên bờ - Ôi mùi cát khô, mùi tóc mẹ tôi - Tôi quì xuống vốc cát ấp
vào mặt - Tôi khóc - Cát từ mặt tôi chảy xuống dòng dòng” (Sông Đáy).
Bên cạnh biểu tƣợng làng Chùa và dòng sông là biểu tƣợng những cánh đồng. Ba biểu tƣợng này có quan hệ mật thiết với nhau trong trƣờng hiện thực và trƣờng liên tƣởng. Chúng có khả năng vực dậy những ký ức và hình ảnh phái sinh để tạo thành những hình ảnh bổ sung, tô đậm thêm hình ảnh quê
hƣơng làng Chùa yêu dấu của Nguyễn Quang Thiều. Đó là hình ảnh những cánh đồng rau khúc, những cánh đồng lúa bao mùa mƣa nắng, những con đƣờng phù sa, những triền sông ngô cỏ và bao hình ảnh khác hiện về cho rƣng
rƣng nƣớc mắt “Không có gì cho tôi khóc sớm nay ngoài cánh đồng rau khúc
- Sương dâng hơi chõ xôi mùa cuối của bà tôi - Những con chuột đồng ướt át
và run rẩy gọi tôi - Về xứ sở những lùm dứa dại” (Tôi khóc những cánh đồng
rau khúc). Qua đó, hình ảnh cánh đồng quê hiện ra tƣơi xanh mà nhói buốt. Cánh đồng tƣợng trƣng cho sự sinh sôi, cho sự sống tƣơi xanh, nhƣng đồng thời nó cũng tƣợng trƣng cho những vất vả, nhọc nhằn của quê hƣơng qua bao
đời cho đến hôm nay: “Rền vang những cánh đồng, buổi bình minh đất đai -
Tôi thấy mùa loa kèn sinh ra dưới vòm trời bất diệt”. Hình tƣợng những hoa
loa kèn bùng nổ trƣớc bình minh là một khát vọng hồi sinh của cánh đồng sau bao nắng mƣa, giông bão.
Đêm rền vang tiếng thử hơi của những cây kèn
Tôi là nhạc công sót lại cuối cùng bước dần ra phía sáng
Trong nghi lễ của đất đai, của bầu trời, tôi nâng kèn, ngước mắt Tất cả những cánh đồng hoa loa kèn bùng nổ - bình minh.
(Hồi tƣởng tháng Tƣ) Trong cái nhìn yêu thƣơng và lạc quan của Nguyễn Quang Thiều, cánh đồng càng về sau càng lóe lên sự sống vui tƣơi trong hình ảnh những bông hoa mang về cắm vào những chiếc bình gốm đỏ màu sứ quê hƣơng.
Em mang về những bông hoa từ cánh đồng xa lắc Tiếng nước đổ vào bình gốm vang lên nức nở đều đều.
(Hồi tƣởng tháng năm)
Biểu tƣợng cánh đồng còn đƣợc quy chiếu với nguyên lý tính Mẫu nhƣ những tụng ca vẻ đẹp tràn đầy sức sống. Cánh đồng luôn sinh sôi trong tính chất tƣơi non, tinh khôi và trong suốt nhƣ bản chất nội hàm của nguyên lý
tính Mẫu: “Ta là cái cây mọc giữa cánh đồng đầm đìa ánh sáng - Nàng tràn
ngập ta bằng cả những mơ hồ”. Rồi những xôn xao sẽ đánh thức sự sống.
Những xôn xao lùa qua hơi ấm
Vọng về từ cánh đồng rộng lớn mờ sương Tiếng bánh xe trâu lặng lẽ qua đêm
Chất đầy hương cỏ tươi lăn về nơi hừng sáng Như tiếng lúa khô chảy vào trong cót
Như đất ấm trào lên trong lóe sáng lưỡi cày.
(Ban mai)
Cánh đồng bao giờ cũng đƣợc nhìn ngắm với vẻ đẹp mênh mông, bát ngát đến chân trời. Nó nhƣ vẻ đẹp bản nguyên của Đất. Nó là nơi lƣu giữ những ký ức tuổi thơ, là linh hồn của đất đai, châu thổ. Nó là nơi tình yêu đầu đời của những đôi trai gái làng yêu nhau và gắn bó.
Thức dậy từ cơn mơ, cả cúc áo không cài hết Cả tóc không kịp buộc, không kịp cả dặn dò Tôi và em chạy về từ hai miền xa lạ
Qua những cánh đồng cỏ bần bật run lên
Ta chạy qua bao cánh đồng qua những mùa cỏ dại Hạt cỏ tươi dạt vào túi áo ướt của em
Sao em không bứt vội sợi cỏ ghì tóc lại?
(Cánh đồng)
Thơ Nguyễn Quang Thiều là thế giới của hồi tƣởng và đồng hiện, với cách thế, ông mới tìm lại thời gian đã mất của chính mình. Qua sự vực dậy những ký ức ấy, ông mới nhận thức về quê hƣơng một cách bừng ngộ và thiêng liêng, chân thành nhất. Chúng là những biểu tƣợng lâu đời nhất, giống nhƣ những thần thoại, cổ tích - những mẫu gốc làm nên sự sống bền vững và
ngôn của giấc mơ, Bài ca trong đêm cuối cùng của năm cũ, Nhịp điệu châu thổ mới, Tiếng chó và những ngôi sao, Cây ánh sáng, Mười một khúc cảm...
là những thao thức và thƣờng nghiệm sâu sắc, thiêng liêng nhất của ông đối với quê hƣơng mà ở đó là thế giới những con ngƣời, thế giới thiên nhiên, loài
vật gần gũi, cụ thể của Làng Chùa, Dòng Sông và Cánh Đồng: “Và đêm ấy
trong những căn phòng cách xa như sự sống và cái chết - Chúng ta kiệt sức trong chăn chiếu lụi tàn - Nhưng một ngôi sao xa xôi bên ngoài ô cửa - Suốt
đêm không hề tuyệt vọng đợi chúng ta thức dậy”(Bên ngoài ô cửa). Bởi vì:
-Còn một hạt giống là còn cánh đồng
- Còn một giọt nước là còn dòng sông
- Còn một người có đức tin là cả thế gian được cứu rỗi
Từ những biểu tƣợng Làng Chùa, Dòng Sông và Cánh Đồng, thơ Nguyễn Quang Thiều mở ra những biểu tƣợng bền vững khác, đó là biểu tƣợng Đất, Lửa và Ngôi mộ.