6. Cấu trúc luận văn
2.1. HÌNH TƢỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TÁC GIẢ
2.1.1. Cái tôi trữ tình đời tƣ, thế sự
Rimbaud đã tự thú rằng: “Với nhà thơ bài học đầu tiên về con ngƣời chính là sự hiểu biết toàn diện thuần nhất về con ngƣời của chính mình. Anh ta tìm hiểu tâm hồn mình, khám phá, thử thách và ứng dụng. Khi anh ta đã nhận ra rồi, anh ta làm cho hoàn thiện hơn… Nhà thơ phải có tầm nhìn, phải khám phá và biết cách khám phá” [40, tr.16].
Thơ trƣớc hết là ngôi thứ nhất của chính chủ thể sáng tạo. Nói cách khác, thơ là phƣơng tiện để ngƣời nghệ sĩ gửi gắm những ý nghĩ, cảm xúc chủ
quan của mình đối với thế giới và nhân sinh. Khi tâm hồn tràn ngập cảm xúc chân thành, cái tôi đời tƣ trở thành thiên hƣớng giãi bày, tự thể hiện. Bên cạnh sự khát khao đi tìm cái đẹp bản thể của cuộc sống, thiên nhiên, trƣớc hết, nhà thơ soi vào chính thế giới nội tâm của mình. Đi sâu vào khám phá cái tôi đời tƣ của chính nhà thơ, thì cảm xúc và tâm trạng sẽ chân xác hơn với bao buồn vui, khổ đau và hạnh phúc. Thế nên, thơ viết về đời thƣờng dễ bắt gặp những tâm hồn đồng điệu.
Sau năm 1975, thơ Việt trở về hƣớng nội, chú ý nhiều đến đời sống riêng tƣ, nhà thơ có nhu cầu thể hiện mình đến tận cùng bản thể. Cái tôi cá nhân đƣợc khai thác ở mọi sắc thái, mọi cung bậc và quan hệ. “Nhà thơ nhƣ là những kẻ tự đi tìm gƣơng mặt bên trong của chính mình với niềm khao khát nhận biết, khám phá thế giới tâm linh vô thức và đầy bí ẩn bên trong ở mỗi con ngƣời” [6, tr.23]. Các nhà thơ đã công khai tự thể hiện niềm vui, nỗi buồn của chính mình trong thơ. Nguyễn Trọng Tạo, Mai Văn Phấn, Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Thu Bồn… là những nhà thơ tiêu biểu. Với Nguyễn Trọng Tạo, “cơn sóng tình” lúc nào cũng không thôi chao đảo, dậy sóng, khát khao đƣợc
“chia”: “chia cho em một đời tôi - một cay đắng - một niềm vui - một buồn -
tôi còn cái xác không hồn - cái chai không rượu tôi còn vỏ chai” (Chia). Ngay
các nhà thơ nữ, nhu cầu này càng trở nên mãnh liệt. Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Đoàn Thị Lam Luyến… đều nhƣ thế. Lâm Thị Mỹ Dạ muốn đƣợc đi
đến tận cùng nỗi đâu: “Em chết trong nỗi buồn - Chết như từng hạt sương -
Rơi không thành tiếng” (Em chết trong nỗi buồn). Xuân Quỳnh thì “Em trở về
đúng nghĩa trái tim em - Là máu thịt đời thường ai chẳng có - Vẫn ngừng đập
lúc cuộc đời không còn nữa - Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi” (Tự hát).
Còn Đoàn Thị Lam Luyến thì dạt dào, nhƣng bất hạnh, chỉ còn lại nỗi buồn,
buồn đau tan nát - Ta muốn ôm cả đất - Ta muốn ôm cả trời - Mà sao không
yêu trọn -Trái tim một con người?” (Gửi tình yêu).
Với Nguyễn Quang Thiều, ông có ý thức thể hiện mình trong tình yêu với những “kinh nghiệm quan hệ” riêng. Cái tôi trữ tình đời tƣ trong thơ ông thể hiện nhiều trạng thái, cung bậc tình cảm khác nhau. Ban đầu, đó là những
run rẩy, thơ ngây của tuổi học trò, nhiều mộng mơ nhƣng nhút nhát: “Ta giấu
một tình yêu chưa giới tính - Sau nâu nâu vạt áo học trò - Ta khóc vụng một
ngày thưa bóng mẹ - Tiếng gà buồn mổ rỗ mặt hoàng hôn”. Nhƣng rồi, những
gì đến sẽ đến. Không phải ít nhất ngƣời con gái đã thổ lộ cùng ông những ƣu tƣ, khắc khoải đó sao? Và ngƣời con trai đã không chỉ một lần buốt nhức, khi:
“Mười ngón tay em buốt đau mười phía - Như những móng chim hoàng anh -
Quắp vào ta như quắp một cành khô”. Và cuối cùng, một trạng thái xót xa
khác hiện ra trên gƣơng mặt bỏng rát.
Ta khắc khoải hình dung khuôn mặt em mà không sao nhớ nổi Chỉ mang cá thở dồn làm ngực ta tắc nghẹn
Chỉ đuôi cá mềm quẫy tung nước làm bỏng rát mặt ta
(Mƣời một khúc cảm - VII) Nhƣng càng về sau, tình yêu trong thơ Nguyễn Quang Thiều chín chắn hơn, từng trải hơn, bởi ông đã đi qua “ngôi nhà tuổi mƣời bảy” hồn nhiên để mở tâm hồn mình ra đƣờng chân trời rộng lớn với những va đập của cuộc sống và những day dứt của bản thân mình. Vì vậy, tình yêu giờ đây có thêm cung bậc mới, trầm tƣ hơn, gắn với những vui buồn thế sự.
Trước trái đất đang nóng lên từng độ Và trái tim con người cứ lạnh dần đi Thì tôi phải cần em, cần bạn bè cây lá Cần có một quê hương để được trở về mình
Cái tôi trữ tình đời tƣ trong thơ Nguyễn Quang Thiều bao giờ cũng nhân bản, bởi nó luôn đặt mình chan hòa giữa bao cỏ cây, hoa trái. Nhƣ cách để ông nói nhiều hơn về những gì có liên quan đến cuộc sống chứ không chỉ
cá nhân mình: “Tháng Chạp đầy bệnh tật và những đe dọa - đã kết thúc trong
khu vườn sáng nay - Những bạch đơn nở sớm, những trinh nữ, rồi những loa kèn đỏ - vòm lá xào xạc toả ấm, đột ngột bầy chim cất giọng cao vút - Đón chào tôi, cậu bé ốm đau không dùng thuốc kháng sinh - trong mê sảng những trinh nữ hôn lên trán - những bạch đơn dịu mát phủ kín ngực - và con đường
mới dẫn tôi qua tất cả những hàng rào”(Đổi mùa). Nhà thơ nghĩ nhiều về thế
giới chung quanh trong liên hệ với bản thân và những ngƣời thân một cách
thâm trầm và có gì nhƣ xót nghẹn: “Sớm nay ốm dậy, tóc tôi màu diệp lục -
miệng đầy tiếng thì thầm bầy chim ngày đầu xuân - Người đàn bà đẹp và
nhân từ như Đức Mẹ - Nàng đã khóc đã ôm tôi đã nhìn tôi tới sáng”. Ngay cả
niềm hạnh phúc cũng không bình thƣờng để đƣợc tận hƣởng hƣơng vị của
những gì thiêng liêng nhất: “Nàng choàng lên tôi những thì thầm: anh không
thể biến mất - Hai bàn tay nàng, hai chùm lá ấm che chở - Lúc ấy khu vườn đang ấm dần lên, đang sáng dần lên - Và tôi thấy chưa bao giờ tôi có - một
tình yêu trần tục với nàng” (Đổi mùa).
Cái tôi trữ tình đời tƣ trong thơ Nguyễn Quang Thiều luôn gắn với thiên nhiên và những vui buồn, ân nghĩa quanh đời. Hình nhƣ không nhƣ thế thì tình cảm của ông mất điểm tựa tinh thần chăng? Chính thiên nhiên đã cộng cảm trong cảm nhận của con ngƣời để họ đƣợc hạnh phúc trong im lặng và
tỏa rạng niềm vui: “Em nằm xuống và cánh đồng mênh mông - Chúng ta hiện
ra dưới bầu trời không có gì che chắn - Những con chim ăn thịt lượn từng vòng phía trên - Chúng ta nằm bên nhau, hai dải đồi im lặng - Mặt em toả rạng một ban mai hồ nước - thân thể em được mặt trời chiếu sáng và đốt nóng - môi em thì thầm làm hoa cỏ sinh nở - cặp đùi em trải như sông đến tận
chân trời - Và chúng ta cùng hát, đôi môi bất tử”. Tình yêu, vì vậy trở thành những giao cảm chan hòa và có cả những hệ lụy, thì cuối cùng, nó cũng đƣợc
phục sinh trong khát vọng của chủ thể hiện sinh: “Bởi thế tình yêu trở nên vĩ
đại và thách đố - trong cả những nơi tăm tối chúng ta phải sống - trong cả những giấc ngủ trên chiếc giường chật hẹp - cơn mơ chúng ta không được
phép đầu hàng” (Bản tuyên ngôn của cơn mơ).
Cái tôi trữ tình trong thơ giai đoạn sau năm 1975 nói chung và trong thơ Nguyễn Quang Thiều nói riêng là tiếng nói cá nhân mang tinh thần hiện đại, tách biệt với cái tôi cá nhân các giai đoạn trƣớc đó, đặc biệt là khác với cái tôi trong Thơ mới 1930-1945. Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều giờ đây là cái tôi đa phân, nhiều dáng vẻ, sắc thái, nó luôn vận động và biến đổi trong từng trục không gian, thời gian cụ thể. Ông luôn có cái nhìn
ngoái lại để biết mình trong hiện tai: “Những u mê trôi kín cả chiều vàng - Ta
khao khát nhìn thấy ta trong vệt sáng cuối ngày hắt qua khe cửa - Có lẽ nào
đó là đường nhân loại - Đó là niềm tin sót lại trên đời” (Mƣời một khúc cảm
- IX). Nguyễn Quang Thiều luôn tìm về bản thể. Ở đó, ông đƣợc thao thức, âu lo khi tâm linh bừng thức và ông có dịp trở về những khoảng lặng của mình trong quan hệ với ngƣời khác và cuộc đời. Có lúc ông rơi vào trạng thái cô đơn, nếu không muốn nói cô đơn là phần sâu đậm nhất trong hồn thơ Nguyễn
Quang Thiều: “Tôi và em chạy qua bao mùa tốt tươi, bao mùa khô héo - Mùa
cỏ ngọt ngào, mùa ngũ cốc đắng cay - Tóc ta không kịp buộc, cúc áo không
cài hết - Sông đang đợi ta về bằng nhịp nước đổi thay”. Cứ thế, nhà thơ vực
dậy những ký ức buồn.
Ta chạy qua bao cánh đồng, qua những mùa cỏ dại Hạt cỏ tươi dạt vào túi áo ướt của em
Sao em không bứt vội sợi cỏ ghì tóc lại Tóc em gào lên phần phật ngang đồng
Những con bống sông mỗi lúc quẫy một mạnh Tiếng chìa khóa mở cửa gấp gáp vang lên Thế giới nước mở ra cánh cửa mềm và nặng Sao ta quỳ hai phía bờ, xin lỗi những vầng mây
(Dòng sông)
Cô đơn đã khiến cho cái tôi thi sĩ luôn luôn ở trong trạng thái buồn. Chúng song hành cùng ƣớc mơ hạnh phúc, tạo nên độ sâu lắng, trữ tình trong
thơ ông: “Tất cả không an ủi nổi tôi, cả ngợi ca, cả nguyền rửa - Chỉ cơn mưa
lộng lẫy về, những mái chèo đang tháo bột - Chiếc ghế tựa mùa hạ đã bạc sơn, đã mòn lưng tựa - Căn phòng thu nhiều cửa sổ, hoa lý thầm hát với song thưa - Em mở cửa... chỉ còn trăng xòe bàn tay run rẩy - Em viết cho tôi, từ xa xăm, thư từng ấy chữ - Đó là bản khai sinh lần thứ 2, cũng là lần cuối cuộc đời - Em đã khóc và em đã ký” (Bản khai sinh lần thứ 2). Nhiều khi, với
Nguyễn Quang Thiều, đó là cõi trống không: “Ký ức chạy dọc con đường lạc
mẹ - Có lưng tròng đâu đó đẫm nhìn tôi” (Cánh đồng).
Trong cuộc sống bon chen, náo nhiệt của thời hiện đại, nỗi sầu xứ, lƣu lạc càng làm Nguyễn Quang thiều thấm thía sự đơn độc hơn bao giờ hết:
Đêm gần sáng là tôi chưa qua khờ dại
Kỷ niệm còn tươi nguyên roi rói phượng trưa hè Nửa nỗi buồn đi, nửa niềm vui mới đến
Biển xanh suốt xa khơi lại đổ trắng lên ghềnh Em ơi em, sao ta nỡ xa nhau
Để gần sáng ta nằm nghe gió thổi Ta gọi tên nhau như bàn tay bấu víu
(Đêm gần sáng)
Không phải trong thơ Nguyễn Quang Thiều lúc nào cũng buồn, nhƣng có lẽ, do ông muốn chống lại hiện hữu trần thế phức tạp. Thực ra, cuộc sống
bên ngoài vẫn náo nức thanh âm của hạnh phúc, niềm vui. Nhƣng rồi, ông vẫn
trở lại với tự khúc ban đầu: “Như cơn sốt và như ngày khỏi sốt - Như em bỏ
tôi đi, như em khóc tìm về - Con tằm sống hai cuộc đời: sâu - bướm - Trái ớt
hồng cay đắng giấu vào trong - Tôi vẫn thế con người trên mặt đất - Tách cà
phê, mái tóc rối bù - Khi tôi hát tưởng chừng như máu chảy - Qua kẽ môi
mình nóng mặn tình yêu” (Đêm gần sáng). Có điều, nỗi buồn ấy không hề bi
luỵ, mang sắc thái tiêu cực hay phủ nhận cuộc sống mà nó nhƣ một khát vọng, luôn ánh lên niềm tin, niềm hy vọng. Có thể nói, Nguyễn Quang Thiều
đã mang vào thơ rất nhiều sắc thái buồn. Có khi là nỗi buồn ngơ ngác (Tôi
khóc em của tôi mười mấy năm vẫn còn ngơ ngác – Trước câu hỏi vì sao tôi
ra đi ngày rau khúc chưa tàn); có khi là nỗi buồn của tƣơng lai vẫy gọi (Tôi
mang nỗi buồn tương lai gọi gào sau cửa - Chỉ còn trăng, trăng thôi... em
khóc bên thềm); có lúc, nỗi buồn không gọi thành tên (Qua cổ họng của buồn
đau - Qua cổ họng của cô đơn - Qua cổ họng của thẳm lặng cất giấu)...
Bản thể của nỗi buồn nhiều khi là âm bản của niềm vui. Khi ấy, nỗi buồn có khả năng thanh lọc tâm hồn con ngƣời. Bởi vì nỗi buồn đã qua nhận thức và điều quan trọng là con ngƣời đã dám vƣợt qua để tiếp tục sống có ích. Tính trữ tình thế sự trong thơ Nguyễn Quang Thiều vì vậy, có giá trị thức tỉnh hành vi đạo đức của con ngƣời, hơn là chấp nhận nó để buông xuôi, tuyệt
vọng: “Trong mưa đêm và mây đen tôi nhìn thấy ngôi sao. Bền bỉ sáng, ngôi
sao từ thuở tôi sinh ra cho tới đêm này. Không gần hơn không xa hơn, ngôi sao, và không bao giờ tắt. Sáng bền bỉ trong mây mù như con mắt không
chớp, nhìn tôi”. Khi ấy, một giấc mơ xanh tƣơi ở chân trời đại dƣơng đã tắt lại
hiện về.
Đêm nay trong thị xã lẻ loi, đơn điệu, nước đang lặng lẽ dâng lên. Và lặng lẽ ánh sáng ngôi sao ngập tràn trong tôi. Và tôi lại mơ bến
bờ xanh tươi của đại dương đã chết.
(Nhân chứng của một cái chết - Khúc mƣời bốn)
Trong quá trình sáng tạo thơ, nhà thơ thƣờng đối diện với cô đơn. Hình nhƣ nó là sự thăng hoa của cảm xúc và là gia tài chung của mọi thi sĩ. Có ngƣời chìm đắm trong nó nhƣ tâm lý sáng tạo; có ngƣời vƣợt thoát nỗi cô đơn bằng sáng tạo nghệ thuật. Bởi lẽ, khi sáng tạo chính là lúc nhà thơ đang cố gắng tìm cách hóa giải nỗi cô đơn. Viết chính là hành động để giải toả. Với Nguyễn Quang Thiều, cô đơn là để đi tìm mình, để khám phá tâm hồn mình nhƣng cũng chính là để sáng tạo. Với Nguyễn Trọng Tạo, ông muốn nài nỗi
buồn ở lại cùng mình: “Buồn ơi Buồn có thương tôi - đừng làm tôi phải mồ
côi Nỗi Buồn!...” (Sonnet Buồn). Với Nguyễn Quang Thiều thì lại khác. Ông
hy vọng và tìm cách lý giải chúng bằng những quan hệ khách quan để truy tìm tận ngọn nguồn nguyên nhân. Từ đó, có thái độ và tình cảm nhân bản hơn
để tiếp tục mơ mộng. Còn chấp nhận nỗi buồn là còn ham sống. Và nhƣ vậy,
cái tôi trữ tình đời tƣ và thế sự trong thơ Nguyễn Quang Thiều có ý nghĩa tích
cực và có ích là thế: “Những đêm nay bầy chim phải ra đi. Mưa đè nặng đôi
cánh chúng như trái núi. Tôi ngước nhìn bầy chim và nghe vang lên ký ức những mùa đông năm trước. Bầy chim ra đi, mùa di cư cánh vỗ ấm bầu trời. Có phải sự ra đi lần này là di cư từ sự sống đến cái chết. Hay là cuộc di cư từ
mặt đất lên trời” (Nhân chứng của một cái chết - Khúc mƣời tám). Con ngƣời
cần hƣớng về niềm vui để tiếp tục tồn tại. Và ở đây, ta bắt gặp một Nguyễn Quang Thiều khác:
Bầy chim bay từng vòng, từng vòng trên bầu trời thị xã. Chúng bay như tìm nơi hạ cánh, bay như một nghi lễ của từ biệt.
Tôi nhìn lên và gặp một ngôi sao xưa. Vẫn như thuở tôi sinh ra lặng lẽ sáng, nhưng giờ tôi thấy gần gũi hơn và tôi thấu hiểu.
Giờ tôi nghe tiếng đập cánh bầy chim mỗi lúc một nhẹ hơn. Chúng ra đi như các nàng tiên nữ. Tiếng chúng lúc này vang lên như tiếng tiêu, tiếng sáo. Và tôi thấy một đám rước vừa tấu nhạc vừa đi khỏi thị xã. Tiếng nhạc xa dần, xa dần rồi biến mất. Chỉ còn sự im lặng của nước trùm lên khắp thị xã này.
(Nhân chứng của một cái chết - Khúc mƣời tám)
Mỗi tập thơ của Nguyễn Quang Thiều đều để lại dấu ấn cá nhân thi sĩ